Có thể bạn chưa biết, Kinh dịch được coi là “kỳ thư” ở Trung Quốc, được đông đảo học giả tìm hiểu và bàn luận qua nhiều triều đại lịch sử, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tìm hiểu về Kinh dịch chính là phát hiện cấu hình tư duy của người Trung Quốc. Và không chỉ trong một thời đại cụ thể mà còn trong một viễn cảnh phổ quát, dưới nhiều phương diện khác nhau của cuộc sống. Cùng tìm hiểu về Kinh dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc qua bài viết này của Thăng Long Đạo Quán.
1. Kinh Dịch là tài sản vô giá của nhân loại
Kinh Dịch – Pháp bảo của hệ tư tưởng Trung Quốc. 5000 năm lịch sử như minh chứng cho hệ thống triết lý kinh điển ấy. Nó thâm sâu, bao trùm, triết lý và biến hóa khôn lường. Bất kì ai đủ hiểu, khi đứng trước trước tác kinh điển này đều bị mê hoặc và đắm chìm trong mê cung huyễn hoặc của nó. Không chỉ các vị Quân Vương mà các Chính trị gia, các nho sĩ nhà nghiên cứu hay các thư sinh mọt sách cũng đều coi nó là tài sản vô giá, là cuốn sách gối đầu giường của mình.
Kinh Dịch được dùng để diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Phương Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Quốc. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, chính trị, quân sự, vận mệnh học, phong thủy.
2. Bản chất thực sự của Kinh dịch
Kinh dịch là không gian đa chiều thể hiện diễn biến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội và nguyên tắc ứng xử của con người trước những tác động ấy. Mọi sự nghiệm chứng, đúc kết chọn lọc đều được hệ thống hóa dưới dạng học thuyết sơ khởi. Nó được hoàn thiện dần qua chu trình thời gian sau này, với các tác gia lỗi lạc.
Nguồn gốc của Kinh dịch
Trong lịch sử, Kinh dịch được coi là khởi nguyên với sự đúc kết của vua Phục Hy khi vạch ra 64 quẻ. Sau đó vua Văn Vương nhà Chu soạn thoán từ. Chu Công kế thừa viết hào từ (tượng quẻ, ứng với các trường hợp cụ thể) và được Đức Khổng tử chú giải kỹ lưỡng thoán từ (dịch nghĩa tổng quan) và hào từ làm nên thập dực. Từ đó Kinh Dịch có đủ tượng quẻ và văn tự chú giải như hiện nay. Như vậy có thể nói Kinh Dịch do ba vị thánh nhân lỗi lạc của Trung Quốc gồm: Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử, cùng các danh nhân, tác gia lỗi lạc khác chiêm nghiệm, đúc kết, sáng tạo và hoàn thiện. Quá trình ấy trải dài từ thượng cổ, tới trung cổ và cả hạ cổ mà tạo thành.
Kinh dịch được bắt đầu từ Bát quái, khởi nguyên chính là hai thái cực dương và âm, sau đó phát triển thành 8 quẻ đơn. Bát quái được hình thành được đại diện được cho 8 hiện tượng cơ bản của thế giới tự nhiên. Nó bao gồm: Càn (trời), Khảm (nước), Cấn (núi), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (hỏa), Khôn (đất), Đoài (hồ). Sau đó được phát triển thành 64 quẻ như hiện nay.
Kinh dịch được phát triển tới cấp độ hoàn thiện căn bản khi nó được đặt các tượng quẻ với các lời bình cụ thể. Bởi giá trị vô giá nó được nghiên cứu và tôn vinh, để cấu thành một tác phẩm triết học vĩ đạiại . Nó đại diện cho nhân sinh quan, thế giới quan, nền tảng triết lý của người Trung Quốc cổ đại. Cũng từ đó, Kinh dịch được coi là câu trả lời cho các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội nảy sinh và là thứ ngôn ngữ giải đáp những mật mã mà vũ trụ đưa tới.
Xem thêm bài viết: Nguồn gốc và ý nghĩa 8 quẻ đơn trong Kinh Dịch
3. Kinh dịch cấu hình cho tư tưởng Trung Quốc cổ đại
Mỗi quốc gia đều lấy một hệ tư tưởng làm nền tảng trị quốc và an dân cho riêng mình. Với xã hội Trung Quốc cổ đại việc nghiên cứu và phát huy Kinh dịch được coi là tổng hòa tư tưởng. Nó cũng được coi là nền tảng đạo đức, giá trị cũng như quy luật tự nhiên hay con người. Tài liệu hay sách vở không phải vấn đề cốt lõi, vấn đề là người lãnh đạo, các Quân vương thời kỳ Phong kiến. Họ muốn áp dụng cái tài liệu, học thuyết hay lý luận ấy vào mục đích gì mà thôi.
Ở đây, chúng ta hãy nhìn nhận Kinh dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc cổ đại, trên giác độ phục vụ mục đích quản trị xã hội và định hình tư tưởng một quốc gia.
Đạo Khổng hình thành tư tưởng cốt lõi của Trung Hoa cổ đại
Kinh Dịch là nền tảng của các triết lý Trung Hoa, là nền tảng cho cả hai trường phái Khổng – Lão. Đạo Khổng đã nhìn nhận một cách tổng quát hơn Kinh dịch. Khổng giáo đã kết hợp Kinh dịch với các triết lý trừu tượng khác của đạo Lão, đạo Phật. Và chính đạo Khổng thành hệ tư tưởng cốt lõi. Nó được phổ biến sâu rộng, minh chứng là ở các nước phương Tây. Người ta coi đó là một hệ tư tưởng cách tân giá trị sang tỏ của người Trung Quốc gọi là Tân Khổng giáo.
Đạo đức là gốc và giáo dục là phương pháp. Nhờ đó Kinh dịch được coi là những hệ giá trị đạo đức và là triết học khởi thủy của các đạo phổ biến của nho sĩ như đạo Khổng, đạo Lão, đạo Mạnh. Và để rồi, việc nghiên cứu Kinh Dịch là một phần bắt buộc của các nho sĩ, sĩ tử trước khi đi thi trong chế độ phong kiến. Các kỳ thi này hay đưa ra các vấn đề về trị quốc, an dân áp dụng tư tưởng từ các tài liệu này liên quan đến Tứ thư hay Ngũ kinh của Khổng giáo.
Kinh dịch – công cụ trị quốc, an dân.
Thể hiện rõ nét nhất là Kinh dịch được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, chính trị, quân sự, vận mệnh học, phong thủy.
Đặc trưng là nông nghiệp làm gốc, tầng lớp cai trị từ kiến thức chắt lọc từ âm dương ngũ hành. Lấy kinh dịch và phong thủy để làm tiền đề để dự báo Thiên tượng, chiêm tinh để giúp dân mùa màng bội thu, ổn định xã hội bằng phát triển kinh tế và cung cấp đủ lương thực. Có cái ăn, có chính sách, có hòa bình từ nhà nước Phong kiến là cơ sở để dân sinh sống và tin tưởng hơn vào chế độ.
Cũng bằng các học thuật kinh điển ấy, tầng lớp cai trị lãnh đạo xã hội Trung Quốc dùng Kinh dịch vào luận đoán vận mệnh học, phong thủy học. Từ đó, chọn ra người tài và dùng người tài phổ biến hơn nữa, sâu rộng hơn nữa hệ tư tưởng của mình. Từ đó, nền Chính trị ngày càng được củng cố. Khi có chiến loạn, hệ tư tưởng trên là “ngọn đuốc” kêu gọi tinh thần đoàn kết, động lực chiến đấu cũng như các tư tưởng trọng Vua, trọng quốc gia hơn tính mạng bản thân.
Như vậy, Kinh dịch được đặt là nền tảng cho hệ thống cấu hình tư tưởng xã hội Trung Quốc từ quân vương. Họ lấy đó làm công cụ cai trị, ổn định chính trị và sau đó là nền tảng giáo dục xã hội, ổn định lòng dân. Nó đã thấm vào máu vào xương tủy của xã hội Trung Quốc. Đồng thời, là hình mẫu lý tưởng về một cấu hình tư tưởng Phương Đông cổ đại.
Tìm hiểu Kinh Dịch cũng chính là con đường giúp nhân loại tìm ra, thấu hiểu được cấu hình tư duy của người Trung Quốc. Không chỉ là trong một thời đại lịch sử nhất định, mà còn là một hệ thống triết lý nhân sinh quan, thế giới quan về Trời, về Đất và chính con người trong sự tương giao gắn kết mật thiết. Kinh dịch là kết tinh là một kho tàng lý luận chính trị, được chấp tác bằng thứ ngôn ngữ thâm sâu bí hiểm, thông qua các thuật số chiêm bốc, được sáng tạo ra để giáo huấn các bậc quân vương, giới chính trị gia, nho sĩ về phương pháp trị quốc an dân.
Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về Kinh dịch cũng như các ứng dụng của Kinh dịch trong cuộc sống. Chúc quý bách gia nhiều sức khỏe, an lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.