Cúng 49 ngày là một hình thức tiễn đưa cà cầu siêu cho linh hồn của người mới mất. Giúp họ an tâm ra đi và giảm nghiệp phần ở kiếp này. Vậy nghi thức cúng ra sao? Bài cúng 49 ngày nên cúng như thế nào? Để có lời giải đáp cho những thắc mắc này, hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để biết thêm về phong tục này nhé!

1. Ý nghĩa cúng 49 ngày 

1.1. Quan niệm về lễ cúng 49 ngày

Cúng 49 ngày hay còn được gọi là cúng Chung Thất hay là lễ Tốt Khốc. Lễ cúng này là một trong những phong tục của người Việt và được lưu truyền cho đến tận bây giờ.

Ý nghĩa của cúng 49 ngày
Ý nghĩa của cúng 49 ngày

Dân gian quan niệm rằng, sau khi chết đi linh hồn vẫn chưa đi sang thế giới bên kia, mà vẫn còn lưu luyến trần gian. Vậy nên cúng 49 ngày để tiễn biệt linh hồn đã mất, giúp họ ra đi được thanh thản hơn, không còn luyến lưu trần thế.

Ngoài ra cúng 49 ngày cũng là thể hiện niềm tiếc thương, kính trọng của người thân với người đã khuất. Vì sau khi chết con người ta sẽ được luân hồi chuyển kiếp ở những kiếp tiếp theo. Cúng Chung Thất với mong muốn được đã chết được giảm nghiệp tội ở kiếp này, khi đến Diêm Vương Phủ, nếu có tội sẽ được luận nhẹ tội hơn mà đi đầu thai.

1.2. Cách tính cúng lễ Tốt Khốc

Thông thường, sẽ có 2 cách tính lễ Tốt Khốc. Việc lựa chọn theo cách nào sẽ tùy thuộc vào phong tục nơi bạn sinh sống.

  • Tính từ ngày mất đến ngày thứ 49, sau đó làm lễ cúng Tốt Khốc.
  • Tính từ ngày an táng để ngày thứ 49, sau đó làm lễ cúng Tốt Khốc.

2. Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày

2.1. Cúng 49 ngày cần chuẩn bị những gì

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày sẽ tùy thuộc vào gia chủ hoặc văn hóa vùng miền khác nhau. Như những người theo đạo Phật thì hay làm lễ chay, bởi đạo Phật thường quan niệm rằng việc sát sinh khi làm lễ Tốt Khốc sẽ phần nào gây thêm nghiệp cho người đã mất.

Tuy nhiên với những người không theo tôn giáo nào hoặc theo Lương giáo thì cúng 49 ngày cũng giống như các ngày lễ thôn thường khác, chay hay mặn đều được. Dưới đây là mâm lễ cúng 49 ngày cho người mất, bạn có thể tham khảo.

Mâm cúng 49 ngày ở nhà:

  • 15 xấp tiền vàng trở lên, khoảng 2 – 3 bộ quần cho người mất.
  • Các loại vàng mã và một số đồ dùng cần thiết cho con người như ở trần gian.
  • Mâm cúng gồm các món quen thuộc như thịt, cá, xôi chè,…
  • Nhang đèn, trái cây, hoa cúng, nước, rượu.

Mâm cúng 49 ngày ngoài mộ:

  • Khoảng 2 – 3 bộ quần áo, vàng mã và các vật dụng cần thiết cho con người tương tự như ở dương gian.
  • Hơn 15 xấp tiền vàng
  • Thịt, cá có thể chế biến theo kiểu kho, luộc đều được.
  • Các loại trái cây và bánh kẹo, nhang đèn, bật lửa, bình hoa
  • Nếu cúng chay có thể cúng xôi, chè, bánh kẹo và các loại trái cây tươi đều được.

2.2. Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày

Sau khi chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng, gia chủ có thể tham khảo cách bày trí bàn thờ dưới đây:

Đối với lễ chay: Nên có đủ hương, hoa, đèn, nước, nhang, hoa quả, đồ chay đã chuẩn bị, sau đó bài trí trên mâm rồi dâng lên bàn thờ. Đặc biệt, mâm chay sẽ được dâng trên bàn thờ Phật hoặc gia đình tiến hành cầu siêu ở chùa. Gia chủ lưu ý, không cúng bằng vật phẩm đồ mặn trước bàn thờ Phật.
Đối với lễ mặn: Lễ mặn cần có hương, hoa, trà, quả, nước, nhang, đồ ăn mặn (có thể chuẩn bị theo sở thích của người mất khi còn sống, tuyệt đối không có thịt chó, thịt mèo).

Xem thêm bài viết Cần làm gì cho người sắp chết? để biết thêm những điều cần làm cho người thân sắp qua đời.

Cơm cúng mặn hay chay là do gia chủ chuẩn bị
Cơm cúng mặn hay chay là do gia chủ chuẩn bị

3. Bài cúng 49 ngày

Dưới đây là bài cúng 49 ngày cho người mới mất phổ biến nhất hiện nay:

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày ………..tháng ……….năm …………. (lịch Âm),nhằm ngày………….tháng ………….năm…….. (Lịch dương).

Tại địa chỉ:…………..

Con trai cả là: ………………

Vâng lệnh của mẫu thân/ phụ thân, của chú, bác, anh, chị, em và dâu rể, con cháu nội ngoại.

Nhân ngày cúng chung thất theo nghi lễ cổ truyền, kính cẩn sắm sửa lễ vật gồm: (đọc tên các lễ vật đã chuẩn bị để dâng hương)

Kính dâng lễ mọn tâm thành

Trước linh vị hiển chân linh.

Con xin kính cẩn trình thưa rằng:………….

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là cha) / Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là mẹ). Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao nhiêu. Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng biết là bao. Mất lâu nay thở than trầm mơ màng.

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng hớn hở chừng nào. Thác thời kể tháng kể ngày buồn tênh mọi lẽ.

Đến nay, chung thất tới tuần. Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang.

Xin mời hiển linh …………. 

Xin mời hiển linh …………. 

Xin mời hiển linh …………. 

Cùng với các vị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về thụ hưởng lễ vật.

Kính cáo các liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, các vị Thánh, Thiên chủ, Ngũ Tứ gia thần linh phù hộ độ trì, mọi sự tốt đẹp.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

4. Cúng 49 ngày cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý quan trọng trong lễ cúng 49 ngày để mọi việc được thuận lợi, người mất yên tâm ra đi.

  • Trước tiên mâm lễ cúng không được có thịt chó, thịt mèo.
  • Các món ăn cần được nấu chín, tránh nấu sống.
  • Khi nấu xong cần đặt lên ban thờ hoặc sập, phản, còn nếu chưa cúng luôn thì phải để ở nơi sạch sẽ, đậy cẩn thận.
  • Không để hoa héo trên ban thờ
  • Nơi thờ cúng phải được lau dọn sạch sẽ và hướng mâm cơm cúng cần được tham khảo qua hướng thầy chùa.
  • Những người tham gia lễ cúng 49 ngày cần có trang phục gọn gàng, lịch sự, tránh màu sắc lòe loẹt.
  • Khi cúng không được nói năng tuỳ tiện, không nói chuyện cười đùa, tránh đọc văn cúng quá to kẻo các linh hồn khác theo vào nhà.
  • Không được hạ mâm cơm cúng xuống trước khi nhang cháy xong, để nhang cháy hết mới được hạ.
  • Cần thay nhang liên tục, tránh để tàn hương mới thay.

5. Những câu hỏi liên quan

5.1. Nên cúng 49 ngày ở nhà hay ngoài mộ

Nhiều người vẫn thắc mắc rằng nên cúng 49 ngày ở nhà hay ở ngoài mộ. Đa số phong tục của nhiều địa phương sẽ cúng cả ở nhà và ở ngoài mộ. Trước tiên là sẽ làm lễ cúng ở nhà, sau đó là di chuyển ra mộ để cúng tiếp. 

5.2. Sau 49 ngày có cúng cơm nữa không?

Theo quan niệm của Phật giáo, sau 49 ngày thì linh hồn sẽ gần như đã tiêu tan khỏi trần thế và chuyển sang một thế giới khác. Sau 49 ngày thì đa số sẽ không cúng cơm liên tục nữa. Thay vào đó là đợi 100 ngày và làm lễ cúng 100 ngày. Còn một số địa phương vẫn duy trì cúng liên tục tới ngày thứ 100. 

5.3. Cúng 49 ngày trước có được không

Cúng 49 ngày là một trong những nghi thức quan trọng cho người mới mất. Vậy nên gia chủ không nên cúng trước ngày 49. Tuy nhiên, nếu gia đình có việc bắt buộc phải cúng trước 49 ngày thì vẫn có thể được (nhưng không khuyến khích cúng trước). Các nghi thức và đồ lễ vẫn chuẩn bị như trên.

5.4. Nên cúng 49 ngày hay 50 ngày

Cúng 49 hay 50 ngày tuỳ thuộc vào tập tục vùng miền
Cúng 49 hay 50 ngày tuỳ thuộc vào tập tục vùng miền

Người đời vẫn quan niệm rằng sau khi đã qua đời phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày và sau 7 tuần vong hồn sẽ được siêu thoát. Đây là quãng thời gian đủ để linh hồn người khuất an tâm từ giã cõi trần. Vù vậy đa số các địa phương sẽ cúng 40 ngày.

Tuy nhiên vẫn có một số nơi để tròn 49 ngày được trọn vẹn, nên hết ngày thứ 49 và sang ngày 50 mới thực hiện nghi thức cúng (gọi là cúng 50 ngày). Vậy nên việc chọn 49 hay 50 ngày sẽ tùy thuộc vào tập tục của vùng miền. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người lớn tuổi trong họ hàng để có quyết định.

Xem thêm: Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước

5.5. Nên cúng 35 ngày hay 49 ngày

Cũng như câu trả lời về cúng 49 hay 50 ngày. Việc gia chủ chọn cúng 35 hay 49 ngày sẽ tuỳ vào phong tục tập quán của từng vùng miền. Bạn nên tham khảo thông tin từ các bậc trưởng bối trong dòng tộc để nắm rõ hơn về thông tin này. Tuy nhiên đa số sẽ cúng 49 ngày vì đây là thời gian mà linh hồn người khuất đã không còn vương vấn trần thế.

6. LỜI KẾT

Trên đây là những thông tin và Thăng Long Đạo Quán muốn chia sẻ tới bạn về trình tự và bài cúng 49 ngày. Đây là một trong những tín ngưỡng lâu đời, cũng như nét đẹp văn hoá được lưu giữ  cho tới ngày này. Để thể hiện niềm tiếc thương và giúp linh hồn của người ấmt có thể an tâm ra đi.

Để tìm hiểu nhiều hơn về các Phong tục tập quán, nghi thức nghĩ lễ quan trọng của người việt, Phong thuỷ, Tử vi… bạn chỉ cần tải APP Thăng Long Đạo Quán về điện thoại của mình.