Chia ly âm dương là điều không ai muốn, nhưng đây là lẽ tự nhiên nên chúng ta không thể thay đổi được. Vậy nên khi không may trong nhà có người mất, sẽ có các nghi thức cúng tuần đầu, tuần 2 và tuần 3. Bài viết dưới đây, Thăng Long Đạo Quán sẽ chia sẻ tới bạn đọc về nghi thức cúng tuần thứ 3 và bài văn khấn tuần thứ 3 như thế nào là đúng chuẩn. Hãy cùng đọc hết nội dung bên dưới để có câu trả lời nhé!

1. Cúng tuần thứ 3 là gì?

Ý nghĩa khi cúng 21 ngày
Ý nghĩa khi cúng 21 ngày

Cúng tuần thứ 3 hay còn gọi là cúng Tam Thất, cúng 21 ngày. Được tính từ lúc người nhà mất được 21 ngày. Cúng tuần thứ 3 với mong muốn cầu nguyện cho người đã khuất vượt qua những cửa ngục dưới phủ Diêm Vương được thuận lợi, dễ dàng. 

Đây là nghi thức có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào nước ta từ xa xưa. 

2. Nghi thức cúng tuần thứ 3

2.1. Lễ vật cúng Tam Thất

Không thể thiếu trong các ngày cúng đó chính là mâm cơm cúng. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm cúng mặn hay chay đều được. Cơm cúng không cần quá cầu kỳ, điều quan trọng là lòng thành của người ở lại. 

  • Hoa tươi, trái cây, bánh kẹo ngọt.
  • Nhang, đèn, nến, rượu, trà, nước lọc.
  • Mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn tùy vào gia đình. Trong mâm cúng thường có các loại món ăn mà người mất thích. Chẳng hạn mâm mặn có: Cơm, canh miến, chả giò (nem), heo quay, món xào…
  • Vàng mã, quần áo giấy cho người đã khuất.

Vì đây là một trong những lễ cúng quan trọng cho người mới mất, vậy nên mọi thứ không được chuẩn bị sơ sài, qua loa. Một phần là để bày tỏ lòng thành tâm, tiếc thương của người ở lại với người đã ra đi. Đồng thời cũng muốn an ủi linh hồn và hy vọng người đã khuất không phải thiếu thốn điều gì ở thế giới bên kia.

Xem thêm bài viết: Nghi thức cúng 49 ngày để chuẩn bị cho ngày cúng tiếp theo được chu đáo.

Cỗ chay hay mặn sẽ tuỳ thuộc vào gia đình
Cỗ chay hay mặn sẽ tuỳ thuộc vào gia đình

2.2. Văn khấn cúng tuần 21 ngày

Dưới đây là bài văn cúng tuần thứ 3 đầy đủ và chuẩn nhất:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con kính lạy các Chư vị tôn Thần, cùng Chư Phật cai quản xứ này

Hôm nay là ngày….tháng….năm…..(âm lịch), Nhằm ngày…..tháng….năm…..(dương lịch)

Tại (nơi ở):……………………………………

Con là………vâng theo lệnh của mẫu thân/ phụ mẫu, các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể và con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ, kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:………………………….. Kính dâng chút lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước bài vị của………………… chân linh

Xin tấu trình thưa rằng:

Núi Hỗ/ Dĩ sao mờ, nhà Thung/ Huyên bóng xế. (Nếu là cha/ mẹ sẽ đọc khác nhau)

Tình cha nghĩa mẹ sinh dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết; Mấy lâu nay Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng bóng. Sống thời lai lai láng láng! Sinh thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất tới tuần; Lễ bạc tâm thành có nén nhang kính tế.

Kính mời……………………………

Cùng các Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Tiên sư, Thánh sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên bình tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3. Những lưu ý khi cúng 21 ngày

Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong nghi thức cúng tuần thứ 3. Đó là:

  • Trong mâm cơm cúng tuyệt đối không được sử dụng thịt mèo, thịt chó.
  • Đồ cúng phải được nấu chín, không được bốc vụng đồ cúng.
  • Khi chuẩn bị xong xuôi, cần để đồ cúng lên ban thờ hoặc đặt ở phản, trên kệ, tuyệt đối không được được để dưới đất. Nếu chưa tiến hành cúng luôn thì cần có người trông coi mâm cơm cúng để tránh chó mèo, chuột… chạm vào đồ lễ.
  • Trên ban thờ không được để hoa héo
  • Khi đọc bài cúng 3 tuần cho người mất, cần đọc rõ ràng, không nên đọc quá to, tránh các linh hồn khác theo vào nhà.
  • Đặc biệt, khi thực hiện nghi lễ thì mọi người cần giữ thái độ nghiêm túc, thành kính và cầu nguyện cho người đã mất sớm được siêu sinh siêu thoát.
  • Không được hạ mâm cơm xuống khi hương chưa tàn.
  • Cần phải đốt nhang liên tục cho, khi thấy gần hết thì cần thay nhang mới ngay.

Để biết thêm về cúng 100 ngày ngày, bạn có thể xem thêm bài viết Cách cúng 100 ngày cho người mất

4. LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin mà Thăng Long Đạo Quán muốn chia sẻ tới bạn đọc về nghi thức cúng tuần thứ 3. Mong rằng với những nội dung trên, bạn đã có thêm chút kiến thức về một trong những tập tục quan trọng của nhân dân ta.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000 để được chuyên gia tư vấn.

Để biết thêm về các phong tục, tập quán của người Việt, hay Phong thuỷ, Tử vi, Bát tự… bạn chỉ cần tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại di động của mình nhé!