Kinh Dịch là cội nguồn của văn hóa Phương Đông. Nhờ có Kinh dịch con người Phương Đông đã chính thức được khai sáng và chuyển mình vĩ đại để bước vào nền văn minh do chính mình tạo ra. Kinh dịch là đệ nhất kinh, là đệ nhất kỳ thư, là bảo điển các nước Á Đông. Nó là một hệ giá trị kinh điển của nhân loại, và cũng là khởi nguyên của rất nhiều hệ thống giá trị kinh điển.

Chính vì thế, con người hiện đại ngày nay không chỉ trân trọng nó mà còn ra sức tìm hiểu và ứng dụng nó ngày càng sâu rộng hơn.

Bài viết hôm nay, hy vọng sẽ là một tham khảo nhỏ để quý vị sẽ nắm được các nguyên lý cơ bản của Kinh dịch. Và lấy Kinh dịch cơ bản là tiền đề nghiên cứu học hỏi, bắt đầu hành trình khám phá của chính quý vị.

1. Nguồn gốc của Kinh dịch

Kinh dịch là tiền đề cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, triết học, lịch sử, văn học, tôn giáo, phong thủy học… của các quốc gia Phương Đông. Nó được dùng để diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ đại. Được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Quốc. Kinh Dịch được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, chính trị, quân sự, vận mệnh học, phong thủy…

Quá trình hình thành Kinh dịch

Thời kỳ hỗn mang, vũ trụ ở Vô cực, vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng tứ tượng sinh bát quái. Sự biến hóa âm dương do thái cực khởi đầu, lưỡng nghi do thái cực sinh ra tức là âm dương. Âm dương chuyển hóa, thống nhất, đối kháng lẫn nhau, trong âm có dương, trong dương có âm. Do đó hai khí âm dương sinh ra tứ tượng gồm: thiếu dương, thái dương, thiếu âm, thái âm, tứ tượng lại sinh bát quái. Bát quái được hình thành được đại diện được cho 8 hiện tượng cơ bản của thế giới tự nhiên. Bao gồm: Càn (trời), Khảm (nước), Cấn (núi), Chấn (sấm), Tốn (gió), Ly (hỏa), Khôn (đất), Đoài (hồ). Sau đó được phát triển thành 64 quẻ như hiện nay.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Kinh dịch được coi là khởi nguyên từ thời vua Phục Hy khi viết ra Thiên đồ, bắt đầu gọi là Tiên Thiên bát quái. Sau đó vua Văn Vương nhà Chu soạn thoán từ (dịch nghĩa tổng quan) phát triển thành Hậu Thiên bát quái. Chu Công kế thừa viết hào từ (tượng quẻ, ứng với các trường hợp cụ thể). Được Đức Khổng tử chú giải kỹ lưỡng thoán từ và hào từ làm nên thập dực. Từ đó Kinh Dịch có đủ tượng quẻ và văn tự chú giải như hiện nay.

Tiên thiên bát quái, Hậu thiên bát quái

Có cái gọi là Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái:

  • Tiên thiên bát quái: là tiền đề, là trạng thái khởi nguyên, khi vũ trụ hình thành.
  • Hậu thiên bát quái: là sự biến hóa trong vũ trụ và quy luật xảy ra. Hiện nay, các ứng dụng của Kinh dịch sử dụng hậu thiên bát quái là chủ yếu.

Như vậy có thể nói Kinh Dịch do ba vị thánh nhân lỗi lạc của Trung Quốc gồm: Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử, cùng các danh nhân, tác gia lỗi lạc khác chiêm nghiệm, đúc kết, sáng tạo và hoàn thiện, quá trình ấy trải dài từ thượng cổ, tới trung cổ và cả hạ cổ mà tạo thành.

2. Kinh dịch cơ bản là hệ thống quy tắc

Kinh Dịch có thể hiểu về bản chất chính là sự đúc kết kinh nghiệm sống của người cổ đại. Những đúc rút thành triết lý, trải qua hàng ngàn năm của văn minh Á Đông. Trên phạm vi tổng quát, vĩ mô, bao gồm tự nhiên, xã hội, con người và cả tri thức nhân loại trong việc cải tạo tự nhiên, kiến tạo xã hội và phát triển loài người.

Xem thêm bài viết: Đặc điểm và ý nghĩa 8 quẻ đơn trong Kinh Dịch

3 Pháp bảo quan trọng là gì?

Kinh dịch lấy 3 “Pháp bảo” quan trọng làm nền tảng tư duy và sáng tạo. Đồng thời cũng chỉ ra các quy tắc căn bản của mọi sự vật hiên tượng xảy ra trên nhân thế này.

  • Pháp bảo Âm Dương: nguyên lý này chỉ ra rằng bất kỳ sự vật, hiện tượng nào trên nhân thế này cũng đều tồn tại đối lập. Nhưng chúng luôn chung sống trong một thể thống nhất không tách rời nhau. Việc cân bằng âm dương, cân bằng hợp lý thì mới có thể phát triển được.
  • Pháp bảo Ngũ Hành: nguyên lý này chỉ ra rằng vạn vật đều có linh hồn. Vật chất luôn tồn tại ở thế tương sinh, tương khắc. Cũng từ đó mà các luận đoán mệnh vận học, nhân học, địa lý phong thủy được sinh ra.
  • Pháp bảo Bát Quái: 8 cánh cửa của vũ trụ là lời giải cho mọi mật mã mà đại thiên thế giới mang đến. 64 quẻ được tạo ra từ 8 quẻ đơn của bát quái và có những lời bình giải cho từng quẻ này.

Các nguyên tắc cơ bản để thấu hiểu quy luật của Kinh dịch

  • Giản dịch: tức là tất cả các sự vật phức tạp trên thế giới có thể dùng những tri thức, phương pháp đơn giản để khái quát, giải thích.
  • Biến dịch: là vạn vật đều phát triển biến hóa.
  • Bất dịch: chính là cân bằng cơ bản, tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.

Như vậy, phát triển biến hóa luôn diễn ra, cái không cân bằng là tuyệt đối và cái cân bằng chỉ là tương đối, mang tính tạm thời.

3. Kinh dịch cơ bản là nền tảng của mọi luận đoán

Chỉ cần thông tin giờ ngày tháng năm sinh của một người, giờ ngày tháng năm động tâm của một ai đó. Hay chỉ cần mấy chiếc lá, mấy cái số seri trên đồng tiền giấy hoặc vài đồng xu…thì những người biết kinh dịch học có thể luận đoán và giải thích được sự vật hiện tượng diễn ra.

Kinh Dịch được ứng dụng và phát huy chủ yếu trên phương diện Thuật Số. Thuật chỉ cách thức, phương pháp. Số chỉ lý khí, lý số, khí số. Kinh dịch học thông qua các quẻ dịch cung cấp các thông tin của quá khứ, hiện tại và vị lai. Nó là điềm báo về mật mã vũ trụ ban đầu là tổng thể các dấu hiệu thuận hay nghịch. Đồng thời, là thông dịch viên phiên dịch những bí ẩn hiện của thế giới quan.

Kinh dịch học hiện nay dùng chủ yếu để để dự đoán sự vận hành của vạn vật biến hóa khôn lường. Thông qua đó giúp con người hiểu được quy luật vận động của tự nhiên. Từ đó có thể ứng dụng vào cuộc sống ngày một tốt hơn. Kinh dịch học lý giải được các vấn đề siêu nhiên mà con người chúng ta khó tìm được giải pháp tức thì.

Ý nghĩa Kinh dịch học

Kinh dịch học có thể coi là một công cụ, một phương pháp luận đoán kinh điển của lĩnh vực dự đoán học. Nó có thể được coi là một khoa học về nghệ thuật luận đoán, ẩn chứa hàm lượng trí tuệ siêu việt. Đến ngày nay con người vẫn chưa khám phá hết.

Kinh Dịch ẩn chứa huyền cơ về một thế giới nhiều biến động siêu nhiên, muôn kiếp thế thái, cùng vô vàn họa phúc nhân sinh, là cơ sở dự đoán được cát hung, trầm luân, may mắn hay tai kiếp của sự vật hiện tượng, để từ đó chúng ta có phương hướng hóa giải hay vận dụng phù hợp.

Kinh dịch cơ bản là một lý thuyết rộng trong một cái đại thể quá lớn của Kinh dịch. Đây có thể coi là động lực để quý vị khám phá nhiều hơn nữa sự huyền bí mênh mông của khoa học Kinh Dịch. Và tất nhiên, niềm vui cùng trí huệ sẽ là món quà đặc biệt mà quý vị nhận được.

Trên đây là những kiến thức mà Thăng Long Đạo Quán đã dày công tìm tòi và tổng hợp. Hy vọng sau bài viết này, quý vị sẽ có nhiều hơn những hiểu biết về Phong thủy Việt. Để từ đó, ứng dụng vào trong cuộc sống, tránh điều hung hại, gặp nhiều may mắn. Theo dõi Thăng Long Đạo Quán để cập nhật thường xuyên những kiến thức từ chúng tôi nhé!