Cúng kiếng là một trong những phong tục không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là khi cúng đất đai trong nhà. Có rất nhiều dịp cúng đất đai trong nhà: cúng xin động thổ, bồi hoàn long mạch, hàn the long mạch, khánh thành nhập trạch, tạ đất đầu năm – cuối năm. Mỗi nghi lễ sẽ có ý nghĩa và cách chuẩn bị mâm cúng đất đai trong nhà khác nhau, tùy vào điều kiện và sở thích cúng chay – mặn của gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các mâm cúng đó thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Các hoạt động cúng đất đai trong nhà

1.1. Xin động thổ, khởi công công trình

Lễ cúng động thổ là hoạt động thực hiện trước khi khởi công một công trình nào đó. Lễ cúng này được bắt nguồn từ xa xưa và được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong nghi lễ này, gia chủ sẽ soạn mâm cúng, lễ lạt và chuẩn bị văn khấn và khấn xin thổ địa của mảnh đất mà gia chủ xây dựng nhằm xin phù hộ để công trình được thực hiện một cách trôi chảy, thuận lợi. Lễ động thổ thường được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.

1.2. Lễ bồi hoàn long mạch, hàn the long mạch

Lễ hàn long mạch (hay còn gọi là lễ bồi hoàn long mạch, lễ điền hoàn địa mạch) là nghi lễ được ông cha ta sử dụng nhằm giải trừ đi những điềm xấu, những vận xui gây ảnh hưởng không tốt đến đất đai, long mạch của mảnh đất của gia chủ. Những điềm xấu nhẹ thì mất của còn nặng thì mất mạng, gia đình ly tán, hạnh phúc tiêu tan.

mâm cúng đất đai trong nhà
Một số loại lễ cần mâm cúng đất đai trong nhà

Sau khi làm xong lễ bồi hoàn sẽ là lễ hàn the long mạch. Về cơ bản, sau khi bồi hoàn đất xong sẽ về trạng thái bằng phẳng như ban đầu, lúc đó sẽ khấn lễ hàn the long mạch để đất liền như cũ (lưu ý trước khi nhập trạch cần mua đất âm để sau âm phù dương trợ nhà mới có khí vận tốt).

1.3. Lễ khánh thành nhập trạch

Lễ nhập trạch (còn gọi là lễ lên nhà mới, về nhà mới) là nghi lễ vô cùng quan trọng với gia chủ theo quan niệm dân gian. Đây là nghi lễ nhằm khai báo với các vị quan cai quản đất đai khu vực sống của gia chủ về việc gia đình sẽ đến nơi làm lễ để ở, từ đó mong các vị quan cai quản sẽ phù hộ độ trì để cuộc sống gia đình an lành, hạnh phúc, công danh sự nghiệp tài lộc phất lên như diều gặp gió.

1.4. Lễ tạ đất

Lễ tạ đất cuối năm (còn được gọi là lễ tạ Thần linh Thổ địa) là nghi lễ được thực hiện nhằm cảm tạ các vị thần linh đã trông giữ, cai quản đất đai của gia chủ trong một năm vừa qua. Đây là nghi lễ được thực hiện rất long trọng để mong thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho gia đạo êm ấm, hạnh phúc trong năm tới. 

Sau lễ tạ đất cuối năm sẽ là nghi lễ cúng đất đầu năm để khai mở năm mới, để cảm tạ, bày tỏ lòng kính trọng đến các vị thần linh.

=> Nhìn chung, có rất nhiều nghi lễ tác động đến đất đai trong nhà, mỗi nghi lễ lại mang một ý nghĩa khác nhau và đòi hỏi sự chuẩn bị khác nhau. Những nghi lễ mà Thăng Long Đạo Quán nên trên là các nghi lễ cơ bản nhất với người dân châu Á nói chung và người dân Việt Nam nói riêng.

2. Mâm cúng đất đai trong nhà

Sau khi hiểu rõ được các nghi lễ cúng đất đai trong nhà, kế đến chúng ta sẽ xem các nghi lễ này cần chuẩn bị mâm cúng như thế nào trong các phần dưới đây nhé!

2.1. Mâm cúng đất đai cuối năm trong nhà

Mâm cúng đất đai cuối năm trong nhà bao gồm: 

  • Hương thơm
  • Nhang đèn
  • Hoa quả tươi
  • Trầu cau
  • Đèn cầy
  • Gạo
  • Muối trắng
  • Nước lọc tinh khiết
  • Xôi
  • Chè
  • Cháo trắng
  • Thuốc lá
  • Gà trống luộc (hoặc chân giò luộc)
  • Rượu
  • Các loại bánh kẹo
  • Vàng mã (bộ ngũ phương, bộ thần linh, 50 lễ vàng, 1 cây hoa nhỏ 1000 vàng, cya vàng ngũ phương,…)

Với lễ cúng tạ Thổ Công, các bạn có thể dùng mâm cúng mặn. Mâm cúng mặn cúng Thổ Công gồm có: gà trống thiến luộc (hoặc chân giò luộc), chai rượu trắng, bia, nước ngọt, chè, bát muối trắng, bát gạo trắng, các loại bánh kẹo,…

mâm cúng đất đai trong nhà
Mâm cúng đất đai trong nhà gồm những lễ vật gì?

2.2. Mâm cúng đất đai xin động thổ

Mâm cúng xin động thổ sẽ cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Bộ tam sên (một khổ thịt luộc, 3 con tôm hấp, 3 quả trứng vịt luộc)
  • Một con gà trông luộc nguyên con
  • Một đĩa xôi lớn
  • Một nồi cháo trắng
  • Một đĩa muỗi
  • Một đĩa gạo
  • Ba chén trà, một chén rượu
  • Một đĩa ngũ quả (bưởi, chuối, lê, hồng – táo,…)
  • Một bình hoa tươi (số lượng hoa là số lẻ)
  • Một cặp nến, đèn cầy
  • Hương thơm, bánh kẹo, tiền vàng
  • Một bộ đồ cho các vị thổ thần

2.3. Mâm cúng đất đai bồi hoàn – hàn the long mạch

Lễ vật cho lễ bồi hoàn địa mạch bao gồm những đồ vật sau:

  • Nặn Thần Quy (Thần Rùa): Dùng nước của 3 con sông sau đó trộn với đất rồi nặn hình Thần Quy. Trong quá trình nặn, để kim và chỉ ngũ sắc vào bên trong để tạo thành Ngũ Linh Thổ. Với các gia đình cẩn thận hơn, có thể nấu nước của 3 con sông lên, sau đó cho vào chu sa (đất sét đỏ) và đợi nước vang hàn long mạch nguội rồi mới tạo hình Thần Quy. Cuối cùng, ghi chú 2 chữ Án Lam.
  • 5 loại đậu (5 màu tượng trưng cho 5 ngũ hành)
  • 5 loại hoa (5 màu tượng trưng cho 5 ngũ hành)
  • 5 cờ sắc
  • 5 loại đất linh
  • Kim chỉ ngũ sắc
  • 1 ít cát ở ngã ba sông
  • Mâm lễ mặn (xôi, gà nguyên con, giò lụa, bánh chưng mỗi thứ một và 2 bát chè ngọt)
  • 2 đèn cầy hoặc 2 cây nến
  • Vàng mã
  • Hương thơm
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Chè khô
  • 1 chén gạo, 1 chén muối, 1 chén nước

2.4. Mâm lễ nhập trạch

Mâm cúng đất đai trong nhà cho lễ nhập trạch, về nhà mới bao gồm những đồ sau:

  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 bình hoa tươi
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • 1 bó nhang
  • 1 cặp đèn cầy
  • Gạo, muối
  • 3 hũ nước

Nếu cúng lễ mặn thì cần chuẩn bị như sau:

  • Đĩa xôi
  • Gà luộc nguyên con
  • Bộ tam sên (một khổ thịt luộc, 3 con tôm hấp, 3 quả trứng vịt luộc)
  • 3 chén trà
  • 3 chén rượu
  • 3 điếu thuốc
  • Món xào, món canh,…

Ngoài chuẩn bị xong mâm lễ, xin đừng quên tìm hiểu về văn khấn cúng đất đaiđể buổi lễ diễn ra chỉn chu, vẹn toàn.

=> Nhìn chung, mỗi loại lễ khác nhau sẽ có sự chuẩn bị về mâm cúng khác nhau. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà các bạn có thể chuẩn bị lễ mặn hay lễ chay. Tuy nhiên, cái chính là nằm ở lòng thành tâm của gia chủ. Một số đồ lễ không thể thiếu trong bất kỳ lễ nào hoặc lễ chay, lễ mặn chính là: Hoa quả, nhang đèn, trầu cau, vàng mã, muối – gạo, hũ nước,…

3. Các lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng đất đai trong nhà

Dưới đây là một số lưu ý mà các bạn cần tuyệt đối tuân thủ trong khi chuẩn bị mâm cúng đất đai trong nhà:

  • Không quan trọng mâm lễ to hay nhỏ, chay hay mặn, cái chính là nằm ở lòng thành tâm của gia chủ. Khi thực hiện nghi lễ cần phải giữ được thái độ thành tâm, nghiêm túc thì lời tạ ơn, cầu nghuyện mới có thể thành hiện thực.
  • Khi chuẩn bị mâm cúng hay thực hiện cúng, gia chủ cần phải ăn mặc nghiêm trang, chỉn chu, tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.
  • Không nên sát sinh trong dịp lễ tạ nhà mới
  • Có một vài sự tích cho rằng, người miền Nam trước khi cúng lễ cho Thổ Công sẽ phải ăn trước một miéng vì trước đây Ngài bị đầu độc nên rất sợ, phải có người ăn thì ngài mới dám nhận và thưởng lễ. Còn nếu người miền Bắc cúng thì mọi thứ vẫn bình thường, tuyệt đối không được ăn trước lễ cúng.

mâm cúng đất đai trong nhà

4. Lời kết

Trên đây là bài viết tổng hợp các mâm cúng đất đai trong nhà theo từng nghi lễ khác nhau, phục vụ từng mục đích khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 để được đội ngũ chuyên gia của Thăng Long Đạo Quán giải đáp.

Đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại và nhận ngay 5 ngày sử dụng app miễn phí với tài khoản VIP để dễ dàng tra cứu các thông tin phong thủy hợp với bản mệnh của mình mọi lúc, mọi nơi.