Lôi Phong Hằng hay còn gọi là quẻ Hằng là quẻ thứ 32 trong kinh dịch. Với ý nghĩa là cửu dã, trường cửu, lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa là cố trí, xưa cũ. Để hiểu hơn về Lôi Phong Hằng hãy cùng Thăng Long Đạo Quán đi luận giải ý nghĩa của quẻ Hằng.
1. Đôi nét về quẻ Lôi Phong Hằng
Quẻ Lôi Phong Hằng là quẻ số 32 trong kinh dịch. Quẻ Lôi Phong Hằng là một quẻ tốt, quẻ mang đến “ Vạn sự Như ý”, xuất hành có lợi, bệnh tật tự khỏi những người làm ăn kinh doanh thì kinh doanh thuận lợi.
Nội quái là ☴ (:|| 巽 xun4) Tốn hay Gió (風).
Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
Giải nghĩa quẻ Lôi Phong Hằng: Cửu dã, Trường cửu, Lâu dài, chậm chạp, đạo lâu bền như nghĩa vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ.
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Lôi Phong Hằng trong kinh dịch
2.1. Luận giải quẻ Hằng
Hằng giả, cửu dã.
”恆者,久也。
- Hằng, là bền bỉ, lâu dài.
- Hằng, là quẻ nghịch lại với Hàm.
Ở quẻ Hàm đôi trai gái còn nhỏ (thiếu nữ và thiếu nam, nay nên vợ nên chồng nên là người đã lớn, Chấn là trưởng nam, Tốn là trưởng nữ. Trước ở thời Hàm, thì nữ ở thế thượng phong, nam ở thế hạ phong.
Giờ đây qua quẻ Hằng thì nam trở lên được ở thế thượng phong, và người nữ phải vào ở thế hạ phong, ngoan ngoãn nghe theo lời chồng. Nam ở ngoại quái, nên phải ra ngoài, lo tranh đấu và kiếm tiền về nuôi vợ con, nên gọi là “ngoại tướng” còn người đàn bà trở vào trong lãnh phần “nội tướng”.
- Nam: ở quẻ Lôi, chủ quẻ.
- Nữ: ở quẻ Phong, làm chủ nội quái.
Đó là do sự định phân tự nhiên của Trời Đất Âm Dương, chứ đâu phải do con người bày ra, nhất là do người đàn ông bày ra. Trong thân thể con người, khí thuộc Dương bao bọc bên ngoài gọi là Vệ khí, còn Huyết thì ở bên trong làm chủ các Tạng.
Được đúng với sự phân định như thế là sức khỏe còn trái ngược lại là bệnh hoạn. Trong xã hội loài người và nhỏ hơn hết là trong một gia đình, đều phải sống trong trật tự tự nhiên như thế, mới có được hạnh phúc hằng cửu… nên đặt tên là Hằng: “Dương xướng, Âm họa”, “Phu xướng, phụ tùy” tuy là nhân đạo mà cũng là thiên đạo.
XEM THÊM:Quẻ số 31 – Trạch Sơn Hàm
2.2. Thoán từ
2.2.1. Hằng hanh, vô cựu, lợi trinh, lợi hữu du vãng.
恆 亨,無 咎,利 貞,利 有 攸 往。
2.2.2.Tượng: Hằng, cửu dã. Cương thượng nhi nhu hạ.
象 曰:恆,久 也。剛 上 而 柔 下。
Lôi phong tương dự, tốn nhi động
Cương nhu giai ứng: Hằng.
Hằng, hanh, vô cựu, lợi trinh, cửu ư kỳ đạo.
Thiên địa chi đạo, hằng cửu nhi bất dĩ dã.
Lợi hữu du vãng, chung tắc hữu thỉ dã.
雷 風 相 與,巽 而 動,剛 柔 皆 應:恆。
恆,亨,無 咎,利 貞,久 於 其 道 也,天 地 之 道,恆,
久 而 不 已 也。利 有 攸 往,
終 則 有 始 也。
2.2.3. Nhật Nguyệt đắc
Thiên nhi năng cửu chiếu, tứ thời biến hóa, nhi năng cửu thành.
Thánh nhất cửu ư kỳ đạo nhi thiên hạ hóa thành
Quan kỳ sở hằng, nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.
日 月 得 天 而 能 久 照,
四 時 變 化 而 能 久 成。
聖 人 久 於 其 道,而 天 下 化 成。觀 其 所 恆,
而 天 地 萬 物 之 情 可 見 矣。
“Hằng 恆” có 2 nghĩa.
- Không thay đổi (bất di bất dịch).
- Không thối lui, cứ đi tới mãi, biến mãi.Đó là luật Hằng Chuyển của Tạo Hóa bởi thấy là luôn luôn như vậy không chuyển biến, mà kỳ thật, là một sự biến chuyển không ngớt. Luật mâu thuẫn của Kinh Dịch.
Bởi có được vậy, nên mới được “hanh thông”. Cũng như khi ta thấy dường như Tịnh mà thực sự Động cực… Như ta thấy cái chong chóng quay thật lẹ, dường như không có động chút nào cả “Âm chi chí Nhu, kỳ Động giả chí Cương.
Nếu hiểu chữ “Hằng” như một cái gì đứng mãi một chỗ, hoàn toàn bất động, là hiểu sai, là nhìn sai! Nhờ có “chuyển” nên mới bảo là “lợi hữu du vãng” 利 有 攸 往 .
Quẻ Hằng: Hằng, là cửu 久, là dài lâu. Trên là quẻ Khôn bị biến ở hào Sơ, dưới là quẻ Kiền bị biến ở hào Sơ.
Nên mới nói nhất Dương sinh thành quẻ Chấn. Nhất Âm sinh thành quẻ Tốn hay là “Cương thượng, nhi Nhu hạ” (Cương, là Sơ Dương; Âm, là Sơ Âm).
Ở 2 quẻ thượng và quẻ hạ. Đó là tượng Sấm ở trên, Gió ở dưới, Sấm và Gió giúp thế lực cho nhau. Gió càng mạnh, thì Sấm càng to, mà Sấm càng to thì Gió càng lớn (gọi chung là “lôi phong tương dự 雷 風 相 與”, “cương nhu giai ứng 剛 柔 皆 應”, “tốn nhi động dã 巽 而 動 也”).
Nhìn chung: Thể của quẻ Hằng ta thấy 3 hào Dương hợp ứng với 3 hào Âm, đó là “Cương Nhu giai ứng”.“Hằng” đâu phải trơ trơ như một vật chất cứng! Nó biến mãi như nước ở một dòng sông, nếu ta bước xuống, thấy dường như nước đứng mãi ở một chỗ, kỳ thật, nó đã chảy đi mất hồi nào, từ phút trước qua phút sau. Cuộc tuần hoàn của sự sự vật vật như cái vòng khép kín, chỗ khởi, đi hết vòng trở lại y như chỗ khởi.
Nên chỗ mà ta thấy là chung, lại cũng là chỗ khởi đầu tiên. Nên mới có nói “chung tắc hữu thủy dã 終 則 有 始 也”. Có “chung thủy tuần hoàn” mãi mãi, nên mới gọi là “HẰNG” hay Thường Hằng Vĩnh Cửu, tượng của ĐẠO 道 .
Bốn mùa vần xoay và cứ mãi mãi chuyển vận: hết Xuân qua Hạ, Hạ mãn Thu sang, Thu tàn Đông kết… mà thành ra Hằng Cửu như mãi mãi “nhựt vãng nguyệt lai; nguyệt vãn nhựt lai thiên thu bất tận”… Nhân đó, Dịch mới nêu lên luật “Hằng chuyển” của sự đời, tức là Động trong Tịnh, Tịnh trong Động, Lẽ Nhất Nguyên của Đạo Một.
2.3. Đại Tượng
Lôi Phong Hằng. Quân tử dĩ lập bất dịch phương.
雷 風 恆。君 子 以 立 不 易 方。
Theo quẻ Lôi Phong Hằng, người quân tử lựa chỗ “bất dịch phương” mà đứng.
Ở đây Đại Tượng bàn thẳng về phần Hình nhi thượng học của Dịch. Về nhân đạo thì Âm Dương là vợ chồng, còn về thiên đạo thì Âm Dương là việc đóng và mở, hay vãng và lai… trong câu “nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông” của Âm và Dương.
“Vãng lai” là một đi, một về, vô cùng vô tận. “Vãng lai” là một đi một về, cũng nói về cái đạo Nội Ngoại. Dương thì tán (đi ra), Âm thì tụ (là trở về). Dương, thì động; Âm, thì tịnh, cho nên học Đạo và thực hiện Đạo, là phải biết trở về cõi Tịnh: “Hư cực tịnh đốc”
Ở chính giữa cái vòng tròn, là một điểm đen gọi là điểm Hư Vô. Từ trong đi ra là phần dương tán ra; từ ngoài trở vào trong là phần âm tụ. Một ra một vào, một tiến một thối, một mở một đóng, đó là “một đóng một mở, một ra một vào “nhất hạp nhất tịch”, “nhất vãng nhất lai”, “nhất âm nhất dương”.
Điểm “Hư Vô chi Tâm” nằm ngay chỗ gặp gỡ của 2 đường kinh vĩ làm thành chữ thập. Những quẻ Kiền, Khôn, Ly, Khảm. Tâm Hư trụ nơi chỗ vô trụ đó, Dịch gọi là “bất dịch phương”: “quân tử lập bất dịch phương 君 子 立 不 易 方.
Toàn thể Bộ Chu Dịch chỉ nói đi nói lại có một điểm chính ấy mà thôi. Với đủ mọi khía cạnh. Cho nên dịch chỉ có 2 nghĩa chính là Biến và Bất biến (gọi chung bằng một chữ “HẰNG”. Nói là “Hằng” là đã nói “Chuyển” (gọi chung là luật “Hằng chuyển” một mâu thuẫn rất quan trọng của Kinh Dịch)
2.4. Tiểu Tượng
Sơ Lục: Tuấn hằng, trinh hung, vô du lợi.
初 六:浚 恆,貞 凶,無 攸 利。
Tượng viết: Tuấn hằng chi hung; thủy cầu thâm dã.
象 曰 浚 恆 之 凶 始 求 深 也。
“Tuấn”, là thái quá; “Tuấn hằng”, muốn đào sâu tình nghĩa hằng.
“Hằng”, là tình nghĩa sâu dài.
Có bản viết là “lai 來” nhưng thực sự là “cầu 求”, nhưng 2 chữ cùng một nghĩa.
Tại sao Sơ Lục lại bị “trinh hung” (cái hung rất bền, rất dài lâu, tức là “quá sức hung” Là vì Sơ, bất trung bất chánh (âm cư dương vị), đó là một tên tiểu nhân ở một địa vị quá kém, lại còn đèo bòng mong tiếp ứng hào Tứ mà không được.
Bởi giữa Sơ và Tứ có đến 2 hào dương, vì dương không chịu ngó xuống mà chỉ thích ngó lên (dương là thăng, chỉ có âm mới có giáng (ngó xuống).
Là kẻ dưới và thấp kém lại đèo bòng quá thân mật với Tứ (tuấn hằng, là cầu cạnh một cách quá lố, được quá thân thì lại tỏ vẻ quá trơ trẽn, nên bị phá “trinh hung”).
Người xưa có để lại câu cách ngôn: “Giao thiếu nhi ngôn thâm, nhục chi đạo dã” chỗ giao du còn rất cạn, lại mong được xử một cách thâm tình, chỉ là con đường đưa mình đến cái nhục! Thủy cầu thâm dã 始 求 深 也,恆 之 卤 也。
Tôi thường thấy có nhiều kẻ mới vừa được giới thiệu với các bậc danh nhân cao quý, thì lại tưởng mình đã được thân thiết như các người chí thân, nên ăn nói cười cợt sỗ sàng (nết của kẻ tiểu nhân) lại còn vỗ vai vỗ vế. Các thanh niên hiếu thắng thường mắc phải tật này… bởi họ bị “mặc cảm tự ti” rất nặng nên tỏ vẻ lố lăng hầu che giấu phần nào sự sợ hãi của họ. Có những kẻ vừa mới kết thân, lại vội vàng nhỏ to tâm sự với người, đó cũng là một nét tướng tiện… Con người này cũng đáng sợ, đáng khinh và đáng xa.
2.5. Cửu Nhị
Cửu Nhị: Hối vong. Cửu nhị hối vong, năng cửu trung dã.
九 二:悔 亡,九 二 悔 亡,能 久 中 也。
Hào Cửu Nhị, mất sự hối lỗi
Cửu Nhị, dương cư âm vị, là trái rồi, nhưng vì Nhị là được đắc trung, ứng với Ngũ cũng đắc trung, lấy Trung mà ứng với Trung là được sự “hằng cửu” ở đạo Trung, tất không có gì phải ăn năn hối lỗi cả.
