Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ đầu tiên thuộc chuỗi phong tục cưới hỏi Việt Nam. Vậy lễ dạm ngõ gồm những gì, lễ dạm ngõ xảy ra vào khoảng thời gian nào,… Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Lễ dạm ngõ là gì?
Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là lễ xem mặt, đám nói) là một trong những nghi lễ quan trọng trong hôn nhân của người Việt. Đây là nghi lễ đầu tiên giúp hợp thức hóa mối quan hệ hôn nhân giữa nam – nữ nói riêng và hai bên gia đình cô dâu – chú rể nói chung.
Về bản chất, lễ dạm ngõ là sự kiện gặp gỡ giữa gia đình hai bên. Trong buổi lễ này, nhà trai sẽ gặp mặt nhà gái và đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước để bắt đầu tiến đến nghi lễ quan trọng hơn mang tên hôn nhân.
Lễ dạm ngõ giúp gia đình hai bên hiểu rõ hơn về nhau, từ đó dẫn đến quyết định có nên tiếp tục mối quan hệ hôn nhân hay không nên đây là một nghi lễ tuy đơn giản nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn.
XEM THÊM:Lễ ăn hỏi gồm những gì?
2. Lễ dạm ngõ gồm những gì?
Về bản chất, đây chỉ là một ứng xử văn hóa. Thông qua lễ này, gia đình đôi bên sẽ giúp gia đình hai bên hiểu thêm về nhau hơn nên nghi lễ và sự chuẩn bị không cần quá cầu kỳ. Như tục lệ xưa thì lễ vật rất đơn giản, chỉ cần có trầu cau.
2.1. Chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ
2.1.1. Nhà trai cần chuẩn bị gì?
Đây là nghi lễ diễn ra tại nhà gái nên nhà trai chủ yếu chỉ cần chuẩn bị lễ vật là chính. Lễ vật cho lễ dạm ngõ hiện nay bao gồm: trầu, cau, chè, thuốc, bánh kẹo, hoa quả (với các gia đình có điều kiện), mỗi thứ đều phải tính chẵn. Tất cả được sắp gọn trong một tráp, không cần phải thủ tục rườm rà.
Tuy nhiên, lễ vật cũng có sư khác biệt giữa các vùng miền. Cụ thể:
- Lễ vật miền Bắc: Lễ sẽ gồm một cặp trà, một cặp rượu, cau, trầu, bánh và trái cây.
- Lễ vật miền Trung: Lễ dạm ngõ tại miền Trung thường đơn giản hơn so với miền Bắc. Về phần lễ tại miền Trung, nhà trai chỉ cần chuẩn bị mâm trầu rượu (có thể có cả các đặc sản bánh trái địa phương) được gói giấy đỏ là được.
- Lễ vật miền Nam: Trong dịp lễ này, nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật như: mâm bánh xu xuê, cặp trà, cặp rượu, trầu cau têm cánh phượng và hoa quả.
2.1.2. Nhà gái cần chuẩn bị gì?
Nhà gái là địa điểm diễn ra nghi lễ này nên đòi hỏi sự chuẩn bị cầu kỳ hơn. Bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sạch, đẹp, thành phần tham dự của nhà gái cần ăn mặc đẹp, trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến cần tiếp đón niềm nở, tiếp khách bằng trà thơm, kẹo bánh, hoa quả.
2.2. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được tham gia bởi những người đại diện cho nhà trai, số lượng từ 5 -7 người, bao gồm: bố, mẹ, chú rể cùng ông bà và bác/ cô/ chú ruột. Trong đoàn nhà trai cần cử ra một người làm đại diện giới thiệu và thưa chuyện với nhà gái trong buổi lễ.
Thành phần tham dự của nhà gái cũng tương tự như nhà trai (gồm bố mẹ, cô dâu cùng ông bà và họ hàng ruột thịt). Số lượng tham dự của nhà gái có thể nhỉnh hơn chút để có thể tiếp đón nhà trai được chu đáo nhất!
2.3. Trang phục của lễ dạm ngõ
Trang phục trong lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ, chú trọng vào sự trang trọng, lịch sự là được. Cô dâu, chú rể cũng không nhất thiết phải mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách nhà gái…). Đối với cả đại diện tham gia của gia đình hai bên cũng vậy, chỉ cần lịch sự, thoải mái là được.
2.4. Trình tự lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được diễn ra theo 4 bước chính sau:
- Bước 1: Vào ngày được chọn, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái. Đại diện của nhà trai sẽ gửi lời hỏi thăm và giới thiệu các thành viên trong đoàn. Sau đó, đại diện sẽ trình bày lí do đến thăm nhà gái, trình lễ vật và ngỏ ý để đôi trẻ chính thức tiến đến hôn nhân.
- Bước 2: Nhà gái nhận lễ và cảm ơn. Sau khi nhà gái chấp nhận lời ngỏ cưới xin từ nhà trai, mẹ của cô dâu sẽ trình lễ vật lên bàn thờ gia tiên để báo với tổ tiên về hôn sự này và mong được sự chấp thuận, phù hộ của tổ tiên để cuộc hôn nhân này được hạnh phúc.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành thủ tục, hai bên sẽ bàn bạc và thống nhất các thông tin về đám cưới (ngày, giờ, địa điểm tổ chức)
- Bước 4: Cuối cùng, nhà trai sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật cùng nhà gái để tăng sự thân thiết giữa hai gia đình.
3. Lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi có gì khác nhau
Lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ hay bị lầm tưởng với nhau do đều được tổ chức ở gia đình nhà gái và nhà trai cùng chuẩn bị lễ vật. Tuy nhiên, giữa lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ khác nhau ở 4 yếu tố sau:
3.1. Thời gian tổ chức
Lễ ăn hỏi diễn ra sau lễ dạm ngõ từ 1 – 3 tháng.
3.2. Mục đích tổ chức
Lễ ăn hỏi được tổ chức với mục đích là ngày hỏi cưới, ngày để hai con chính thức trở thành con cái trong nhà. Còn lễ dạm ngõ là ngày hai gia đình gặp mặt để bàn chuyện cho lễ ăn hỏi.
3.3. Thành phần tham dự
Thành phần tham dự ở lễ ăn hỏi đông hơn rất nhiều so với lễ dạm ngõ. Nếu như lễ dạm ngõ chỉ là họ hàng trong gia đình thì lễ ăn hỏi có thể có sự góp mặt của cả bạn bè thân thiết, số lượng có thể lên đến 50 người.
3.4. Lễ vật
Lễ vật của lễ ăn hỏi cầu kỳ hơn lễ dạm ngõ. Thông thường lễ dạm ngõ chỉ có một khay duy nhất gồm hoa quả, trầu cau và chè thuốc thì ở lễ dạm ngõ có từ 5 – 15 tráp và cả lễ đen.
Xem thêm: Lưu ý khi xem tuổi vợ chồng kết hôn
4. Cách xem ngày cưới hỏi hợp phong thủy
Cưới hỏi là chuyện trọng đại của mỗi đời người, xưa nay vấn đề xem ngày tốt, tránh ngày xấu rất được chú trọng. Làm sao để chọn được ngày lành tháng tốt, hợp với mệnh cục của cả vợ và chồng. Hiểu được điều này, Thăng Long Đạo Quán đưa tới bạn công cụ xem ngày cưới hỏi đẹp nhất, làm sao để ngày cưới hỏi sẽ được trọn vẹn và ý nghĩa với bạn và người thương. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Vào mục Xem ngày và nhấn tiếp vào XEM NGÀY CƯỚI HỎI
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các mục
- Bước 4: Công cụ sẽ cho ra kết quả một cách chi tiết và đầy đủ về ngày cưới phù hợp cho bạn và người ấy.
5. Lời kết
Lễ dạm ngõ tuy không phải lễ nghi quan trọng nhất nhưng nó là lễ nghi tạo tiền đề cho một cuộc hôn nhân viên mãn, hạnh phúc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn câu trả lời đầy đủ, chuẩn xác nhất cho câu hỏi Lễ dạm ngõ cần những gì? Đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được giải đáp!
Ngoài ra bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình. Ứng dụng sẽ giúp bạn cập nhật các kiến thức phong thủy hàng ngày. Sử dụng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ tốt xấu, cải vận bổ khuyết, bát trạch… miễn phí. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình theo link dưới đây nhé!
Các bài viết liên quan từ Thăng Long Đạo Quán