Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.

Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu Sự tích và cội nguồn của Tết Trung Thu huyền thoại đầy ý nghĩa nhé

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

Cội nguồn và ý nghĩa của Tết Trung Thu huyền thoại

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về Tết Trung thu khác nhau. Nếu như Trung thu của người Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội và chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của Tết Trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra Tết Trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Dương Quý Phi xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành bị gán mác quyến rũ vua Dường
Dương Quý Phi xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành bị gán mác quyến rũ vua Dường.

Còn ở Việt Nam,Tết Trung Thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Nhiều người cho rằng đây là một nét văn hóa du nhập từ Trung Quốc trong thời gian Việt Nam bị phương Bắc đô hộ. Tuy nhiên, có tài liệu ghi chép lại rằng, Tết Trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Xem thêm: Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc với những nét khác biệt độc đáo riêng

Tết Trung Thu ở Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.

Ngày hội Tết Trung thu là những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người
Ngày hội Tết Trung thu là những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người.

Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang – trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Văn hóa múa Lân/múa Sư Tử Tết Trung Thu

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Văn hóa múa lân/múa sư tử vào mỗi dịp Tết Trung thu
Văn hóa múa lân/múa sư tử vào mỗi dịp Tết Trung thu.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được. Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

Kết luận

Tết Trung Thu là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đã có từ lâu đời. Có thể có nhiều câu chuyện, sự tích về nguồn gốc của Tết Trung Thu nhưng có một điều chắc chắn rằng nét văn hóa đẹp đẽ này đã đang và sẽ được lưu truyền lâu dài từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Tham khảo: Những tên gọi và ý nghĩa khác của Tết Trung Thu.