Nên mới nói: “Cửu Nhị hối vong, năng cửu trung dã 九 二 悔 亡,能 久 中 也”.
Dịch rất quý chữ Trung: bất luận là việc gì, nếu thái quá hay bất cập đều chẳng bao giờ được trường cửu (lâu dài). Phàm bất trung, thì bất cửu.
Dịch, là Mâu thuẫn. Cho nên hào Cửu Nhị (nội quái là Tốn, có nghĩa là mềm dẻo, thuận thảo) tuy thấy là yếu nhược mà lại hết sức cương cường.
Người đàn bà (tuy là yếu) nhưng lại là hào Dương (cương cường) chung thủy, và làm chủ gia đình (nội tướng) như vị Thủ tướng Chính phủ. Còn Ngũ (là người đàn ông (trưởng Nam) chỉ là Ngoại tướng mà thôi (chạy bên ngoài) để lo nuôi gia đình.
Địa vị đàn bà đâu phải chỉ là Bà Vợ, mà cũng là Bà Mẹ (thiên sứ vô cùng quan trọng) nên ở đây quẻ Hằng, hào Cửu Nhị là chủ não – hào Dương; còn người chồng là hào Ngũ lại là hào Âm, nên rất yếu đuối đối với đàn bà, tất cả hạnh phúc trong gia đình đều giao trọn quyền cho người đàn bà.
Đặt tên là Hằng, vì sự chung tình là yếu tố căn bản để gìn giữ hạnh phúc gia đình, nền tảng của quốc gia theo người Đông phương. Yếu tố căn bản Đạo đức của hào Cửu Nhị là Trung và Trinh.
2.6. Cửu Tam
Cửu Tam: Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu, trinh lẫn.
九 三 :不 恆 其 德,或 承 之 羞,貞 吝。
Tượng viết: Bất hằng kỳ đức, vô sở dung dã.
象 曰:不 恆 其 德,無 所 容 也。
Theo lệ thường, thì dương hào lâm dương vị là đắc chánh, và nếu biết gìn giữ một cách bền vững đức chánh ấy sẽ không bao giờ xấu.
Nhưng mà hào Tam ở đây, lại trái hẳn: Quá cương mà bất trung thì hay làm càn làm bướng thường sa vào thái quá (vọng tác), mà còn toan ứng tiếp với hào Thượng Lục là một tên đại tiểu nhơn cũng bất trung, không biết gìn giữ đức Chánh của mình cho bền vững, quả là đáng xấu hổ (bất “hằng” kỳ đức, thừa chi tu, trinh lẫn 不 恆 其 德,承之 羞,貞 吝。).
Kẻ nào “bất “HẰNG” kỳ đức” (không biết giữ cho bền vững đức “HẰNG” của mình) nay trắng mai đen, thì hạng người tráo trở này còn có chỗ nào dung thân! vô sở dung dã 無所容也 ?Cửu Tứ: Điền vô cầm.九 四:田 無 禽。
Tượng viết: Cửu phi kỳ vị, an đắc cầm dã.
象 曰:久 非 其 位,安 得 禽 也。
Điền 田 là đi săn; Cầm 禽, là cầm thú.
Cửu Tứ là hào dương cương, nhưng “dương cư âm vị” là bất trung bất chánh, nên mới bảo “cửu phi kỳ vị” (hào Cửu không phải chỗ của nó) dù có muốn lân la nơi đó, cũng không phải chỗ của mình, ví như đi săn mà nơi đó không có cầm thú gì cả, đi săn chỉ tốn hao tâm lực và vô ích thôi. Bởi “cửu phi kỳ vị” nên “an đắc cầm dã”.Cần để ý đến 2 hào Cửu Nhị và Cửu Tứ. Cả hai đều “phi kỳ vị” cả, thế mà Nhị đắc trung nên tốt, còn Tứ bất trung nên xấu. Đủ biết, chỉ có Trung mới được Hằng thôi.
Xem Dịch phải cần lưu ý điều đó! Hễ “đắc trung” là “đắc vị”, người quân tử bao giờ cũng cư xử nơi Trung đạo. Đạo “Trung” là “chí công vô tư” nên không thiên vị với bất cứ điều gì, thiện hay ác.
Trung giả dã, thiên hạ chi đại bản dã. Hòa giả dã, thiên hạ chi đạt Đạo dã. Chỉ có 2 hào Nhị và Ngũ là đắc trung đắc vị mà thôi.
2.7. Lục Ngũ
Lục Ngũ: Hằng kỳ đức, trinh, phụ nhơn kiết, phu tử hung
.六 五:恆 其 德,貞,婦 人 吉,夫 子 凶。
Tượng viết: Phụ nhơn trinh kiết, tùng nhất nhi chung dã, phu tử chế nghĩa, tùng phụ hung dã.
象 曰:婦 人 貞 吉,從 一而 終 也,夫 子 制 義。從 婦 凶 也。
Theo lệ của Dịch, hễ “Phu xướng phụ tùy” (Dương xướng Âm họa).
- Dương thuộc về con số 3.
- Âm thuộc về con số 2.
Số 3 là con số biến của con số Thái Nhất, số 1 còn số 2 là con số tịnh, nên phải phục tùng (Tham Thiên, lưỡng địa nhi ỷ số). Đó là luật Âm Dương chi phối các hiện tượng trên đời. Hiểu sai luật Trời, làm điên đảo cả nhân sinh. Tây phương thuộc Kim, mà Kim năng sinh Thủy.
Thủy là tượng người đàn bà, cho nên Tây phương quá trọng người đàn bà, khiến cho họ quên ngay thiên chức. Bởi chất Kim, nên hay sinh Thủy, nịnh bợ đàn bà và đề cao đàn bà trong các phong trào “nam nữ bình quyền”. Đàn bà, không phải không có tài như đàn ông, nhưng không phải đó là thiên chức của họ. Thiên chức của họ cao hơn thiên chức của người đàn ông nhiều, thiên chức của một Bà Mẹ, thiên chức của Đấng “Mẫu nghi thiên hạ.
Bên Đông phương, trái lại Đông phương thuộc Mộc, nên được người đàn bà (Thủy) sinh cho, như một Bà Mẹ đối với con. Người đàn bà thương chồng như Mẹ thương con, thương vô điều kiện, luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho mọi sự đen bạc… và luôn luôn bảo hộ chồng vô cùng trìu mến!
Cho nên, Đông phương đâu cần “thờ Bà” mà được Bà thờ là khác. “Chồng chúa vợ tôi”
3. Ý nghĩa quẻ Lôi Phong Hằng trong công việc và cuộc sống
Trung hậu, thành thật và việc bảo vệ vị thế của bạn một cách cẩn thận sẽ có nghĩa là mọi việc suôn sẻ, và có thể duy trì được sự thịnh vượng của mình.
- Ước muốn: Có thể thành công.
- Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Hãy tìm. cách hòa giải.
- Việc làm: Sẽ tìm được công việc hết sức thích hợp.
- Thi cử: Sẽ đạt được điểm cao.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Tốt nhất hãy giữ nguyên trạng.
- Kinh doanh: Lợi nhuận tốt đẹp.
- Thị trường chứng khoán: Tăng, nhưng có giới hạn.
- Hôn nhân: Bền chặt, xứng đôi vừa lứa, thành công.
- Tình yêu : Tình cảm bền vững.
- Gia đạo: Được sinh trong gia đình phú hào. Vận may bền vững.
- Con cái: Thuận hòa giữa cha mẹ và con cái. An bình và hạnh phúc. Thai nghén: con trai. Sinh nở mẹ tròn con vuông.
- Vay vốn: Thành công.
- Tìm người: Sẽ mất nhiều thời giờ, nhưng người này sẽ trở về an toàn và khỏe mạnh, hoặc sẽ biết được những nơi người này thường lui tới.
- Vật bị mất: 0 trong nhà. Tìm kiếm nhẫn nại thì sẽ thấy. Hãy tìm ở hướng đông nam.
- Du lịch: Cát tường.
- Tuổi thọ: Khỏe mạnh và sống thọ.
- Bệnh tật: Kéo dài, nhưng có thể bình phục. Các bệnh kinh niên.
- Chờ người: Sẽ đến.
4. Lời Kết
Hy vọng với những chia sẻ về quẻ Lôi Phong Hằng phía trên mang đến cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc quý bạn đọc may mắn trong công việc và cuộc sống.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: