Lễ ăn hỏi là một trong các nghi lễ truyền thống quan trọng trong chuỗi các nghi lễ cưới hỏi của người Việt. Đã bao giờ bạn thắc mắc lễ ăn hỏi gồm những gì và cần chuẩn bị như thế nào hay chưa? Tất cả sẽ được giải đáp một cách chi tiết trong bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi (hay còn gọi là lễ đính hôn) là một trong các nghi lễ truyền thống trong hôn nhân của người Việt. Theo quan niệm dân gian, lễ ăn hỏi là lời thông báo chính thức của hai gia đình về việc hứa gả con cái của mình cho nhau. 

le-an-hoi-gom-nhung-gi
Giải thích các thủ tục liên quan của lễ ăn hỏi

Đây là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn vô cùng quan trọng trong cột mốc hôn nhân của mỗi người: người con gái sẽ trở thành “vợ chưa cưới” của chàng trai và chàng trai chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và bắt đầu gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái và sau khi nhà gái nhận lễ ăn hỏi thì đôi trai gái có thể chính thức coi là vợ chồng chưa cưới. Việc tổ chức đám cưới chỉ còn là thủ tục để công bố với quan viên hai họ về mối quan hệ này.

2. Tráp ăn hỏi là gì? Lễ vật trong tráp ăn hỏi

Việt Nam vốn là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng trải dài cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Bởi điều này cho nên mỗi vùng miền trên cả nước sẽ có những khác biệt về các lễ vật của lễ ăn hỏi.

2.1. Tráp ăn hỏi là gì?

Tráp ăn hỏi là lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái thay cho lời cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục cô dâu. Nói theo cách của các cụ “con gái là con người ta”, tức là nhà trai bỗng dưng có thêm người, thêm của, còn nhà gái thì ngược lại. Đồng thời, lễ vật trong tráp ăn hỏi cũng biểu thị cho sự quý mến, tôn trọng cô dâu tương lai của nhà trai. Số lượng tráp ăn hỏi ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau nhưng thường chứa các lễ vật cơ bản: trầu, cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc,…

le-an-hoi-gom-nhung-gi
Tráp ăn hỏi tượng trưng cho lời cảm ơn của nhà trai tới nhà gái

Theo một cách hiểu khác, đồ dẫn cưới cũng là một cách thể hiện thiện chí của nhà trai: đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự nhưng ngày nay điều này ngày càng mờ nhạt vì dễ dẫn đến cảm giác thách cưới, gả bán con,… Bên cạnh lễ ăn hỏi, chúng tôi cũng có bài viết về nghi rước dâu về nhà trai, mời các bạn cùng đọc. 

2.2. Lễ vật trong tráp ăn hỏi

2.2.1. Tráp ăn hỏi miền Bắc

Ở các tỉnh miền Bắc, số lượng tráp thường là số lẻ, có thể là 5, 7, 9 hoặc 11 tráp. Với các gia đình bề thế hơn, số lượng tráp có thể lên đến 15 tráp. Tuy số lượng tráp là lẻ những đồ trong các tráp đều phải là các con số chẵn, đều phải đi với nhau có đôi có cặp.

le-an-hoi-gom-nhung-gi
Trải qua ngàn năm lịch sử, lễ vật ăn hỏi được biến đổi thích hợp với từng thời đại

Theo quan niệm xưa, số lẻ là tượng trưng cho sự hưng thịnh, còn các lễ vật theo số chẵn biểu hiện cho sự gắn kết, luôn song hành cùng nhau. Việc kết hợp hai yếu tố này như một lời chúc phúc đến cặp đôi dâu rể mới, hy vọng họ sống thuận hòa, sinh con đàn cháu đống.

  • Lễ ăn hỏi 5 tráp bao gồm: tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm – bánh phu thê, tráp hoa quả và tráp chè – mứt hạt sen. Ngoài ra, lễ ăn hỏi 5 tráp sẽ có thêm lễ đen từ 1-10 triệu đồng – là khoản tiền để cảm ơn công sức sinh thành, nuôi dưỡng cô dâu. Lễ ăn hỏi 5 tráp phù hợp cho các gia đình có ngân sách tráp lễ dưới 15 triệu đồng.
  • Lễ ăn hỏi 7 tráp là 7 mâm quả truyền thống ở miền Bắc để hỏi cưới, bao gồm: tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp chè và tráp mứt hạt sen. Lễ ăn hỏi 7 tráp khác lễ ăn hỏi 5 tráp là hai tráp chè – mứt hạt sen và tráp bánh cốm – bánh phu thê sẽ tách thành các tráp riêng lẻ. Lễ ăn hỏi 7 tráp phù hợp cho gia đình có ngân sách tráp lễ từ 20 triệu đồng trở lên.
  • Lễ ăn hỏi 9 tráp là 9 mâm quả truyền thống ở miền Bắc để hỏi cưới, bao gồm tráp trầu cau, tráp rượu thuốc lá, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp chè, tráp mứt hạt sen, tráp lợn sữa và tráp gà – xôi gấc. Lễ ăn hỏi 9 tráp dành cho những gia đình khá giả, có ngân sách tráp lễ từ 30 triệu đồng.

2.2.2. Tráp ăn hỏi miền Trung

Số lượng tráp ăn hỏi miền Trung thường là 5 tráp với các lễ vật tương tự như tráp 5 ở các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, ở một số gia đình có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên nhà gái.

2.2.3. Tráp ăn hỏi miền Nam

Tráp ăn hỏi 6 tráp ở miền Nam là tráp ăn hỏi khá phổ biến. Tráp ăn hỏi 6 tráp bao gồm: tráp trầu cau, tráp rượu – thuốc lá, tráp trái cây, trái xôi gấc, tráp bánh xu xuê (có thể thay thế bằng bánh pía, bánh cốm, bánh đậu xanh… tùy theo từng gia đình), tráp heo quay. 

2.3. Ý nghĩa của các lễ vật trong tráp ăn hỏi

2.3.1. Tráp trầu cau

Tráp trầu cau bao gồm: 60-100 quả cau, 1 bó trầu và 3 cành vỏ cây chay. Ý nghĩa của tráp trầu cau là mở lời về quan hệ hôn nhân.

2.3.2. Tráp rượu thuốc

Tráp rượu thuốc bao gồm 3 chai rượu vang và 3 cây thuốc lá (đôi khi có thể thêm chè thượng hạng). Tráp rượu thuốc dùng để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

2.3.3. Tráp bánh xu xuê – bánh cốm

Tráp bánh cốm – bánh phu thê bao gồm 80 – 100 bánh. Các loại bánh có thể thay đổi tùy theo vùng miền (miền Bắc dùng bánh cốm, miền Tây Nam Bộ dùng bánh cốm và miền Nam dùng bánh xu xuê). Ý nghĩa của tráp này là để thể hiện tình nghĩa vợ chồng bền chặt, quấn quýt.

2.3.4. Tráp hoa quả

Tráp hoa quả thông thường có 5 hoặc 9 loại quả. Các loại quả trong tráp có thể là: cam, táo, bưởi, thanh long, xoài, lê, quýt,… Ý nghĩa của tráp hoa quả thể hiện tình yêu lứa đôi ngọt ngào, tươi mới, thuần khiết.

2.3.5. Tráp chè mứt – hạt sen

Tráp chè, mứt, hạt sen được chuẩn bị với số lượng từ 80 – 100 hộp. Các hộp này được gói ghém cẩn thận và xếp thành hình tháp đẹp mắt. Tráp chè mứt – hạt sen thể hiện đủ các vị đắng – cay – ngọt – bùi trong tình yêu của mỗi người.

2.3.6. Tráp heo quay

Tráp heo quay trong lễ ăn hỏi miền Nam thường là một con heo sữa quay vàng ruộm trọng lượng từ 10 -1 5kg. Ý nghĩa của tráp này là thể hiện sự dư dả, tài lộc sum vầy.

2.3.7. Tráp bia – nước ngọt

Tráp bia – nước ngọt thường có số lượng từ 50 – 60 lon nước xếp hình tháp. Tráp này cũng dùng để thể hiện tình yêu có đủ cay – đắng – ngọt – bùi.

2.3.8. Tráp gà – xôi gấc

Tráp gà – xôi gấc bao gồm 1 con gà luộc và 6 – 10 ổ xôi gấc hình trái tim có chữ hỷ. Tráp này mang ý nghĩa tình yêu nồng thắm, gắn kết bền chặt. Đó là những gì tổng quan nhất về chủ đề lễ ăn hỏi gồm những gì? 

3. Lễ ăn hỏi cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là các bước để chuẩn bị cho một đám hỏi:

  • Bước 1: Dọn dẹp bàn thờ gia tiên, dọn dẹp nhà cửa
  • Bước 2: Trang trí cổng hoa đám hỏi, dựng rạp, bàn ghế, sân khấu đám hỏi
  • Bước 3: Chuẩn bị tiệc đám hỏi. Thường tiệc đám hỏi ở nhà gái sẽ là tiệc ngọt nếu gia đình đôi bên không quá xa nhau. Trong trường hợp hai gia đình xa nhau, nhà gái có thể sẽ phải chuẩn bị cả tiệc mặn.
  • Bước 4: Chuẩn bị lễ vật bê tráp, trang phục cho cô dâu chú rể và dàn bê tráp và các phương tiện đi lại theo lịch trình đã lên từ trước.

Cũng liên quan đến bê tráp, chúng tôi xin giải thích về điều mà các bạn trẻ thường thắc mắc. Đó là Bê tráp có mất duyên không?

4. Thủ tục của lễ ăn hỏi

Thủ tục của lễ ăn hỏi bao gồm các bước sau đây:

4.1. Rước lễ vật

Tất cả các lễ vật được sắp xếp trong các tráp tròn, đỏ gọn gàng, thẩm mỹ. Dù là di chuyển bằng phương tiện đi lại nào đi chăng nữa (ô tô, xe máy, xích lô,…) thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100m, sắp xếp đội hình chỉn chu rồi mới đội lễ vào nhà gái.

4.2. Tiếp khách

Đây là nghi lễ quan trọng được tổ chức ở nhà gái. Sau khi nhận lễ vật, hai bên gia đình sẽ ngồi uống nước, ăn bánh kẹo để chính thức bàn bạc về việc chuẩn bị lễ cưới. Với các gia đình ở cách xa nhau, nhà gái có thể chuẩn bị tiệc mặn để thiết đãi.

4.3. Đón cô dâu

Cô dâu không được tự ý đi xuống dưới đám ăn hỏi mà cần ngồi đợi chú rể lên đón hoặc bố mẹ gọi mới được xuống. Tiếp đến cô dâu – chú rể sẽ tiến hành ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

le-an-hoi-gom-nhung-gi
Thắp hương báo cáo với tổ tiên là nghi thức không thể thiếu trong lễ ăn hỏi và cả lễ cưới về sau

Sau đó đôi trẻ sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.

Xem thêm: Lưu ý khi xem tuổi vợ chồng kết hôn

4.4. Biếu trầu, lại quả

Nhà gái sau khi xong lễ sẽ để một phần lễ vật lên bàn thờ gia tiên, sau đó “lại quả” một chút cho nhà trai, còn lại sẽ đem chia cho họ hàng, người thân nhà gái. Ý nghĩa của việc này là để thông báo cô gái đã có nơi có trốn. 

Lưu ý: Cau thì phải xé, không được dùng dao cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp phải để ngửa, không được úp tráp lại. Khi chia bánh kẹo cũng phải chia theo số chẵn, kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ 4 quả cau, 4 lá trầu trở lên.

5. Các lưu ý trong lễ ăn hỏi

Dưới đây là một số lưu ý không thể bỏ qua trong lễ ăn hỏi bên cạnh tìm hiểu, chỉn chu cho việc Lễ ăn hỏi gồm những gì? 

  • Cô dâu không được tự ý đi xuống đám hỏi. Chỉ khi nào chú rể bước lên đón hoặc bố mẹ gọi xuống mới được xuống, nếu không sẽ bị đánh giá là không chung thủy, vô ơn bội bạc.
  • Người có tang dưới 100 ngày không nên tham dự lễ ăn hỏi vì dễ mang đến sự không may mắn.
  • Tránh sử dụng dao kéo trong lễ ăn hỏi vì chúng mang ý nghĩa xa cách, chia kìa.
  • Tránh làm đổ vỡ đồ, tránh rơi tráp.
  • Không được để bàn thờ gia tiên quá sơ sài, phải bày biện gọn gàng, đẹp đẽ.

6. Lễ ăn hỏi khác lễ dạm ngõ như thế nào?

Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ hay bị lầm tưởng với nhau do đều được tổ chức ở gia đình nhà gái và nhà trai cùng chuẩn bị lễ vật. Tuy nhiên, giữa lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ khác nhau ở 4 yếu tố sau:

6.1. Thời gian tổ chức

Lễ ăn hỏi diễn ra sau lễ dạm ngõ từ 1 – 3 tháng.

6.2. Mục đích tổ chức

Lễ ăn hỏi được tổ chức với mục đích là ngày hỏi cưới, ngày để hai con chính thức trở thành con cái trong nhà. Còn lễ dạm ngõ là ngày hai gia đình gặp mặt để bàn chuyện cho lễ ăn hỏi.

6.3. Thành phần tham dự

Thành phần tham dự ở lễ ăn hỏi đông hơn rất nhiều so với lễ dạm ngõ. Nếu như lễ dạm ngõ chỉ là họ hàng trong gia đình thì lễ ăn hỏi có thể có sự góp mặt của cả bạn bè thân thiết, số lượng có thể lên đến 50 người.

6.4. Lễ vật

Lễ vật của lễ ăn hỏi cầu kỳ hơn lễ dạm ngõ. Thông thường lễ dạm ngõ chỉ có một khay duy nhất gồm hoa quả, trầu cau và chè thuốc thì ở lễ dạm ngõ có từ 5 – 15 tráp và cả lễ đen.

7. Chọn ngày cưới chuẩn phong thủy

Phần tiếp theo của bài viết Lễ ăn hỏi gồm những gì? Chúng tôi xin giới thiệu các bạn phương pháp xem ngày cưới như thế nào? Cưới hỏi là chuyện trọng đại của mỗi đời người, xưa nay vấn đề xem ngày tốt, tránh ngày xấu rất được chú trọng. Sau khi đã xong lễ ăn hỏi, tìm được ngày lành tháng tốt, hợp với mệnh cục của cả vợ và chồng để tiến hành ngày cưới chuẩn phong thủy đang được nhiều người quan tâm. Hiểu được điều này, Thăng Long Đạo Quán đưa tới bạn công cụ xem ngày cưới hỏi đẹp nhất, làm sao để ngày cưới hỏi sẽ được trọn vẹn và ý nghĩa với bạn và người thương.

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Chọn mục Xem ngày rồi nhất tiếp XEM NGÀY CƯỚI HỎI
  • Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu
  • Bước 4: Xem và đối chứng kết quả trả về

8. Lời kết

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi “Lễ ăn hỏi gồm những gì?” Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được giải đáp!

Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình theo link dưới đây nhé!

Các bài viết liên quan từ Thăng Long Đạo Quán