Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là quẻ 62 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy đây là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và ứng dụng của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá vào trong đời sống như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là gì?

Điềm báo của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là gì?
Điềm báo của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là gì?

Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá, đồ hình::||:: còn gọi là quẻ Tiểu Quá (小過 xiao3 guo4), là quẻ thứ 62 của Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
  • Ngoại quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).

Giải nghĩa: Quá dã. Bất túc. Thiểu lý, thiểu não, hèn mọn, nhỏ nhặt, bẩn thỉu, thiếu cường lực. Thượng hạ truân chuyên chi tượng: trên dưới gian nan, vất vả, buồn thảm.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá

2.1. Thoán Từ

小過: 亨, 利貞. 可小事, 不可 大事.飛鳥遺之音, 不宜上, 宜下, 大吉.

Tiểu quá: Hanh, lợi trinh. Khả tiểu sự, bất khả đại sự.

Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.

Quẻ này trái với quẻ Đại quá số 28. đại quá có 4 hào dương ở giữa, 2 hào âm ở dưới cùng và trên cùng, như vậy dương nhiều hơn âm, mà dương có nghĩa là lớn, âm là nhỏ, cho nên Đại quá có nghĩa là cái lớn (dương) nhiều hơn. Tiểu quá có 2 hào dương ở giữa, 4 hào âm ở trên và dưới, như vậy là âm – tức cái nhỏ – nhiều hơn dương tức cái lớn; cho nên đặt tên là Tiểu quá. Tiểu quá là cái nhỏ nhiều hơn; nhưng cũng có nghĩa là quá chút ít.

Bình thường thì vừa phải là hay. Nhưng cũng có khi quá một chút lại hay, chẳng hạn trong nhà, chồng tiêu pha nhiều quá, vợ chắt bóp một chút để được trung bình; hoặc khi thiên về bên tả quá, muốn lấy lại mức trung thì lại nên thiên về bên hữu một chút. Nhưng việc gì cũng phải hợp lẽ, hợp thời, hợp đạo chính thì mới được. Đó là ý nghĩa câu đầu.

Câu thứ hai” “Chỉ nên “quá” trong việc nhỏ, không nên “quá trong việc lớn; vì việc nhỏ, lỡ có quá một chút, hậu quả không tai hại, còn việc lớn mà lỡ quá một chút, một li có thể đi một dặm hậu quả rất nặng nề, như việc nước, lỗi lầm một chút có thể gây chiến tranh hoặc sự suy sụp về kinh tế…

2.2. Đại Tượng

Sơn thượng hữu lôi: Tiểu quá.

山 上 有 雷,小 過。

Quân tử dĩ hạnh quá hồ cung, táng quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm.

君 子 以 行 過 乎 恭,喪 過 乎 哀, 用 過 乎 儉。

Tượng quẻ Tiểu Quá, là: Trên núi có sấm nổ. Tiếng sấm tuy nổ vang, nhưng bị núi cản lại, nên tiếng sấm bị thu hẹp lại, không bay ra xa được!

Người quân tử xem tượng này, biết được rằng ở thời “tiểu quá” không nên làm việc lớn (đại sự) chỉ nên làm những việc nho nhỏ mà thôi! Đối với mình, thì nên biết tự hạ, ở phải cảnh tang tóc thì chỉ nên để cho đau thương chôn giấu trong lòng, không nên làm táng linh đình se sua mà “đình đám, trương hoành”; có mua sắm thì nên kiệm ước, chớ nên xa xỉ trang sức! Toàn là những cái “quá” (lỗi lầm) nho nhỏ, nên gọi là “tiểu quá” (“quân tử dĩ hạnh quá hồ cung; tang, quá hồ ai, dụng quá hồ kiệm”).

Chữ “cung” là khiêm cung. Tuy nhiên, dù gì cũng phải biết giữ mực Trung! Quá “khiêm cung” dễ thành ra thiếu sự chân thật; đau thương nên chỉ giữ ở trong lòng thôi, chứ đừng phô trương bên ngoài bằng đình đám linh đình (tang, quá hồ ai); còn sự cần kiệm tuy cần, nhưng đừng quá kiệm mà thành bủn sỉn keo kiệt! (用 過 乎 儉 dụng quá hồ kiệm). Bất cứ việc gì mà mất Trung, không còn phải hành tàng của người Quân tử!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Phi điểu dĩ hung.

初 六:飛 鳥 以 凶。

Con chim còn nhỏ bé lắm, nên nằm yên trong ổ, đợi có lông cánh đầy đủ sẽ hay; Nếu lại, muốn bay sớm, khó tránh hung họa!

Sơ Lục, là hào âm nhu, bất chánh, vẫn là tư cách đứa tiểu nhơn, dù có chính ứng với Tứ, mà Tứ cũng bất trung bất chánh, thì còn làm gì được việc, nếu cưỡng mà bay, e phải gặp cái nạn gãy cánh, mà lâm nguy! Khác nào “Long tại uyên vật dụng”. Ôi! cái bệnh thích lên mặt làm Thầy…! Nguy.

2.3.2. Hào Lục Nhị

Quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỉ, bất cập kỳ quân, ngộ kỳ thần, vô cựu.

六 二:過 其 祖,遇 其 妣,不 及 其 君, 遇 其 臣,無 咎。

Tượng viết:

Bất cập kỳ quân, thần bất khả quá dã.

象 曰:不 及 其 君,臣 不 可 過 也。

Hào Lục Nhị vượt qua hào 3 và hào 4 để tìm Ngũ âm (theo các quẻ khác thì chỉ có Âm Dương mới tìm nhau; nhưng ở quẻ “Quá” thì lại khác, vì Quá nên phải đi tìm chính yếu, dù không phải đủ bộ Âm Dương, đây là ngoại lệ của Dịch).

Hào Nhị vượt lên hào Ba (là Cha) leo qua hào Tứ (là ông nội) để gặp lại bà nội, (hào Ngũ âm là Âm mà cao, tượng Bà nội, nên mới nói (“quá kỳ tổ, ngộ kỳ tỉ”), nhưng vì phận làm tôi như Nhị, đâu được ngang hàng với Vua (hào Ngũ), nên mới nói “bất cập kỳ quân”, đành phải gặp thần 臣 (tôi của Vua). Như vậy, là ý muốn của Nhị, gặp Vua không đặng, thì gặp quan cận thần Nhà Vua cũng có sao, và như vậy cũng đã mãn nguyện! Nếu gặp Ngũ, thì lại bị “quá” không nên!

2.3.3. Hào Cửu Tam

Phất quá phòng chi, tùng hoặc tường, chi hung.

九 三:弗 過 防 之,從 或 戕 之 凶。

Ở vào thờ Tiểu Quá, Âm mạnh hơn Dương, chính là lúc tiểu nhơn lấn át người quân tử, nên phải dè dặt, cẩn thận… nên quái từ có lời răn dạy: tánh chất quá cương của Tam, đối với bọn tiểu nhơn, chớ quá xem thường chúng mà bị hại (chữ “tường 戕” là làm hại; “chữ phòng 防” là phải phòng bị cẩn thận). Nếu Tam chẳng biết lo phòng chúng, e có kẻ sẽ làm hại, mà mắc họa. Quẻ Tiểu Quá, khốn khổ nhất, là hào Cửu Tam này! Nhìn xuống là 2 hào âm đang xông lên toan bức hiếp mình; ngó lên trên, cũng có 2 hào âm toan bức ép mình từ trên.

Cửu Tứ đối với Tam có ích lợi gì không? Cửu Tứ tuy đồng đức là dương cương, nhưng Tứ bất đắc chánh nên còn thua Tam xa, làm gì giúp đỡ được! Người xưa có nói: “Quân tử năng úy tiểu nhơn, cố vô đại hoạn” (người quân tử nếu biết lo sợ kẻ tiểu nhơn, sẽ không bị họa hoạn lớn). Đúng là nói về người ở hào này! Sợ cho Tam nhiều, bởi Tam có tánh cương táo (quá nóng nảy).

Lời Tượng lại còn nói thêm: “Tùng hoặc tường chi, hung như hà dã 從 或 戕 之”. Nếu Tam mà chẳng biết lo phòng trước, cứ miệt thị khinh thường bọn tiểu nhơn, thì hung họa trong tương lai, không biết sẽ đến chừng nào?

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Vô cựu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tắc giới, vật dụng vĩnh trinh.

九 四:無 咎,弗 過 遇 之, 往 厲,必 戒,勿 用 永 貞。

Tượng viết:

Phất quá ngộ chi, vị bất đương dã.

象 曰:弗 過 遇 之,位 不 當 也。

Vãng lệ tất giới, chung bất khả trường dã.

往 厲 必 戒,終 不 可 長 也。

Cửu Tứ cũng đồng cảnh ngộ với Cửu Tam, nhưng nhờ Tứ là Dương lại đóng ở cung Âm nên biết tiết chế tánh hung hãn, xử sự biết âm nhu hơn, nên không lỗi (vô cựu). Ở thời này, không nên tấn công mà cần giữ gìn “thế thủ”.

Thật là khó xử ở địa vị Tứ này! Theo Nhị Âm, thì sợ nguy đến, nhưng cứ giữ mãi thế thủ mà chẳng biết biến thông, thì cũng chưa phải là hợp đạo! Ở trong một thời mà nước nhà vô đạo, lại cố giữ “Cao ngôn, cao hạnh”, cũng chưa phải là đúng đạo! “Vật dụng vĩnh trinh” là bảo chớ khư khư cố chấp theo một đường lối nào mà chẳng biết biến đổi cho hợp thời, thật là điều đáng tiếc!

2.3.5. Hào Lục Ngũ

Mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao công dực thủ bỉ tại huyệt.

六 五:密 云 不 雨, 自 我 西 郊 公 弋 取 彼 在 穴。

Tượng viết:

Mật vân bất vũ, dĩ thượng dã.

象 曰:密 云 不 雨,已 上 也。

Ngũ (tuy ở vị tôn) nhưng vì Âm nhiều hơn Dương, nên Ngũ chả làm được việc gì, chẳng qua “đồng loại tương cầu” cùng với Lục Nhị là bạn Âm, cùng nhau quấn quít vậy thôi!

Ngũ, lại còn xuống kéo Nhị lên giúp mình, lôi từ hang sâu đem lên (công dực thủ bỉ tại huyệt 公 弋 取 彼 在 穴)[1] (là bắt bằng cách đe dọa, cưỡng bức); “huyệt 穴” là hang sâu, bởi Nhị ở dưới nội quái là Cấn (núi) nên tượng “hang sâu trong núi”.

Tóm lại, ở vào thời Tiểu Quá. Âm khí quá dầy đặc, thì Ngũ và Nhị không làm được việc gì đâu, bất quá cặp kè nhau như đôi bạn gái cho qua thời buổi… đỡ buồn cảnh cô đơn.

XEM THÊM: Quẻ 61 – Phong Trạch Trung Phu

2.3.6. Hào Thượng Lục

Phất ngộ quá chi, phi điểu ly chi, hung. Thị vi tại sảnh.

上 六:弗 遇 過 之,飛 鳥 離 之 凶。 是 謂 災 眚。

Tượng viết:

Phất ngộ quá chi, dĩ kháng dã.

象 曰:弗 遇 過 之,已 亢 也。

Thượng Lục, bản chất âm nhu, lại ở vào thể Chấn. Chấn, là động như sấm sét vang trời! Chất Âm, mà là hiếu động như Lôi Chấn là điều quá dở! Tượng như con chim bay quá cao, cách mặt đất rất xa, không sao kéo lại kịp, cũng không sao kéo lại được (phi điểu ly chi… bay rất cao cách xa mặt đất), làm sao tránh khỏi hung họa?

Kẻ nào ở thời “tiểu quá” vô cùng đặc biệt này mà thế đạo toàn ở trong tay bọn tiểu nhơn vô sỉ, chẳng có ai còn biết an phận với những gì nhỏ bé của mình, lại đèo bòng vận động chạy chọt tìm một địa vị cao, thật cao… do bọn tiểu nhơn ban bố, kẻ ấy làm sao tránh khỏi “tai người, họa trời”, họ đã rời quá xa trật tự tự nhiên của trời đất!

Ở thời Tiểu Quá, 4 âm bao ngoài giữ 2 người quân tử nhốt vào trong… như nhốt vào ngục thất! Không lối thoát, vậy mà vẫn hiu hiu tự đắc đi lòn cúi để nhận một địa vị thừa do chúng ban cho, thật là u mê ám chướng đáng thương biết chừng nào!

3. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là quẻ HUNG hay CÁT?

“Tiểu quá” có nghĩa là “dương”, dương vượt quá âm, vì vậy nó có hình tượng “Vội qua cầu nhỏ”. “Cấp qua”: vội vàng đi qua, “Tiểu kiều”: cầu khỉ, cầu độc mộc. “Cấp qua tiểu kiều” là chuyện một đoàn người đi đến bờ sông, gặp chiếc cầu khỉ, vô cùng lúng túng. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “Tiến lợi lui hại”.

Như vậy Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá có điềm “Tiến lợi lui hại”. Tiểu Quá chỉ thời vận tương đối khó khăn, do kẻ tiểu nhân quá nhiều, không phải là thời vận tốt cho mọi việc. Chỉ thuận tiện cho những việc nhỏ, không lợi cho những việc lớn. Người quân tử thuận theo thời cuộc, cái gì cũng phải làm quá đi một tí mới hợp thời. Tài vận không có, kinh doanh nhỏ thì được, làm lớn khó thành. Thi cử trái với dự kiến. Công việc khó tìm. Xuất hành đi xa bất lợi. Kiện tụng kéo dài, tốn kém, tìm cách hòa giải ngay từ đầu thì hơn. Bệnh tật nhì nhằng không dứt, dễ nặng lên. Tình yêu không thuận, cuối cùng không thành. Hôn nhân gặp nhiều vướng mắc, dễ thất bại.

4. Ứng dụng của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là gì?
Ứng dụng của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá là gì?
  • Ước muốn: Chỉ có cơ hội thành công rất nhỏ. Những ước muốn lớn lao thì không thể thực hiện được.
  • Hôn nhân: Cuộc hôn nhân không tương hợp, không xứng lứa vừa đôi và dẫn đến cảnh chia tay. Tốt nhất hãy cẩn thận suy nghĩ lại.
  • Tình yêu: Không thành công trong một thời gian. Nhưng sự trễ nải quá lâu sẽ dẫn đến thất bại, bởi phía bên kia có thể thay đổi tình cảm.
  • Gia đạo: Bất hòa trong gia đình, gia cảnh suy vi. Có khả năng bạn sẽ rời khỏi quê nhà và kiếm sống ở xa.
  • Con cái: Bất hòa giữa cha mẹ và con cái, và giữa con cái với nhau. Thai nghén: con trai.
  • Vay vốn: Chỉ có thể vay được những khoản nhỏ, còn khoản tiền lớn thì không.
  • Kinh doanh: Thua lỗ và thất bại.
  • Thị trường chứng khoán-. Giá thấp. Sẽ có bước tăng giá nhảy vọt về sau, nhưng rồi lại giảm xuống lần nữa.
  • Tuổi thọ: Suy yếu, thường xuyên bệnh tật; có khả năng đoản thọ.
  • Bệnh tật: Sẽ xấu đi. Phải cực kỳ chú ý thì mới có thể bình phục được. Tiểu đường và các bệnh ở ngực.
  • Chờ người: Sẽ không đến.
  • Tìm người: Đang ở xa và không thể tìm được.
  • Vật bị mất: Đã bị đánh cắp hay bị mất và không thể tìm lại được.
  • Du lịch: Không thuận lợi.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất hãy ngừng lại.
  • Việc làm: Không hy vọng.
  • Thi cử: Điểm kém.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Tốt nhất hãy chờ dịp khác.
  • Thời tiết: Nhiều mây vào buổi sáng và buổi tối nhưng trời quang đãng vào ban trưa.
  • Thế vận: vì tự phụ nên thất bại. cần tham khảo và lắng nghe ý kiến mọi người.
  • Hy vọng: khó như ý.
  • Tài lộc: chưa có.
  • Sự nghiệp: chưa thành.
  • Nhậm chức: chưa thành.
  • Nghề nghiệp: nếu chuyển nghề thì bất lợi.
  • Tình yêu: cuối cùng chia tay vì đôi bên không hợp.
  • Hôn nhân: không thành.
  • Đợi người: họ không đến.
  • Đi xa: đi bất lợi.
  • Pháp lý: bất lợi cho mình.
  • Sự việc: mất thời gian cho giao dịch.
  • Bệnh tật: bệnh nặng.
  • Thi cử: trái với dự kiến qua kết quả.
  • Mất của: khó tìm.
  • Xem người ra đi: người ra đi không rõ nơi đến.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá trong đời sống hàng ngày. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: