Quẻ Sơn Hoả Bí là quẻ số 22 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Sơn Hỏa Bí là gì?
Quẻ Sơn Hỏa Bí, đồ hình |:|::| còn gọi là quẻ Bí (賁 bi4), là quẻ thứ 22 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).
- Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Hỏa Bí
2.1. Thoán Từ
Bí hanh, tiểu lợi hữu du vãng.
賁亨,小利有攸往。
Bất luận vật gì trong thiên hạ, phải trước có bản chất, sau mới có văn thái. Có bản chất rồi, lại được thêm văn sức, tất sẽ được hanh thông (Bí, hanh 賁 亨).
Hay nói cách khác, hễ có Văn phải có Chất. Hữu văn, vô chất chỉ là phè phỡn. “Chất” nói đây, là chất “Chân”, chất “Thiện”, “thực chất”. Cho nên, có Văn mà thiếu phẩm chất, thì có thể thành tựu được chỉ trong những công việc rất nhỏ bé mà thôi, chứ không thể thành tựu trong những công trình đại sự (tiểu lợi du vãng 小 利 有 攸 往).
Về vấn đề Văn và Chất, ta thường nghe thiên hạ bình phẩm về loại văn có văn có chất, là loại văn có điện lực (style enflammé ou électrisé) lôi kéo kẻ khác theo mình như bị thôi miên! Đó là lối văn được nung nấu trong một tâm hồn như lửa cháy (hình ảnh “sơn trung hữu hỏa” của quẻ Sơn Hỏa Bí (Hỏa diệm sơn).
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2.2. Thoán Truyện
Thoán viết: Bí hanh, nhu lai nhi văn cương, cố hanh.
Phân cương thượng nhi văn nhu,
cố tiểu lợi hữu du vãng.
Cương nhu giao thác, thiên văn dã.
Văn minh dĩ chỉ, nhân văn dã.
Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến.
Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ.
彖曰:賁亨,柔來而文剛,故亨。
分剛上而文柔,故小利有攸往。
彊柔交錯,天文也。
文明以止,人文也。
觀乎天文,以察時變。
觀乎人文,以化成天下。
Lời lẽ của Thoán truyện định nghĩa công việc của văn chương văn hóa thật là khám phá, nhưng cũng rất khó hiểu cho những ai mới học Dịch.
Nên biết: quẻ Kiền và Khôn, thuần chất là Dương hay Âm, nên chưa dùng được trong việc Văn sức. Phải lấy cái Biến của Kiền là Ly; và cái Biến của Khôn, là Cấn để làm việc Văn sức. Phải lấy Dương mà trang sức cho Âm; và phải lấy Âm mà trang sức cho Dương.
Quẻ Ly, là quẻ biến của quẻ Kiền. Kiền thì thuần Cương, cộc lốc, nóng nảy, nên thiếu văn hóa, phải nhờ dùng đến Khôn nhu để Kiền được vẻ văn minh, tức là Kiền biến ra Ly, là văn minh, là sáng sủa, tốt đẹp tuyệt vời.
Quẻ Khôn, thì thuần nhu, mộc mạc thật thà, nên phải nhờ chút Dương của quẻ Kiền điểm vào quẻ Khôn, biến thành quẻ Cấn ở hào trên của Khôn. Bây giờ, thì không còn gì là thuần Dương hay thuần Âm như Kiền và Khôn, mà đã biến thành Cấn và Ly – có được công dụng văn hóa: Ly là Kiền đắc nhất Âm, còn Cấn là Khôn đắc nhất Dương, rất là tốt đẹp làm sao!
Quẻ Bí, do 2 quẻ Cấn trên, Ly dưới cấu thành, mà Cấn là quẻ biến của quẻ Khôn, phân hào Dương của Kiền để văn sức cho Khôn; đó là “phân cương thượng nhi văn nhu”; còn ở quẻ Ly, thì lấy hào Âm của Khôn để văn sức cho Kiền “nhu lai nhi văn cương”.
Thoán truyện lại có câu rất quan trọng này: “Văn Minh dĩ chỉ, nhơn văn dã 文 明 以 止,人 文 也”. Câu này, muốn nói lên vai trò của sự hạn chế (chỉ “止”, là dừng lại) trong vấn đề văn chương, văn hóa, văn minh. Phải biết có tiết chế, tiết độ.
Ly, là ngọn lửa nổ bùng lên, sức bành trướng của nó thật là vô hạn, vì bản chất của nó là vậy! Trên Ly, phải có Cấn (tượng quẻ Bí). “Cấn”, là núi, là “chỉ”, đứng dừng lại. Có Ly mà thiếu Cấn, chưa phải là Bí, là văn minh. “Cấn”, dằn đầu “Ly”, thật ý nghĩa huyền diệu vô cùng! Về văn học, người ta bảo: “Kẻ nào chưa biết hạn chế ngòi bút mình không bao giờ thành được Nhà Văn” (Qui ne sait se borner ne sait jamais écrire). Văn cô đọng, là văn hàm súc, có một công lực phi thường! Đó là chỗ hay của văn ngôn (cổ văn) hơn xa bạch thoại.
“Văn minh dĩ chỉ” là luật tắc căn bản cho tất cả mọi nền văn hóa từ xưa đến nay và mãi mãi sau này!
2.3. Đại Tượng
Sơn hạ, hữu hỏa: Bí.
山 下 有 火,賁。
Quân tử dĩ minh thứ chính, vô cảm chiết ngục.
君子以明庶政,無敢折獄。
Lửa trên núi, tuy sáng thật, nhưng không phải là “minh tụ” ánh sáng được tụ lại một chỗ, như ánh sáng của hải đăng, của đèn dọi, cái sáng ấy không sáng xa được.
Cho nên người quân tử xem đó mà lo việc làm sáng cho mình (tự minh, tự giác) chứ không dám để ý đến việc to lớn và cao xa trong thiên hạ như việc xử đoán về Hình ngục (vô cảm chiết ngục 無 敢 折 獄).
Tại sao Dịch rất lo sợ về việc Hình Ngục? Là bởi con người sở dĩ gây nhiều tội ác, nguyên do không đơn giản mà vô cùng phức tạp. Luật pháp, bất cứ luật pháp của chế độ nào, của bất cứ thời đại nào chỉ là một sự phòng bị, và nhất là một sự trả thù, chứ không có chút lòng gì nhân đạo, lo giáo dục nhân dân. Giai cấp nào cầm quyền cũng lo binh vực giai cấp của mình, thành ra gây bất mãn cho giai cấp bị trị… Vì vậy, Lão Tử rất chống đối việc“dĩ trị, trị thiên hạ”以治治天下 tức là lấy pháp luật để trị dân, chỗ mà ông bảo: “pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu 法令滋彰,盜賊多 有。” (Pháp lệnh càng tỏ rõ; đạo tặc càng thêm nhiều), là vì cái mà ta gọi là Công lý, thực sự chỉ là Công lý của giai cấp cầm quyền, và như vậy, đâu phải còn là công lý nữa mà là “tư lợi”, “tư quyền” của giai cấp đương quyền thôi! Và như vậy, “quá công bình, quá bất công” (như ngạn ngữ la-tinh “summum jus, summa injuria” (excès de justice, excès d’injustice). Công lý một chiều, thuận lợi cho kẻ thắng trận, kẻ đang cầm quyền, đó là “lẽ phải của kẻ mạnh” (la raison du plus fort), chỉ có giá trị nhất thời mà thôi! Vì nó hết sức bất công.
2.4. Tiểu Tượng
2.4.1. Hào Sơ Cửu
Sơ Cửu: Bí kỳ chỉ, xá xa nhi đồ.
初九:賁其趾,舍車而徒。
Tượng viết: Xá xa nhi đồ, nghĩa phất thừa dã
象曰:舍車而徒,義弗乘也。
Sơ Cửu là dương cương đắc chánh, ở vào thể nội quái “Ly minh”, đó là người có đức “Minh”, nhưng vì còn ở dưới chót quẻ, buổi đầu tiên, chỉ vừa có đủ sức để “tu sức” phẩm hạnh của mình thôi, mà cũng chỉ là bổn phận của người đứng dưới!
Câu “bí kỳ chỉ” là trau dồi phần dưới “ngón chơn cái” (chỉ 趾 , ngón chơn cái). Người này là người quân tử chỉ tu theo “tiểu thừa”, lo việc “tự giác” chứ chưa dám có cao vọng làm công việc “độ tha”… Bởi, là một con người biết an phận mà không dám có “tham cầu”, nên mới có lấy tỉ dụ “bỏ xe” (xá xa 舍 車 để đi bộ, đồ, là đi bộ 走). Ý muốn nói, dù có ai đem xe ngựa, tức là đem công danh phú quý mà dụ dỗ cũng không chấp nhận; là một kẻ thành thật chơn tu, biết khinh thường con đường hoạn lộ!
Sơ Cửu được hào từ khuyên, đừng có ngồi xe mà nên đi bộ tốt hơn! (xá xa nhi đồ)! Chữ “nghĩa 義” ở đây, có nghĩa là “nghi”, là nên tức là khuyên “nên bỏ xe mà đi bộ”. “Đi bộ”, không đi xe, cũng là một lối trang sức của bậc hiền!
2.4.2. Hào Lục Nhị
Lục Nhị: Bí kỳ tu.
六二:賁其須
Tu 須 , là râu mép.
“Bí kỳ tu” là, hãy lo trang sức bộ râu của mình! “Bộ râu” đâu phải là vật tự động (autonome) mà do cái hàm. Hàm động thì bộ râu cũng máy động theo.
Hào Lục Nhị thuộc về quẻ Nội Ly, và cũng là chủ chốt của nội quái! Lục Nhị nhờ vậy, biến thành một người trọng yếu trong thời Bí (văn sức) này. Săn sóc bộ râu, cũng là một lối trang sức khó khăn!
Tuy nhiên, cũng nên biết rằng: bộ râu là để dùng làm vật trang sức cho cái đẹp của bộ miệng, chớ tự nó không đẹp cũng không xấu! Xấu hay tốt là do bản chất của cái miệng.
Tượng như bộ râu làm đẹp cho cằm, nhưng trước hết phải có một cái cằm đẹp, nghĩa là rộng, nở nang, phương phi… thì thêm vào bộ râu mới đẹp! Nếu gặp phải cái cằm “lẹm”, thì bộ râu cũng chả có ích gì! Đây là thử lấy theo tướng pháp mà luận cho dễ hiểu cái gì là chánh, cái gì là phụ. Có một “tứ” cao siêu mà được dùng một câu văn hay để trình bày, thì cái “tứ hay” nhờ “văn hay” mà thêm đẹp đẽ. Trái lại, nếu “tứ chẳng có gì hay cả” dù có dùng từ ngữ đẹp bao nhiêu, cũng không sao làm cho tứ ấy đẹp hơn được!
Hào từ này dạy ta cách trang sức cho Nhị. Nhị, âm nhu đắc chánh, là tượng một bộ cằm đẹp nở nang vuông tròn, nếu có thêm bộ râu, càng thêm đẹp hơn!
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.4.3. Hào Cửu Tam
Cửu Tam: Bí như, nhu như, vĩnh trinh, kiết.
九 三 : 賁 如,濡 如,永 貞,吉。
Hào Cửu Tam là dương cương đắc chánh (dương cư dương vị) ở hào cuối cùng của quẻ Ly, là đã đi đến chỗ cực minh (văn minh chi cực), chính là kẻ có Tài, có Học đủ để trang sức kẻ khác chung quanh như 2 hào âm trên và dưới quẻ Tam, nên gọi là “Bí như” 賁 如 .
Cương và Nhu, trang sức cho nhau, lâu ngày, được thấm nhuần như ta dùng “nước sơn” để trang sức cho da thịt được mịn màng (nhu như 濡 如) .
Tuy nhiên, Tam và Tứ không phải chánh ứng với nhau, chỉ nhờ ở gần bên nhau mà giúp đỡ cho nhau, e lâu ngày sinh ra tình lưu luyến mà mê nhau (bởi một âm một dương nên có sự dan díu tư tình, nhưng không đúng vị mà thành ra sái đạo, nên Thánh nhơn mới có lời răn: Trang sức cho âm, cần phải luôn luôn gìn giữ Chánh đạo cho được lâu bền, thì mới tốt (vĩnh trinh kiết 永 貞 吉).
“Gìn giữ chánh đạo” nghĩa là gì? Nghĩa là, phải giữ kỹ phẩm chất, chứ đừng lo trang sức những thứ “gỗ mục”, như người xưa thường nói: “hủ mộc nan điêu” (gỗ mục, khó mà điêu khắc).
Xem như thuật sơn mài, người thợ trước khi sơn phết lớp mài lên khúc gỗ, bao giờ cũng lựa khúc gỗ tốt, bằng thứ “cây chắc thịt”, không bao giờ dùng thứ “gỗ mục”, “gỗ bở”…
Chữ “vĩnh trinh” là then chốt, vì nếu không giữ “chất” tốt được bền vững, thì dù nước sơn có đẹp bao nhiêu, cũng chỉ là một thứ “sơn phết” lấy lệ, lâu ngày nước sơn sẽ phai và nhã màu! Có được chất tốt, được “vĩnh trinh”, thì đâu cần phải phụ vào bằng nước sơn… trái lại, người ta để nguyên chất, như các thứ gỗ quý dùng làm bàn ghế! Nên mới nói: cái tốt của “vĩnh trinh”, là không gì làm cho nó “phai” được “chung mạc chi lăng dã”.
2.4.4. Hào Lục Tứ
Bí như, ba như, bạch mã hàn như, phỉ khấu hôn cấu.
六四:賁如,皤如,白馬翰如,匪寇婚媾。
Tượng viết: Lục tứ đương vị nghi dã, phỉ khấu hôn cấu, chung vô vưu dã.
象曰:六四,當位疑也。 匪寇婚媾,終無尤也。
Lục Tứ là âm nhu, dưới ứng với hào Sơ là dương cương: 2 bên đều được “đắc chánh”, “âm cư âm vị” là hào Tứ; “dương cư dương vị” là hào Sơ, nên rất sẵn lòng trang điểm cho nhau.
Nhưng ở khoảng giữa có hào Tam, nên giữa Tứ và Sơ bị Tam gián cách. Tại sao bị Tam gián cách, là bởi Tam là dương cương chống lại, nếu Tam là âm nhu thì không có sự ngăn cản, vì Âm là thuận, không bao giờ ngăn cản.
Tuy vậy, Tam vẫn là người quân tử ôn nhu, đâu phải là kẻ dữ mà hãm hại tình cảm của đôi bên Sơ và Tứ. Lâu ngày, thấy Tam là người tốt, nên hai bên mới kết hôn với nhau (phỉ khấu, hôn cấu).
“Phỉ khấu”, là Tam không phải là loại người xấu, nên 2 bên Sơ và Tứ mới kết hôn với nhau “hôn cấu”.
Chữ như 如 , chỉ là tiếng đệm, không có nghĩa gì cả.
Chữ “ban như 皤 如” có nghĩa là trắng phau. Tứ, lòng muốn mau gặp Sơ, như muốn cỡi ngựa bạch (bạch câu) mà bay đến Sơ. (Nên để ý: Tứ là Âm, nên mê Sơ là Dương, nên Âm có tánh hay ghen). “Hàn như” là bay đi.
2.4.5. Hào Lục Ngũ
Lục Ngũ: Bí vu khưu viên, thúc bạch tiển tiển lẫn, chung kiết.
六五:賁于丘園,束帛戔戔,吝,終吉。
Tượng viết: Lục ngũ chi kiết, hữu hỉ dã.
象曰:六五之吉,有喜也。
Hào Lục Ngũ, là âm nhu, có đức trung chánh, lại ở thời Bí (văn sức), tức là người biết lo trang sức thực thà chân chánh, nghĩa là vừa phải, đứng đắn đúng với đạo Trung: không quá xa xỉ, cũng không quá tằn tiện: “Thúc bạch tiện tiện” là nói về “miếng lụa trắng” (thúc bạch) “thường thường” (tiện tiện) thôi…
Người chúng ta vượt lên những miền thấp thỏi của những kẻ tầm thường để đi vào những vùng cao siêu thanh quí; ta gặp một người mà ai cũng kính mến, ai cũng muốn làm bạn. Nhưng mà họ không tiếp ta một cách xa hoa lộng lẫy vì họ là người đơn giản cao thượng, thấy hình như họ không được hào hoa cho lắm! Sự trang sức của họ có vẻ như lạt lẽo bề ngoài, mà bên trong nồng hậu dễ tin. Chung cuộc, tốt (chung kiết).
2.4.6. Hào Thượng Cửu
Thượng Cửu: Bạch bí, vô cựu;
上九:白賁,無咎。
Tượng viết: Bạch bí vô cựu, thượng đắc chí dã.
象曰:白賁無咎,上得志也。
Phàm trang điểm, là phải dùng đến ngũ Sắc (năm màu), thế mà lại bảo Trang điểm với toàn màu trắng, thì trang điểm cái gì mới được chứ! Cái màu nhiệm, chỗ huyền diệu của đạo “trang sức” là chỗ “Bạch Bí” này!
Màu Trắng (Bạch) là màu chánh, màu không màu (tức là vô sắc). Được trang điểm bằng màu Trắng, thì Ngũ sắc chỉ là biến đạo của màu Trắng (màu giả tạo) người ta đã đi đến mức cao nhất của thuật trang điểm rồi! (le sommet de l’Art c’est d’être extrêmement simple). “Như trong phép “hội họa” của Trung Quốc, ta thấy họ bỏ cả ngũ sắc, chỉ dùng có một màu đen, khi đậm khi nhạt, hòa với nước lã trên tờ giấy trắng mà thôi. Màu sắc dù có dùng đến, thì cũng chỉ lợt lạt và rất ít, chứ không lòe loẹt, vì chỉ có sự cực kỳ đơn giản mới tượng trưng được hai chữ Hư Vô, tức là cái vô cùng vô tận của vũ trụ”.
3. Quẻ Sơn Hỏa Bí là quẻ HUNG hay CÁT?
Dưới núi có lửa là Quẻ Bí. Người quân tử theo đó, làm sáng tỏ những việc nhỏ trong chính trị, không dám khinh đoán việc hình ngục. Quẻ Bí chỉ thời vận xấu, bề ngoài tưởng mọi sự dễ dàng nhưng thực chất khó khăn, suy thoái. Công danh sự nghiệp lúc đầu có vẻ thuận lợi nhưng càng về sau càng sa sút, thậm chí hữu danh vô thực. Thời vận của những người có bề ngoài hào nhoáng nhưng bên trong trống rỗng. Tài vận kém, kinh doanh không có thực chất. Kiện tụng dễ thất bại. Thi cử chỉ đạt bình thường. Tình yêu hào nhoáng nhưng khó thành. Gia đình bằng mặt, không bằng lòng.
XEM THÊM:Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp
4. Ứng dụng của quẻ Sơn Hoả Bí trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: ước muốn khiêm tôn sẽ trở thành hiện thực, nhưng những hy vọng thái quá hay ngông cuồng thì không.
- Hôn nhân: Phía bên kia có thể đang giấu giếm điều gì đó. Phải điều tra và quyết định sau khi mọi việc đã sáng tỏ hay đã được công khai.
- Tình yêu: Có thể thành công, nhưng sẽ thất vọng với kết quả khi kỳ vọng đặt ra quá cao.
- Gia đạo: Bề ngoài dễ khiến người khác bị lầm – bên trong thì nghèo đói và đau khổ.
- Con cái: Có vẻ con cái đang yếu đuối và bệnh hoạn. Thai nghén: con gái.
- Vay vốn: Khoản vay nhỏ thì có thể, còn khoản vay lớn thì không.
- Kinh doanh: Thành công và lợi nhuận.
- Thị trường chứng khoán: Bùng phát giả tạo, giá chẳng bao lâu sẽ giảm.
- Tuổi thọ: Thể chất yếu đuối. Nếu không điều độ và làm chủ được bản thân, có thể sẽ bị đoản thọ.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng hơn nhiều so với bề ngoài. Hãy biết quan tâm chăm sóc sức khỏe, bằng không có thể gặp nguy hiểm.
- Chờ người: Người này sẽ đến, nhưng sẽ gây thất vọng.
- Tìm người: Chẳng bao lâu sẽ trở về hay sẽ biết được những nơi lui tới của người này. Họ có thể đang trốn hoặc đang ở trong nhà bạn hay nhà người thân nằm phía hướng nam hoặc hướng đông bắc.
- Vật bị mất: Đã bị để sai chỗ vào cái gì đó. Hãy tìm ở hướng nam hoặc hướng đông bắc.
- Du lịch: Đi gần thì tốt, Đi xa thì không nên.
- Kiện tụng và tranh chấp-. Bất lợi, nhưng hòa giải thì khả thi.
- Việc làm: Có thể tìm được, nhưng nếu điều kiện đề ra quá cao, kết quả sẽ thất bại.
- Thi cử: Điểm cao.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường.
- Thời tiết: Quang đãng, nhưng chẳng bao lâu trời sẽ đầy mây.
- Thế vận: hiện trong tình trạng có khó khăn, không toại ý. Muốn thoát ra được phải hành động đúng theo thân phận hiện tại để vượt qua, sau đó qua được thi tiến lên.
- Hy vọng: có hy vọng, nhưng còn xa, hiện không nên hy vọng nhiều.
- Tài lộc: có, nhưng chưa đến ngay.
- Sự nghiệp: ban đầu có, đề phòng sự sa sút về sau và lúc hữu danh vô thực.
- Nhậm chức: chưa hoàn toàn như ý.
- Nghề nghiệp: giữ nguyên việc cũ, nghề cũ thì tốt.
- Tình yêu: đôi bên không ưa nhau.
- Hôn nhân: khó hợp, không nên tin người ngoài.
- Đợi người: họ sắp tới.
- Đi xa: có tốn kém nhưng đạt mục đích.
- Pháp lý: nên hòa giải thì tốt, nếu cố tranh chấp sẽ thất bại.
- Sự việc: khó xong vì chưa đồng lòng.
- Bệnh tật: cổ nhẹ, nhưng đề phòng trầm trọng.
- Thi cử: đạt đạt mức bình thường.
- Mất của: của khó tìm.
- Xem người ra đi: đi không mục đích, sau lại trở về.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Hỏa BÍ chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: