Tết Hàn thực hay còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay, đây là 1 phong tục có từ xa xưa của người Việt.  Để tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành và tỏ lòng thành kính đến những người đã khuất. Hãy cùng Thăng Long đạo quán tìm hiểu lịch sử hình thành phong tục Tết Hàn thực qua bài viết này. 

1. Tìm hiểu Tết Hàn thực

1.1 Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu?

Có rất nhiều ý kiến cho rằng phong tục Tết Hàn thực ở Việt Nam có bắt nguồn từ Trung Quốc. Bởi có điển tích ghi lại rằng ngày mùng 3 tháng 3 là ngày vua Tần tưởng nhớ đến hiền sĩ Giới Tử Thôi. Do ông có công phò tá vua lưu vong 19 năm, cùng trải qua khoảng thời gian khó khăn, vất vả và hiến nhiều kế sách để lấy lại quốc gia. Tuy nhiên khi vua lấy lại được ngôi vương trọng thưởng có rất nhiều người có công khi tòng vua lưu vong nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Hiền sĩ không oán giận mà về quê cùng mẹ ở ẩn trong núi.

Về sau khi vua tấn Văn Công nhớ ra và cho người đi tìm Tử Thôi về lĩnh thưởng thì ông nhất quyết không nhận. Vua Tần vì muốn ép Tử Thôi ra nên sai người đốt rừng nhưng ông nhất quyết không ra và 2 mẹ con chết cháy trong rừng. Vua hối hận và thương xót và lập đền thờ lấy ngày mùng 3/3 âm lịch là ngày giỗ và bắt người dân kiêng không được đốt lửa, chỉ được ăn đồ nguội trong ngày này.

Tuy nhiên theo ghi chép của Lê Tắc – 1 vị quan sống tại thời nhà Trần thì Tết Hàn thực là phong tục rất lâu đời của người An Nam. Vào năm 1292, sứ giả nhà Nguyên Trương Hiền Khanh sang thăm đã được vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông gửi tặng bánh cùng với bài thơ:

Múa giá chi rồi, thử áo xuân,

Hôm nay Hàn Thực, buổi thanh thần

Bánh rau tinh khiết đầy mâm ngọc

Phong tục An Nam theo cổ nhân.

Vậy nên cũng có thể coi tục ăn Tết Hàn thực đã có từ rất lâu trước đó rồi. Và nó không có liên quan gì đến ngày tết tưởng nhớ Giới Tử Thôi của Trung Quốc. Đặc biệt vào ngày này người dân Trung không được đốt lửa nấu ăn. Nhưng với người Việt thì ngày này vẫn được đốt lửa, nấu cỗ dâng lên các vị thần linh, tổ tiên như bình thường.

Qua những điều trên ta thấy rằng người Việt chỉ có cùng ngày tổ chức Tết Hàn thực với Trung Quốc. Còn ý nghĩa của ngày này thì hoàn toàn khác nhau. Bởi phong tục của người Việt là để tưởng nhớ đến công lao xây dựng, phát triển và sinh thành của ông bà tổ tiên.

tìm hiểu tết hàn thực

1.2 Phong tục Tết Hàn thực đời Trần

Như đã nói ở trên phong tục Tết hàn thực có từ rất lâu trước đây của người dân An Nam. Ngày này để hướng về cội nguồn, nhớ đến công sinh thành và nuôi dưỡng của ông bà tổ tiên. Đồng thời là dịp để mong các vị thần tiếp tục phù hộ để người dân có cuộc sống an lành, “mưa thuận gió hòa”.

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức thì lúc này Tết Hàn thực thời Trần, thậm chí là từ thời Lý mọi người thường tặng nhau bánh cuốn. Loại bánh có hình dạng giống bánh cuốn thời nay nhưng nhân bên trong có cả rau lẫn thịt và được gọi với cái tên Xuân thái. Sau này đến thời nhà Lê sơ thì người dân mới bắt đầu có tập tục ăn bánh trôi bánh chay ngày Tết tháng 3.

Xem thêm: Ngày Tết bánh trôi bánh chay cúng mấy chén?

2. Ý nghĩa phong tục Tết Hàn thực

Tết Hàn thực bắt nguồn từ đâu thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng phong tục Tết Hàn thực lại mang nhiều ý nghĩa, thể hiện nét văn hóa, lối sống đặc trưng của người Việt. Chính điều này làm cho tục lệ này khác với của người Trung Quốc và nó có 1 ý nghĩa hoàn toàn khác với người Trung.

Nếu người Trung Quốc phải kiêng đốt lửa và ăn đồ nguội từ hôm trước thì người Việt lại ngược lại. Người dân vẫn đốt lửa, nấu ăn như bình thường bình thường. Và sáng tạo ra bánh trôi bánh chay để vẫn thể hiện được văn hóa Tết ăn đồ lạnh. Việc làm bánh trôi bánh chay mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:

  • Thể hiện được nền văn hóa lúa nước đặc trưng của người Việt. Bởi cả 2 loại bánh này đều được làm từ gạo nếp – thành quả lao động vất vả mà người dân đạt được trong vụ mùa trước.
  • Hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của ông bà tổ tiên. Vì người xưa cho rằng bánh trôi bánh chay giống như bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Bánh trôi giống như 50 người con theo mẹ lên rừng, bánh chay giống 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển. Nên phong tục này là để luôn nhắc nhở con cháu nhớ đến cội nguồn, tổ tiên xa xưa khai sinh ra nước Việt.
  • Ngoài ta bánh trôi bánh chay có màu sắc nguyên bản là trắng nó còn thể hiện mong muốn của người dân. Hy vọng cuộc sống gặp nhiều tốt đẹp, viên mãn, tròn đầy và tinh khiết như viên bánh.

Xem thêm: Tết Hàn thực là ngày bao nhiêu dương năm 2021?

phong tục tết hàn thực

3. Phong tục Tết Hàn thực của người Việt cúng gì?

Mỗi năm cứ đến ngày mùng 3 tháng 3 Tết hàn thực là mọi người dân Việt Nam lại chuẩn bị các lễ vật để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên. Mỗi vùng miền, gia đình sẽ có những lễ vật dâng lên khác nhau. Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị những lễ vật cơ bản sau để có được lễ cúng chu đáo, kỹ lưỡng:

  • 1 ít tiền vàng
  • Bánh trôi, bánh chay hoặc bánh nhót
  • Mâm ngũ quả
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Chén rượu, chén nước
  • Nhang thơm, nến

Xem thêm: Văn khấn Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 chuẩn theo Văn khấn cổ truyền

Tìm hiểu lịch sử hình thành phong tục Tết Hàn thực sẽ giúp bạn rõ hơn về tập quán của người Việt. Từ đó sẽ có ngày Tết mùng 3 tháng 3 ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Nếu muốn tham khảo thêm các phong tục khác của người Việt thì bạn có thể truy cập vào chuyên mục Phong tục Việt của chúng tôi.