Người sinh vào mùa hạ (khoảng từ 5/5 đến 7/8 dương lịch) thường có Bát tự vượng Hỏa. Mệnh này tuy không hoàn toàn xấu nhưng vì Hỏa quá thịnh nên cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời chủ sự. Sau đây là phương pháp cải vận mà người vượng Hỏa nên biết. 

1. Bát tự vượng Hỏa là gì?

Bát tự vượng Hỏa hay còn gọi là thân vượng Hỏa hoặc mệnh vượng Hỏa là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ). Thuật ngữ này dùng để chỉ người có hành Hỏa chiếm tỷ lệ lớn hơn so với 4 hành còn lại (Mộc, Thủy, Kim, Thổ) khiến ngũ hành chân mệnh mất cân bằng.

Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chỉ có 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự vượng Hỏa có nghĩa là hành Hỏa chiếm 20% trở lên trong tổng ngũ hành Tứ trụ.

2. Đặc điểm và ảnh hưởng của Bát tự vượng Hỏa

Theo cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,…

Vậy người có Bát tự vượng Hỏa sẽ có đặc điểm và ảnh hưởng gì?

Trong ngũ hành bản mệnh, hành Hỏa thường chủ về Lễ, thể hiện sự mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường, thẳng thắn, bộc trực, dám nghĩ dám làm. Nhưng nếu Hỏa quá thịnh (quá nhiều) thì tính tình trở nên dễ nóng vội, bốc đồng, bảo thủ, gia trưởng, hay ganh đua thắng thua. Những đức tính đó khiến họ thường xuyên mất cơ hội, thậm chí đẩy bản thân vào những nguy hiểm khôn lường.

Ngoài ra, người có hành Hỏa nhiều thường sở hữu vóc dáng trên nhọn dưới nở, đầu nhỏ chân dài, mày rậm, tai nhỏ. Mặt khác, Hỏa quá vượng sẽ dễ mắc các bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, phần mặt, răng, bụng , lưỡi.

Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, vượng Hỏa nói riêng dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho Bát tự vượng Hỏa tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái đó sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

bát tự vượng hỏa

3. Cách cải vận cho Bát tự vượng Hỏa

Hiện nay có rất nhiều cách phong thủy cải vận dành cho Bát tự vượng Hỏa nhưng phổ biến nhất chính là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Cụ thể, dựa theo xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng thần và Hỷ thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.

Theo đó, Bát tự vượng Hỏa sẽ cải vận bằng Dụng thần Thủy hoặc Hỷ thần Thổ

3.1. Cải vận cho Bát tự vượng Hỏa theo Dụng thần Thủy

Dụng thần Thủy là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết. Theo đó, Dụng thần Thủy sẽ làm thân vượng Hỏa bớt thịnh, đưa mệnh cục về trạng thái trung hòa bởi Thủy khắc Hỏa. Vì vậy, Bát tự vượng Hỏa khi muốn cải vận thì nên chọn vật phẩm, màu sắc, phương hướng,… theo Dụng thần Thủy. Cụ thể:

  • Về màu sắc: nên ưu tiên dùng đồ có màu xanh dương hoặc đen làm chủ đạo, đặc biệt phòng ngủ nên trang trí bằng một trong 2 tông màu này.
  • Về phương hướng: để tiêu bớt hành Hỏa trong thân vượng thì nên chọn địa điểm thuộc hướng Bắc vì phương vị này có Thủy.
  • Về thực phẩm: bổ sung hải sản, các thực phẩm có màu xanh dương, tím, đen (cá tươi, cá muối, thịt muối, trứng cá và trứng cá muối, thịt lợn, trứng, đậu, rong biển, cà tím, cải xoăn, quả óc chó, hạt mè đen) sẽ giúp mệnh bớt vượng Hỏa.
  • Về vật phẩm phong thủy: Khi cải vận bằng vật phẩm phong thủy, người có Bát tự vượng Hỏa tốt nhất là nên chọn theo Dụng thần Thủy thay vì lựa theo sở thích bởi điều này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số vật phẩm mà thân vượng Hỏa có thể tham khảo:
Cây phong thủyTrang trí tại bàn làm việc ở nhà hoặc tại công ty một trong các loại cây sau: cây Nhất mạt hương, cây Liêm, cây Ngọc kỳ lân, cây Thường xuân, cây Mẫu tử, cây Đồng tiền, cây Đế vương, cây Trầu bà, cây Nhung viền đen, cây Trúc phú quý, cây Hồ Đằng, hoa Cau tiểu trâm, hoa Cẩm Nhung trắng, hoa Trà, hoa Đại tướng quân, sen đá Bông hồng đen,….
Đá phong thủyĐeo trang sức (vòng tay, nhẫn, vòng cổ, vòng chân,…) hay phụ kiện (móc khóa, móc treo điện thoại,…) làm từ các loại đá sau: thạch anh tóc đen, thạch anh xanh dương, mặt trăng, mắt hổ xanh dương, Topaz xanh dương, Aqamarine (ngọc xanh biển), Saphia, Lapis Lazuli xanh,…
Số phong thủySử dụng các số cá nhân (sim điện thoại, số tài khoản ngân hàng, biển số xe,…) thuộc hành Thủy (0, 1) với các dạng như: xxx00.11.00; xxx11.0000; xxx00001111; xxx11111; xxx00000; xxxx660.111; xxx670.1111,…
dụng thần thủy
Một số vật phẩm phong thủy dùng để cải vận cho Bát tự vượng Hỏa

3.2. Cải vận cho Bát tự vượng Hỏa theo Hỷ thần Thổ

Hỷ thần là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ), là một ngũ hành bất kỳ có tác dụng làm giảm đi thân vượng hay làm tăng lên thân nhược khiến chân mệnh đạt được trạng thái cân bằng, giúp gia chủ tâm an vững trí. Dựa theo tính toán của các chuyên gia mệnh lý, Hỷ thần Thổ sẽ làm tiêu hao hành Hỏa, đưa mệnh cục ngũ hành hài hòa vì Hỏa sinh Thổ.

Vì vậy, ngoài Dụng thần Thủy thì Bát tự vượng Hỏa cũng có thể cải vận theo Hỷ thần Thổ. Sau đây là những lựa chọn hỗ trợ cải vận thích hợp:

  • Về màu sắc: nên chọn đồ dùng cá nhân, trang phục, trang trí nội thất (đặc biệt phòng ngủ) bằng màu nâu, vàng đất, cam đất (màu thuộc Thổ).
  • Về phương phướng: nên tới nơi thuộc hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam vì đây là hai phương vị thuộc Thổ.
  • Về thực phẩm: thường xuyên bổ sung các thực phẩm có vị ngọt, tinh bột, có màu vàng hay da cam (thịt bò, trâu, Gạo, bột mì, bắp, hạt kê, lúa mạch, khoai lang, khoai tây, khoai môn, củ cải đường, nấm, bí, dừa, cà rốt, nho, dưa leo, dưa hấu, táo, anh đào, hạnh nhân, đu đủ, xoài, chuối, kẹo, mứt,…)
  • Về vật phẩm phong thủy: Dựa theo Dụng thần Thổ, người có Bát tự vượng Hỏa sẽ chọn được vật phẩm phong thủy (cây, đá, trang sức, số cá nhân,..) thích hợp nhất để hỗ trợ hiệu quả cho việc cải vận. Dưới đây là một số gợi ý mà thân vượng Hỏa có thể tham khảo:
Cây phong thủyTrang trí tại bàn làm việc ở nhà hay tại công ty bằng một trong các loại cây sau: Sen đá nâu, cây Hoàng Liên gai, cây Bách Nhật Bản, Hoa Mai vàng, cây Đỗ Quyên hoa vàng, cây Tre thân vàng, hoa Ngâu, hoa Lan quân tử,…
Đá phong thủyMang trang sức (vòng tay, nhẫn, hoa tai, dây chuyền,…) hay phụ kiện (móc treo khóa, treo điện thoại,…) làm từ các loại đá: Mắt hổ vàng nâu, thạch anh tóc vàng, thạch anh vàng, cẩm thạch huyết, gỗ hóa thạch nâu, đá san hô….
Số phong thủySử dụng các số cá nhân (sim điện thoại, số tài khoản ngân hàng, biển số xe,…) thuộc hành Thổ (2, 5, 8) với các dạng như: xxx22.55.88; xxx22.5555; xxx55.8888;…
Một số vật phẩm phong thủy hỗ trợ cải vận cho Bát tự vượng Thổ

4. Phương pháp xác định Bát tự vượng Hỏa

Trong bộ môn Bát tự (Tứ trụ), muốn xác định Bát tự khuyết hay vượng ngũ hành nào thì cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Hay nói cách khác phải xét đủ 4 phương diện bao gồm:

  • Đắc lệnh: tức là Nhật chủ vượng ở chi tháng, ở nơi Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng.
  • Đắc địa: tức là Nhật chủ các chi khác được Trường Sinh (phải là nhật Chủ dương), Lộc Nhẫn (bản khí tàng của các Can tàng trong chi Chi là Tỷ, là Kiếp) hoặc gặp mộ khố (Nhật chủ dương gặp mộ khố là có căn, Nhật chủ âm vô khí, không có căn)
  • Được sinh: tức là Nhật chủ được Chính, Thiên, ấn của can chi trong tứ trụ được sinh cho.
  • Được trợ giúp: tức là Nhật can và các Can Chi khác trong Tứ trụ cùng loại gặp được Tỷ Kiên hoặc Kiếp Sát giúp thân.

Bước 2: Dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì.

Áp dụng phương pháp truyền thống này sẽ giúp bạn xác định được bản thân có thuộc Bát tự vượng Hỏa không. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các chuyên gia mệnh lý, còn đối với người không nghiên cứu sâu về Bát tự thì khó áp dụng.

Hiện nay, có một cách đơn giản giúp mọi người tự kiểm tra độ vượng suy của ngũ hành chân mệnh mà không cần tinh thông kiến thức Bát tự. Đó là sử dụng công cụ Lập lá số Bát tự (Tứ trụ) miễn phí  của Thăng Long Đạo Quán. Công cụ được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh) giúp xem chi tiết vận mệnh con người cũng như xác định thân vượng Hỏa không.

[form_tra_cuu type=”bat_tu”]

Bên cạnh đó, Thăng Long đạo quán hiện đã có phiên bản ứng dụng điện thoại nên bạn có thể sử dụng công cụ lập lá số Bát tự dễ dàng và tiết kiệm thời gian nhất. Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ miễn phí các công cụ khác như lập lá số Tử vi, xem tuổi vợ chồng, kết hôn, động thổ, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,… và cập nhật thường xuyên các tin tức phong thủy Việt. Đặc biệt, mỗi ngày người dùng sẽ nhận một bản tin luận giải sức khỏe, tình duyên, tài lộc, công danh, sự nghiệp, những điều nên và không nên làm nhằm giúp cuộc sống thuận lợi may mắn.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây:

>>> Xem thêm: Cải vận cho Bát tự vượng: 

KIM MỘCTHỦYTHỔ