Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là quẻ số 63 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa gì và các ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là gì?

Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là quẻ Đại Cát trong Kinh Dịch
Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là quẻ Đại Cát trong Kinh Dịch

Thủy Hỏa Ký Tế (đồ hình |:|:|:). Hình quẻ Thủy Hoả Ký Tế

Quẻ này còn gọi là Ký Tế (既濟 jĩ jĩ), là quẻ thứ 63 của Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☲ (|:| 離 lĩ) Ly hay Hỏa (火).
  • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kản) Khảm hay Nước (水).

Giải nghĩa: Hợp dã. Hiện hợp. Gặp nhau, cùng nhau, đã xong, việc xong, hiện thực, ích lợi nhỏ. Hanh tiểu giả chi tượng: việc nhỏ thì thành.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thủy Hỏa Ký Tế

2.1. Thoán Từ

Ký tế hanh, tiểu, lợi trinh, sơ kiết, chung loạn.

既 濟 亨 小 利 貞 初 吉 終 亂。

2.2. Thoán Truyện

Ký tế hanh, tiểu, tiểu giả hanh dã.

Lợi trinh, cương nhu, chánh vị đáng dã.

Sơ kiết, nhu đắc trung dã.

Chung chỉ, tắc loạn, kỳ đạo cùng dã.

既 濟 亨,小,小 者 亨 也。

利 貞,剛 柔,正 而 位 當 也。

初 吉,柔 得 中 也。

終 止 則 亂,其 道 窮 也。

“Ký tế hanh, tiểu; tiểu giả hanh dã”.

Đây, lấy thể Quẻ mà giải thích lời của quẻ. Câu này có nghĩa: Ở thời Ký Tế, thì việc lớn, dĩ nhiên là hanh rồi, còn phải lo sao cho các việc nhỏ cùng được hanh.

“Lợi trinh, cương nhu chánh, nhi vị đáng dã”.

Quẻ này, như ta đã thấy các hào Âm hào Dương đều đắc vị cả: Dương thì được “dương cư dương vị”; còn âm thì đều được “âm cư âm vị” cả! Nên mới nói “Cương Nhu chánh, nhi vị đáng dã 剛 柔 正 而 位 當 也。” “Sơ kiết, nhu đắc Trung dã.”

“Chung, chỉ tắc loạn, kỳ đạo cùng dã”.

Lời của quẻ Ký Tế, chỉ nói hai chữ “chung loạn” là lẽ thường, vì Ký Tế đến cực độ thì biến thành “Vị Tế”, vậy tại sao còn thêm chữ “Chỉ” (dừng lại)? Là ý nghĩa gì: Thông thường, nhân tình hễ đến lúc hanh thông, hay sinh ra lòng “Kiêu doanh” (“Kiêu doanh” là sự được sống đầy đủ quá, hay sinh ra kiêu thái) mà không lo tiến thêm. Việc đời, nếu không tiến, thì thối chứ không bao giờ có sự dừng lại (chỉ). Trong khi chung quanh ta, người ta tiến lên mãi, mà mình dừng lại, tức là mình thối hóa rồi!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3. Đại Tượng

Thủy tại Hỏa thượng: Ký tế.

水 在 火 上,既 濟。

Quân tử dĩ tư hoạn nhi dự phòng chi.

君 子 以 思 患 而 預 防 之。

Nước ở trên Lửa, là Ký tế. Người quân tử noi theo đó, nghĩ đến họa hoạn mà phòng ngừa trước! Lúc con người đang hưởng hạnh phúc, cho đó là phúc và sẽ được như vậy mãi mãi… mà không bao giờ nghĩ rằng “Phúc hề, họa chi sở phục; Họa hề phúc chi sở ỷ”!

Trong quyển “Tinh hoa Đạo học Đông phương” chúng tôi cũng đã lưu ý kỹ điều này: “Việc trong thiên hạ, mầm họa đâu phải sinh ra trong lúc loạn ly, mà thường dễ sinh ra trong những lúc thái bình thạnh trị. Họa đâu phải sinh ra trong cơn hoạn nạn, mà thường dễ sinh ra trong những lúc đang hưởng hạnh phúc tuyệt vời!”.

Nước, đựng trong một cái ấm, để trên ngọn lửa (tượng quẻ Ký Tế) thì sinh ra hơi nước bốc lên thành một khí lực mạnh. Nhưng, nung lửa để nấu nước, phải cẩn thận, nếu để nước sôi tràn ra, thì lửa sẽ tắt, khí lực sẽ mất đi! Bằng để lửa nhiều quá, hơi nước sẽ bay đi hết. Đây là sự đụng chạm giữa 2 yếu tố địch thù: hỏa khắc thủy, mà thủy cũng khắc hỏa!

Ngay trong một việc hết sức thông thường xảy ra hằng ngày: có ngày nào mà ta không nấu nước! Vậy mà có ai chịu lưu ý đến bài học thâm sâu của nó, là nếu muốn có được nước sôi mà dùng, phải biết lúc nào “đủ” để “dừng” lại, tức là biết “tri túc, tri chỉ”! Việc đời cũng một thế ấy.

2.4. Tiểu Tượng

2.4.1. Hào Sơ Cửu

Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cựu.

初 九:曳 其 輪,濡 其 尾,無 咎。

Hào Sơ, là hào dương cương đắc chính, thuộc thể Ly (nội Ly) nên lòng quá hăng say trên con đường “tiến” (thời Ký Tế là phải tiến, vì là thời Tiến). Nhưng cần phải biết tự chế, tự chủ vì là lúc ban đầu, chớ quá say mê mà liều lĩnh, nên hào từ có lời răn đe: nên từ từ mà đi, như kéo cái xe cho nó lăn từ từ, kéo lết nó, đừng kéo chạy mau mà hỏng việc (“Duệ kỳ luân 曳 其 輪”).

Ví như con cáo toan lội qua sông, hay để đuôi nhúng xuống nước… (bởi con cáo mà lội mau, bao giờ cũng để cái đuôi ngoắt lên trên).

Cái “đuôi con cáo” là tượng hào Sơ Cửu đứng sau chót quẻ, như cái đuôi con cáo vậy. (Đầu quẻ, là hào Lục; đuôi quẻ, là hào Sơ). Bởi con cáo lội mà để cái đuôi nó nhúng xuống nước, là nó khôn ngoan, lo lội chầm chậm, vì vậy, không có lỗi (vô cựu 無 咎 (nhu kỳ vĩ, vô cựu 濡 其 尾,無 咎).

2.4.1. Hào Lục Nhị

Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhựt đắc.

六 二:婦 喪 其 茀,勿 逐,七 日 得。

Tượng viết:

Thất nhựt đắc, dĩ trung đạo dã.

象 曰:七 日 得,以 中 道 也。

Hào Lục Nhị có đức Âm nhu đắc trung đắc chánh (âm cư âm vị), nên vừa có Tài, vừa có Đức, lại còn được chính ứng với hào Cửu Ngũ dương cương đắc trung đắc chính nữa lẽ ra thì phải “đạt kỳ sở ý, đắc kỳ sở nguyện” mới phải nhưng vì Ngũ lại hơi quá cương (cương cư cương vị) tự thấy tự mãn mà chưa làm được cái việc “Khuất kỷ há hiền” để đi liền đến Nhị cầu ra giúp đỡ.

Cho nên, Nhị giống trường hợp người đàn bà đã làm mất cái “phất” nên chưa ra đi được… nên có lời khuyên đừng vội chạy theo Ngũ làm gì (vật trục 勿 逐) và chịu khó chờ cỡ chừng 7 ngày sẽ được như ý nguyện, vì Ngũ bao giờ chịu bỏ qua một bậc nhân tài như Lục Nhị! (Nếu Nhị mà cương, thì Nhị nên ra đi; trái lại, Nhị là nhu, thì hãy nên chờ đợi).

Tại sao lại nói: Bảy (7) ngày (thất nhựt)? Là vì, theo Dịch lý, con số Bảy (7) là con số của sự xung động; có động mới có biến, có biến mới có thông. (Chữ “đắc” ở đây, đối nghịch với chữ “táng”).

2.4.3. Hào Cửu Tam

Cao Tông phạt Quỉ Phương tam niên, khắc chi, tiểu nhơn, vật dụng.

九 三:高 宗 伐 鬼 方 三 年,克 之,小 人 勿 用。

Tượng viết:

Tam niên khắc chi, bại dã.

象 曰:三 年 克 之,憊 也。

Hào Cửu Tam, dương cương, lại được “dương cư dương vị” nên là người quá Cương (bởi thuộc về hào thượng nội Ly (lửa quá cao) nên tánh quá nóng nảy, dụng Cương có hơi quá mạnh nên hào từ có lời răn đe: đâu phải dùng cương, lại quá cương là điều có thể xem thường!

Như trường hợp Vũ Đinh (tức là Cao Tông hoàng đế) một nước lớn mà đi đánh một nước nhỏ, phải đến ba năm mới dẹp xong, thật là “mệt”! “Bại 憊 , là mệt”, mệt lắm chứ phải chơi!

“Vật dụng tiểu nhơn”, là bảo đừng làm cái việc “hành quân” vì hành quân là phải dùng đến bọn “tiểu nhơn” tức là quân nhơn.

XEM THÊM:Quẻ 62 – Lôi Sơn Tiểu Quá

2.4.4. Hào Lục Tứ

Nhu, hữu y như, chung nhựt giới.

六 四:繻 有 衣 袽,終 日 戒。

Tượng viết:

Chung nhựt giới, hữu sở nghi dã.

象 曰:終 日 戒,有 所 疑 也。

Hào Lục Tứ đã vượt đến Thượng quái (ngoại Khảm). Khảm, là hiểm nguy, là thời bọn đạo tặc có hơi dao động, việc phòng bị lại càng nên thận trọng.

Lục Tứ, là âm nhu đắc chánh, hạng người rất tế tâm lo nghĩ và dự phòng lo xa, như người đi thuyền đã lo trước khi cho thuyền ra khơi, e thuyền bị lủng và đã đem theo đủ đồ vật để trám chiếc thuyền khi bị lủng! Ở thời Ký Tế, mà lại đã biết lo xa và phòng xa như thế, chắc sẽ không có gì đáng ngại! Nên mới nói: “hữu sở nghi dã, an dã 有 所 疑 也”.

2.4.5. Hào Cửu Ngũ

Đông lân sát ngưu, bất như Tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phúc.

九 五:東 鄰 殺 牛,安 也 不 如 西 鄰 之 禴 祭,實 受 其 福。

Cửu Ngũ và Lục Nhị, tuy cả hai đều được đắc trung đắc chính, nhưng Nhị ở nội quái ở vào thời đầu Ký Tế, giống như mặt Trời vừa mọc lên buổi sáng đầy sinh khí, mặt Trăng vừa lúc thượng huyền, nên con đường tiến đang sức! Ngũ, ở vào đoạn sau Ký Tế sắp sửa như mặt Trời sắp xế bóng, mặt Trăng đã quá rằm, nên tiến cầm chừng chứ không tiến mau được nữa. Ký Tế sắp qua Vị Tế. Đây bàn về chữ THỜI.

Bởi “thời” khác nhau, mà Nhị và Ngũ dù cùng một đức “Trung” như nhau, mà phần hưởng thụ lộc Trời của Ngũ thua xa Nhị.

2.4.6. Hào Thượng Lục

Nhu kỳ thủ, lệ.

上 六:濡 其 首,厲。

Thượng Lục, là hào chót vót ở đỉnh cao nhất quẻ Ký Tế. Ở vào nơi cực độ, lại còn ở trên hết hào của quẻ ngoại Khảm (là nguy), đó là hiểm chí cực!

Bản thân là Âm nhu (mà lại cực Nhu) còn địa vị lại rất hiểm nguy, qua sông như kẻ bị ngập cả đầu, không còn ló lên được nữa. Chính là kẻ chết chìm trong bể hoạn rồi! Ký Tế đến cực độ, làm sao còn có thể kéo dài? (hà khả cửu dã 何 可 久 也).

2.4.7. Tóm lại

Ba hào ở Thượng quái của quẻ Ký Tế, là thuộc về quẻ Khảm (thượng Khảm), hào từ lần lần càng xấu hơn ở hạ quái (hạ Ly).

Như Lục Tứ, thì răn: “chung nhật giới” mà chẳng thấy kiết, hanh.

Cửu Ngũ, thì “sát ngưu” mà không được thụ phúc bằng Lục Nhị.

Thượng Lục, thì “Nhu kỳ thủ” bị chết chìm, so với “Nhu kỳ vĩ” của hào Sơ…

Cho hay, Họa Phúc, Thịnh Suy… thường lại là việc “bù trừ”: Phúc to, thì họa cũng to. Theo lệ của Dịch, quý nhất là “đắc Trung”, còn nguy nhất là “quá Trung”.

3. Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế là quẻ HUNG hay CÁT?

“Ký tế” có nghĩa là “việc đã thành”, vì vậy nó có hình tượng “Kim bảng đề danh” (tên ghi bảng vàng). “Kim bảng”: bảng vàng (dùng ghi danh sách những người thi đỗ), “Đề danh”: ghi tên. “Kim bảng đề danh” là chuyện một người lên kinh đi thi tam trường. Sau khi về nhà chờ đợi kết quả, bỗng một hôm có người đến báo đỗ, trên bảng vàng có ghi tên mình, anh ta vô cùng đắc ý. Người gieo được quẻ này có điềm “Cát khánh như ý”.

Như vậy Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế có điềm “Cát khánh như ý” là quẻ đại cát trong kinh dịch. Quẻ Ký Tế chỉ thời vận bình yên, ổn định, mọi việc đang thuận buồn xuôi gió, cơ hội thành đạt có nhiều. Nhưng về sau trở nên khó khăn, không thuận, bất lợi. Tài vận trước khá sau sa sút. Hôn nhân trước mắt thuận lợi, sau không hoà hợp.

4. Ứng dụng của quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong đời sống hàng ngày

Những ứng dụng của quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong đời sống hàng ngày
Những ứng dụng của quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Có thể đạt được nhưng đừng bất cẩn.
  • Hôn nhân: Thành công suôn sẻ. Cuộc hôn nhân xứng đôi.
  • Tình yêu-. Có thể thành công nhưng sẽ xảy ra thay đổi nếu trì hoãn quá lâu. Tốt nhất hãy đám cưới sớm.
  • Gia đạo: Sinh trong gia đình phú hào. May mắn khi còn trẻ, nhưng gia cảnh sẽ sa sút về sau.
  • Con cái: May mắn và hạnh phúc lúc đầu nhưng về sau sự bất hòa có thể xuất hiện giữa cha mẹ và con cái. Do đó tốt nhất cho cha mẹ và con cái là không nên sống chung với nhau. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Có thể thành công.
  • Kinh doanh: Lợi nhuận là khả thi, nhưng việc tìm cách để có được lợi nhuận quá độ sẽ dẫn đến thất bại.
  • Thị trường chứng khoản: Giá đang tăng. Nhưng cẩn thận, bởi giá sẽ giảm sau một vài ngày.
  • Tuổi thọ: Trước giờ thì khỏe mạnh và tráng kiện, nhưng sau khi lớn tuổi thì các rắc rối về sức khỏe có thể nảy sinh. Do đó phải cẩn thận chăm sóc cơ thể.
  • Bệnh tật: Có thể bình phục, nhưng phải coi chừng bị tái phát. Các bệnh về tim, các bệnh ở vùng bụng và những bệnh của người già.
  • Chờ người: Sẽ đến.
  • Tìm người: Sẽ sớm tự động trở về hoặc sẽ biết được những nơi thường lui tới của người đó. Nhưng người này có thể lại bỏ đi lần nữa.
  • Vật bị mất: Không thể tìm được.
  • Du lịch: An toàn và tốt đẹp, nhưng phải cẩn thận trên đường.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Lúc đầu, sẽ có vẻ như có thể thu được lợi ích hay lợi thế, nhưng rồi sẽ thay đổi thành tệ hại về sau, dẫn đến bất lợi. Tốt nhất hãy ngừng lại.
  • Việc làm: Có thể thành công.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Tốt nhất đừng tiến hành. Hãy suy nghĩ lại.
  • Thời tiết’. Thời tiết không ổn định.
  • Thế vận: mọi việc thuận lợi. Nếu sau đó có xu hướng sa sút thì nên dừng lại.
  • Hy vọng: nếu ước vọng nhỏ sẽ thành hiện thực.
  • Tài lộc: tạm đủ.
  • Sự nghiệp: hiện tại tốt, sau đó có thể suy vi.
  • Nhậm chức: khó xong.
  • Nghề nghiệp: nếu chuyển nghề, lúc đầu bình thường sau đó tốt.
  • Tình yêu: sau một thời gian gắn bó lại chia tay.
  • Hôn nhân: bình thường.
  • Đợi người: chưa đến.
  • Đi xa: nên thay đổi thời gian đi.
  • Pháp lý: tốt nhất là hòa giải.
  • Sự việc: có thể giải quyết xong.
  • Bệnh tật: chậm thuyên giảm.
  • Thi cử: bình thường.
  • Xem mất của: khó tìm.
  • Xem người ra đi: người ra đi chưa biết ở đâu.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Thủy Hỏa Ký Tế trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: