Người Việt có rất nhiều phong tục trong ngày Tết Trung Thu như múa lân, múa sư tử và múa rồng. Chúng mang đến một ngày lễ Rằm tháng 8 náo nhiệt và vui vẻ. Tuy đã quen thuộc và trở thành một phần không thể thiếu mỗi dịp Trung Thu về nhưng có bao giờ bạn thắc mắc nguồn gốc, ý nghĩa và các loại múa Rằm tháng 8 không?
1. Nguồn gốc tục múa lân, múa sư tử, rồng Rằm tháng 8
Nguồn gốc tục lệ múa Rằm tháng 8 của Việt Nam đều được bắt nguồn từ các truyền thuyết của Trung Quốc. Dưới đây là nguồn gốc của các tục lệ này:
Nguồn gốc múa lân
Theo truyền thuyết của người dân vùng ven biển Trung Quốc thì từ xa xưa có một con quái thú đầu to, sừng nhọn, mắt lồi, miệng lớn. Nó được gọi là Kỳ Lân, thường lên quấy phá dân làng, ăn hết các loài gia súc.
Vì thương cuộc sống của người dân nên Bồ Tát đã biến thành 1 ông lão râu tóc bạc phơi đến bày cách cho dân làng chống lại quái thú. Ông bảo mọi người dung giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi tô màu vẽ lên để trông thật dữ tợn. Đợi đến khi quái thú xuất hiện thì đem con vật làm giả kia ra nhảy múa kèm với tiếng gõ của trống, chiêng…
Lúc này quái thú quá hoảng hốt nên chạy mất và không bao giờ đến quấy phá dân làng. Từ đó vào các ngày Lễ, Hội mọi người đem hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng. Lâu dần người ta tin rằng múa lân sẽ đem lại may mắn, hoan hỉ nên nó đã trở thành tập tục văn hóa của người Trung Quốc.
Múa lân đã theo chân những người Hoa di cư đã được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu trước đây. Dần dần phong tục múa lân những dịp đặc biệt trong năm đã trở thành nét văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam. Đồng thời ở Việt nam Lân là loài linh vật được xếp thứ hai trong bộ Tứ Linh Long – Lân – Quy – Phụng. Vậy nên người dân lại càng tin rằng múa lân vào dịp Trung Thi sẽ giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc.
Nguồn gốc múa rồng
Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc từ thời nhà Hán thì múa Rồng có nguồn gốc từ câu chuyện: có một vị thầy thuốc đi khắp nơi để chữa bệnh cho người dân cả nước. Khi gặp một ông lão râu tóc dài bạc phơ nhờ khám bệnh, thì ông biết được rằng ông lão này không phải là người. Ông nói rằng nếu không phải người thì xin hãy hiện thân.
Ông lão bèn hẹn hai ngày sau gặp mặt tại bờ sông ông sẽ hiện thân cho thầy thuốc xem. Đúng hẹn thầy thuốc đến bờ sông thì gặp 1 con Rồng nhưng nó bị 1 con rết nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương. Thầy thuốc đã gắp con rết ra và chữa lành vết thương cho con rồng.
Để tạ ơn cứu chữa con rồng đã thể hiện điệu múa Rồng để cầu mưa thuận gió hòa, an khang, thịnh vượng cho người dân. Vì vậy nên cứ đến lễ tết, khai trương thì người dân sẽ lại thực hiện bài múa rồng. Cầu mong mọi việc được thuận buồm xuôi gió.
Còn với người dân Việt Nam ta thì tục múa rồng cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc. Nhưng từ xa xưa chúng ta đã tự xem mình là con Rồng cháu Tiên (theo truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân). Rồng là con vật thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết của văn hóa Việt Nam. Trong các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, rồng tượng trưng cho sự cao quý và uy quyền của bậc vua chúa. Rồng xuất hiện ở hoàng cung, chùa chiền, miếu mạo và trong dân gian.
Sách cổ phương Đông coi thủy tổ loài người từ rồng mà ra và cho rằng các bậc vua chúa, thánh hiền đều là con cháu tiên rồng.Đồng thời Rồng là con vật đứng đầu trong Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Nên cứ đến Tết Trung Thu hay Tết cổ truyền là người dân lại tiến hành múa rồng để tưởng nhớ đến công lao khai thiên lập địa của tổ tiên. Mong muốn một tháng mới, vụ mùa mới mưa thuận gió hòa.
2. Ý nghĩa của việc múa Rằm tháng 8
Người phương Đông quan niệm rằng, Lân chính là một trong tứ linh, tượng trưng cho sức mạnh siêu nhiên có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn và bình yên. Khi các linh vật này vào nhà thì nó có thể giúp xua tan ma quỷ, giúp gia đình nhận được bình an, hạnh phúc và sức khỏe.
Đặc biệt người Việt Nam tin rằng, ông Địa khi xuất hiện cùng Lân thì sẽ mang lại điều lành, mở đường cho linh vật này mang sự may mắn vào nhà. Bởi ông Địa là đại diện của Đất trong tín ngưỡng Phật giáo có khả năng kêu gọi Lân tới.
Người Việt cho rằng múa Rằm tháng 8 bằng lân, rồng vừa để cầu mong mọi điều tốt lành, xua đi những điều không may mắn của tháng 7 vừa qua. Và người dân cũng cho rằng ở đâu có các linh vật này thì ở đó sẽ bình an, ngập tràn vui vẻ, hạnh phúc. Đồng thời hy vọng tháng mới sẽ phát tài, phát lộc, phát bình an.
3. Múa Rằm tháng 8 có những loại nào?
3.1 Múa lân Rằm tháng 8
Một trong những loại hình múa Rằm tháng 8 không thể không kể đến là múa lân. Đây là một nghệ thuật dân gian lâu đời nhưng đối với các vùng miền khác nhau nó lại có những nét riêng khác biệt mang đậm nét văn hóa của vùng miền đó.
Thông thường các con lân là sự kết hợp bởi những màu sắc sặc sỡ tiêu biểu đó là màu đỏ, vàng và đen hay trắng. Múa lân với những điệu bộ, cử chỉ hùng dũng, mang một sắc thái vui nhộn. Nhưng mỗi cách thức múa lại mang một ý nghĩa riêng như sau:
- Độc tấu một con lân: Chỉ đơn thuần có một chú lân độc diễn trong buổi lễ Trung Thu với ông Địa. Đây là cách múa giống theo phong tục truyền thống, ông Địa với khuôn mặt vui vẻ, đùa vui, dẫn dắt, vuốt đầu chú lân.
- Song lân – song hỷ: Hai con lân với màu sắc sặc sỡ phối hợp múa với nhau. Nó thể hiện niềm vui nhân đôi, hân hoan sảng khoái và tài lộc ầm ầm tới cửa
- Tam lân hay còn gọi là Tam Tinh: Sự cầu nguyện cho mọi chuyện tốt lành được thể hiện qua sự kết hợp ăn ý của ba chú lân nhiều màu sắc mà thông thường là màu đỏ, vàng và đen. Phúc, Lộc,Thọ là những điều mà hầu hết mọi người đều muốn cầu nguyện thông qua hình ảnh múa của 3 con lân.
3.2. Múa rồng Rằm Trung Thu
Từ hình tượng rồng trong dân gian, cha ông ta đã tìm tòi phát triển thành nghệ thuật múa rồng mang dấu ấn văn hóa Việt. Nghệ thuật này không giống với nghệ thuật múa rồng của Trung Quốc hay bất kỳ các quốc qua khác ở châu Á. Múa rồng là một trong những điệu múa cổ của dân tộc mà cái nôi phát triển loại hình múa này là mảnh đất Thăng Long xưa – Hà Nội ngày nay.
Múa rồng ngày Rằm tháng 8 với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… Tất cả những uốn lượn tạo hình vô cùng sinh động tạo cho không khí Trung Thu thêm vui tươi. Ngoài ra còn gửi gắm ước mong cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, cuộc sống thịnh vượng.
Thông thường để có thể thực hiện được một màn múa rồng đặc sắc thì cần từ 10 – 15 người, tùy vào kích thước của con rồng. Ngoài ra còn cần một người cầm trò cho các điệu múa, người này sẽ đi trước đầu rồng với quả ngọc và cây “gậy thần”.
3.3. Múa sư tử mèo Rằm tháng 8
Hàng năm cứ đến ngày Tết Trung Thu là bà con các dân tộc Tày, Nùng lại tưng bừng mở hội múa sư tử mèo. Đây là dịp để bà con tiếp tục truyền dạy cho thế hệ mai sau, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng. Đồng thời còn thể hiện khát vọng của người dân vào một tương lai tươi sáng hơn.
Múa sư tử mèo có rất nhiều bài biểu diễn khác nhau như: bài múa đi đường, bài mừng, bài bái tổ, bài cầu may, rồi nghệ thuật chồng hình, nhào lộn qua vòng lửa, thăng đai cho sư tử… Mỗi bài múa đi kèm một điệu nhạc khác nhau, người múa sư tử chỉ cần nghe chuyển nhạc gõ là sẽ biết phải trình diễn múa bài múa nào.
Mỗi đội múa sư tử có từ 8 đến 16 người, gồm: người múa sư tử, đười ươi, mặt khỉ và đội múa võ dân tộc… Tuy nhiên múa sư tử mèo của người Tày, Nùng không giống của người miền xuôi, cần nhiều người kết hợp. Mà mỗi con sư tử mèo chỉ cần 1 người múa.
Mỗi một chiếc đầu sư tử sẽ được vẽ, trang trí với những màu sắc khác nhau. Con sư tử mèo đầu đàn là con có màu đen và được người giàu kinh nghiệm múa. Trước khi bỏ con sư tử đen ra múa thì cần phải làm lễ cẩn thận theo đúng phong tục truyền thống.
Ngoài Tết Trung Thu thì người dân cũng múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân, ngày hội xuống đồng. Bởi họ quan niệm rằng sự xuất hiện của sư tử là điềm lành múa sư tử sẽ xua đuổi được tà ma, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu. Ngoài ra vũ điệu múa khỏe khoắn, phù hợp tinh thần thượng võ của người miền núi.
4. Bài múa hay rằm tháng 8 cho thiếu nhi
Bên cạnh việc tham gia chơi trò chơi dân gian, xem các bài múa truyền thống, rước đèn thì các em nhỏ vẫn luôn được người lớn khuyến khích tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ trong ngày này. Dưới đây là những bài múa rằm tháng 8 hay dành cho thiếu nhi theo gợi ý từ Thăng Long Đạo Quán:
- Về miền cổ tích: giai điệu vui tươi cùng với hình ảnh của các nhân vật cổ tích quen thuộc như thạch sanh, chú cuội, cô Tấm, cây đa… bài hát này luôn là top những bài ca múa yêu thích nhất dịp Trung thu của các em nhỏ.
- Rock vầng trăng: Giai điệu rock kết hợp với lời ca truyền thống luôn là bài hát được yêu thích trong các bài múa rằm tháng 8. Người lớn nghe cũng hoài niệm bởi bài hát đề cập rất nhiều đến ký ức tuổi thơ.
- Chú cuội chơi Trăng: Ưu điểm của bài hát này là lời ca ngọt ngào, gần gũi và tạo cảm xúc cho người xem. Chắc chắn cha mẹ sẽ rất tự hào khi thấy những đứa con mình thực hiện những điệu múa trên nền nhạc này.
- Lên thăm chú cuội: Nền nhạc thật tuyệt vời, khắc họa hành trình khám khá vầng trăng của bé con. Điểm cộng của bài hát chính là ca từ gần gũi, dễ nhớ dễ thuộc và dễ hòa theo nhịp điệu.
Trên đây là các thông tin về múa Rằm tháng 8, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phong tục của người Việt Nam. Hãy thường xuyên theo dõi website hoặc tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại di động để cập nhật các kiến thức phong thủy, phong tục của người Việt.
Ứng dụng sẽ không chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản mà còn giúp bạn áp dụng phong thủy vào cuộc sống hàng ngày tốt hơn. Đồng thời bạn còn có thể dùng các công cụ lập lá số, xem ngày giờ, xem số điện thoại phong thủy… bất cứ đâu. Nhanh tay cài đặt ứng dụng miễn phí tại đây:
Các bài viết khác hay: