Giống như Dụng thần, Hỷ thần cũng được coi là “liều thuốc” có tác dụng bổ cứu giúp ngũ hành chân mệnh đạt được sự hài hòa. Vậy Hỷ thần trong Tứ trụ là gì? Cách tìm như thế nào? Hãy cùng thanglongdaoquan.vn tìm hiểu chi tiết ngay bài viết sau. 

1. Khái niệm Hỷ thần là gì?

Mọi sự vật sự việc trong vũ trụ nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải đạt được trạng thái cân bằng. Con người cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, các học giả mệnh lý cho biết, mỗi người từ khi sinh ra đã không ở trạng thái cân bằng.

Bởi lẽ trong Bát tự Tứ trụ (giờ, ngày, tháng, năm sinh) của mỗi người đều có một cặp Thiên can và Địa chi riêng. Mà từng cặp Can Chi ở 4 trụ này lại mang âm dương, ngũ hành một cách ngẫu nhiên. Các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thuộc Can Chi đó lại có sự cường nhược, vượng suy khác nhau. Cho nên khi tương tác sẽ gây mất cân bằng chân mệnh, từ đó sinh ra hai trường hợp là thân vượng hoặc thân nhược.

Giống như Dụng thần, Hỷ thần cũng là một lựa chọn tối ưu khi muốn ổn định mệnh bàn, khiến chân mệnh của một ai đó trở về trạng thái hài hòa.

Như vậy, Hỷ thần có thể hiểu đơn giản là một ngũ hành bất kỳ có tác dụng làm giảm đi thân vượng hay làm tăng lên thân nhược khiến chân mệnh đạt được trạng thái cân bằng, giúp gia chủ tâm an vững trí.

Ví dụ: một người sinh vào lúc 10 giờ 00 phút ngày 10/10/1999 (ngày sinh dương lịch) sẽ có Bát tự là: Kỷ Mão – Giáp Tuất – Ất Mùi – Tân Tỵ. Trong đó:

  • Trụ năm là Kỷ Mão: thiên can Kỷ thuộc Thổ, địa chi Mão thuộc Mộc.
  • Trụ tháng là Giáp Tuất: thiên can Giáp thuộc Mộc, địa chi Tuất thuộc Thổ.
  • Trụ ngày là Ất Mùi: thiên can Ất thuộc Mộc, địa chi Mùi thuộc Thổ.
  • Trụ giờ là Tân Tỵ: thiên can Tân thuộc Kim, địa chi Tỵ thuộc Hỏa.

Xét các mối tương tác sự, xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa của các hành ở 4 trụ này thì có thể thấy người này thuộc thân nhược Mộc. Nếu muốn cân bằng chân mệnh cần Dụng thần Mộc hoặc có thể dùng Hỷ thần Thủy. 

Hỷ thần là gì trong Tứ Trụ
Hỷ thần là gì trong Tứ Trụ

2. Ý nghĩa Hỷ thần trong Tứ trụ

Hỷ thần trong Tứ trụ (Bát tự) giữ vai trò không lớn, thường đứng sau Dụng thần. Tuy nhiên, nó cũng có lợi cho việc cân bằng ngũ hành chân mệnh, đồng thời tương trợ cho Dụng thần mà không lo gây ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh ra Kỵ thần.

Chẳng hạn, một người thân vượng Hỏa và các hành chiếm tỷ lệ theo chiều sau: Hỏa > Mộc > Thủy, Thổ > Kim. Nếu muốn cân bằng ngũ hành chân mệnh này thì cách tốt nhất là dùng Dụng thần Thủy.

Tuy nhiên, trong trường hợp không dùng Thủy thì bạn có thể sử dụng Hỷ thần Thổ. Bởi Thổ sinh Kim sẽ tăng hành Kim lên. Đồng thời, Hỏa sinh Thổ, và Mộc khắc Thổ sẽ khiến 2 hành Hỏa và Mộc giảm bớt thân đỡ vượng.

3. Hỷ thần dùng trong trường hợp nào?

Theo các chuyên gia mệnh lý, Hỷ thần được sử dụng chủ yếu trong trường hợp không dùng Dụng thần để cân bằng chân mệnh. Mặt khác, khi bạn nắm rõ Hỷ thần mình cần thì có thể lựa chọn vật phẩm phong thủy thích hợp, tránh dùng sai đồ dẫn tới gây tác dụng ngược cho chính mình.

Được biết, Hỷ thần được bổ sung vào mệnh bàn bằng nhiều phương pháp khác nhau, song có 3 cách được áp dụng phổ biến như sau:

  • Đặt tên/ biệt danh theo Hỷ thần:

Tức là chọn một cái tên mang ngũ hành giống Hỷ thần. Ví dụ, bạn cần Hỷ thần Hỏa nên cần tên nào thuộc hành Hỏa, đó có thể là Kiều Chinh, Xuyến Chi, Huyền Chi,…

Nếu muốn tìm tên theo Hỷ thần Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cụ thể thì bạn có thể tham khảo công cụ Đặt tên cải vận bổ khuyết miễn phí của Thăng Long Đạo Quán.

  • Chọn địa điểm theo phương vị theo Hỷ thần:

Nghĩa là bạn cần tìm địa điểm sinh sống hay làm việc thuộc phương vị chứa ngũ hành giống Hỷ thần. Cụ thể:

    • Bát tự cần Hỷ thần Kim nên về hướng Tây.
    • Bát tự cần Hỷ thần Mộc nên về hướng Đông.
    • Bát tự cần Hỷ thần Thủy nên về hướng Bắc.
    • Bát tự cần Hỷ thần Hỏa nên về hướng Nam.
    • Bát tự cần Hỷ thần Thổ nên chọn quê hương để lập nghiệp.
  • Dùng vật phẩm phong thủy theo Hỷ thần:

Tức là bạn cần chọn cây, đá, trang sức (vòng tay, vòng cổ, lắc, vòng chân, nhẫn, hoa tai,…) hay sim điện thoại, biển số xe, số tài khoản mang mệnh ngũ hành giống Hỷ thần.

Ví dụ, bạn cần Hỷ thần Mộc thì có chọn vòng tay làm từ đá thạch anh trắng hay ưu linh trắng,… vì đây là loại đá mang mệnh Mộc.

Khi nào nên sử dụng Hỷ Thần
Khi nào nên sử dụng Hỷ Thần

4. Cách tìm Hỷ thần trong Tứ trụ 

Cách tìm Hỷ thần trong Tứ trụ sẽ giống như tìm Dụng thần, bạn có thể làm theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Xác định mệnh chủ thân vượng hay nhược ngũ hành nào.

Xét các mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành ở 8 Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Sau đó, dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành là ta có thể xác định người đó thuộc thân vượng hay nhược hành gì.

Tuy nhiên, để thực hiện bước này cần phải là người am hiểu chuyên sâu kiến thức Bát tự (Tứ trụ). Song bạn cũng có thể rút ngắn thời gian bằng cách sử dụng công cụ  Lập lá số Bát tự (Tứ trụ) miễn phí của Thăng Long Đạo Quán.

  • Bước 2: Dựa trên thân vượng hay nhược để xác định Hỷ thần. Cụ thể như sau:
KimMộcThủyHỏaThổ
Thân vượngHỷ thần ThủyHỷ thần HỏaHỷ thần MộcHỷ thần ThổHỷ thần Kim
Thân nhượcHỷ thần Thổ Hỷ thần ThủyHỷ thần KimHỷ thần MộcHỷ thần Hỏa

>>> Xem thêm:Dụng thần là gì? Cách tìm Dụng thần để cải vận bổ khuyết

Hy vọng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người hiểu Hỷ thần là gì và ý nghĩa của Hỷ thần trong Tứ trụ. Để theo dõi và cập nhật thường xuyên tin tức về mệnh lý, phong thủy một cách dễ dàng, thuận tiện, bạn hãy cài ngay cho điện thoại ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng không chỉ cung cấp các bài viết chia sẻ về phong thủy Việt mà còn hỗ trợ miễn phí cho người dùng các công cụ tra cứu (lập lá số Bát tự hay Tử vi, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết, xem phong thủy nhà cửa, xem ngày tốt xấu,…). Đặc biệt, mỗi ngày bạn sẽ nhận một bản tin chia sẻ về công việc, sức khỏe, tình duyên, tài lộc, những điều nên và không nên làm.

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc IOS tại đây: