Quẻ Sơn Lôi Di là quẻ số 27 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Sơn Lôi Di là quẻ gì?
Quẻ Sơn Lôi Di, đồ hình |::::| còn gọi là quẻ Di (頤 yi2), là quẻ thứ 27 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☳ (|:: 震 zhen4) Chấn hay Sấm (雷).
- Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
- Quẻ thuộc hành Mộc (cấn), thế 4 ứng 1, là quẻ du hồn
Giải nghĩa: Vị thủy phong hiền. Bĩ cực thái lai, đi cầu người tài giúp, nuôi dưỡng giúp đỡ để có lực thành công, miêng đang được ăn, bụng đang mang thai. Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người. Phi long nhập uyên chi tượng: rồng vào vực nghỉ ngơi.
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Lôi Di
2.1. Thoán Từ
1. Trinh kiết. Quan di, tự cầu khẩu thực.
1.貞吉。觀頤,自求口實。
2.2. Thoán Truyện
2/ Di, trinh kiết, dưỡng chánh, tắc kiết dã.
Quan Di, quan kỳ sở dưỡng dã; tự cầu khẩu thực; quan kỳ tự dưỡng dã.
Thiên Địa dưỡng vạn vật dã.
Thánh Nhân dưỡng hiền, dĩ cập vạn dân.
Di chi thời, đại hĩ tai!
2.頤。貞。吉。養 正 則 吉 也。
觀頤,觀其所,養也,自求口實,觀其自 養 也。
天 地 養 萬 物。
聖 人 養 賢,以 及 萬 民。
頤 之 時,大 矣 哉。
Trời Đất, nhờ ở đức Nguyên của Kiền mà sinh ra vạn vật (Thiên địa dưỡng vạn vật), bậc Thánh nhơn cũng do nhìn theo đó mà lo nuôi dưỡng những bậc hiền tài, hầu về sau này các bậc hiền tài đó thay mặt Thánh nhơn mà chăm lo săn sóc thiên hạ. Các bậc hiền tài được Thánh nhơn truyền Đạo, sẽ lo giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần thiên hạ bằng các tác phẩm của họ lưu lại cho đời từ lâu trên khắp thế giới (thánh nhơn dưỡng hiền dĩ cập vạn dân 聖人養賢,以及萬 民。)
Những quyển sách tối cổ như Dịch Kinh và các quyển sách khác do Dịch tạo ra… đã được phổ cập đến “vạn dân” công đức thật là vô lượng! “Dưỡng hiền” là nuôi dưỡng tinh thần để chúng nhơn có thể thành được bậc hiền, là một công việc to lớn làm sao!
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2.3. Đại Tượng
Sơn hạ hữu Lôi, Di.
Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực.
山 下 有 雷,頤。
君 子 以 慎 言 語, 節飲食。
Dưới núi, có sấm, là quẻ Di. Quân tử theo đó, mà cẩn thận lời nói và biết tiết chế sự ăn uống!
Đó là muốn nói, hãy lấy cái Tịnh (núi) mà nuôi dưỡng cái Động (lời nói phát xuất ra ngoài) đó là tượng quẻ Cấn trên quẻ Lôi, lấy cái Tâm Hư (tịnh cực) mà đối phó với các cuộc biến động như sấm sét bên ngoài, tức là “dĩ bất biến (Cấn) ứng vạn biến (Chấn)”, “dĩ hư vô chi tâm nhi ứng vạn biến chi sự 以 虛 無 之 心 而 應 萬 變 之 事”. Nhà Phật cũng bảo: dĩ “Tĩnh tọa nhi ứng vạn biến như lôi” có lẽ cũng thể theo quẻ Sơn Lôi Di này!
Đây, là cái Tánh Điềm Đạm Hư Vô của bậc Thánh nhơn trước mọi động biến của cuộc đời! một đức lớn nhất của bậc Thánh nhơn đắc Đạo. Cái động bên ngoài, dễ tri hơn cái động bên trong, là cái động của lòng tham danh của mình.
2.4. Tiểu Tượng
2.4.1. Hào Sơ Cửu
Sơ Cửu: Xá nhĩ linh quy; quan ngã đóa Di Hung[1]
初九:舍爾靈龜,觀我朵頤凶。
Tượng viết: Quan ngã đóa Di, diệc bất túc quí dã.
象曰:觀我朵頤,亦不足貴也。
Hào Sơ Cửu, là hào dương cương đắc chánh (dương cư dương vị), lẽ ra phải có đủ sức thông minh để lo công việc tự dưỡng như con linh quy kia biết tự nuốt khí mà sống; ai dè Sơ Cửu này lại đâm ra mê muội nhìn lên trên hào chính ứng của mình là hào Lục Tứ tỏ ý thèm muốn như người thèm ăn đến nhểu dãi (đóa là thèm, nhìn kẻ khác ăn mà nhểu dãi).
2.4.2. Hào Lục Nhị
Lục Nhị: Điên di, phất kinh, vu khưu Di, Chinh hung.
六二:顛頤,拂經,于丘頤,征凶。
Lục Nhị: Chinh hung, hành thất loại dã.
六二,征凶,行失類也。
Lục Nhị, là hào âm nhu, không tài “tự dưỡng”, nên phải nhờ đến hai hào Dương là hào Sơ Cửu và Thượng Cửu lo cho.
Nhị cầu Sơ, đó là trên đi cầu dưới, rất sái lẽ thường rồi! Lẽ thường thì cha mẹ nuôi con, chớ có bao giờ con phải nuôi cha mẹ. Mẹ cho con bú, mấy đời mà mẹ lại đi bú con? Cho nên mới nói: “Điên Di phật kinh” 顛 頤 拂 經 nghĩa có lẽ nào lại có sự đảo điên ngang trái sái với lẽ thường?[1] (Theo Đạo Trời, thì việc cha mẹ nuôi con, là lẽ thường, là bổn phận bắt buộc; còn con mà nuôi cha mẹ, là vì tình nghĩa, không còn phải là bổn phận). Theo Nho đạo, thì Ân phải đền; nghĩa phải trả; nhưng đối với Đạo của Trời, không còn phải vậy…, bởi bất cứ một cái Ân nào, khi ban Ân, là cho ra, chứ không đòi hỏi phải trả.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.4.3. Hào Lục Tam
Lục Tam: Phật di, trinh hung.
Thập niên vật dụng, vô du lợi.
六三:拂頤,貞凶,十年勿用,無攸利。
Tượng: Thập niên vật dụng, đạo đại bội dã.
象曰:十年勿用,道大悖也。
Hào Lục Tam, là chất Âm nhu, bất trung bất chánh, lại ở cuối quẻ Nội Chấn, tức là cực động.
Đã là Âm nhu bất trung bất chánh, lại háo động (vì ở nội Chấn là động cực) nên Tam không chịu an phận, thấy đâu có ăn, thì nhào càn vô để mà “ăn có”, rất xấu xa, trái với chánh đạo của Di, nên hào từ mới xấu như thế (phật di, trinh hung).
Kết quả chẳng những “hung”, mà còn bị thêm “đại bội”, nghĩa là hết sức trái ngược!
(Số 10 (thập) đây, không có nghĩa là 10 năm, chỉ là con số cuối cùng của một chu kỳ là 10 năm. Đó là muốn nói “suốt đời” bị toàn là hung sự).
2.4.4. Hào Lục Tứ
Lục Tứ: Điên di, kiết.
Hổ thị đam đam, kỳ dục trục trục, vô cựu.
六四:顛頤,吉,虎視眈眈, 其欲逐逐無咎。
Tượng: Điên di chi kiết, thượng thi quang dã.
象曰:顛頤之吉,上施光也。
Hào Lục Tứ, khác xa hào Lục Nhị, mặc dù Lục Nhị có chữ “điên di”, mà Lục Tứ cũng có “điên di”. Tại sao? Bởi Nhị thuộc về phần khẩu phúc, Nhị cầu Sơ, là thuộc về phần vật chất, còn Tứ cầu Sơ là cầu dưỡng nuôi cho phần đạo đức tinh thần.
Lục Tứ, tuy bản chất Âm Nhu, nhưng chỗ xử sự thì đắc chánh, là người tốt lại còn được tín nhiệm của hào Lục Ngũ.
Tứ ứng với Sơ, là tự hạ cầu dưỡng ở Sơ. Sơ giúp cho Tứ thành công nên kết quả được tốt (kiết). Tứ, ở địa vị đại thần cận quân vương (gần như là bậc quân vương) mà đi cầu kẻ dưới là Sơ… Nhưng lại e rằng lòng Tứ lo nghĩ quẩn quơ mà thay đổi ý thì uổng, vì Sơ có thực tài (nhất dương ở quẻ Chấn), tượng một con linh quy nên hào từ khuyên Tứ chớ mòn lòng, phải hết sức chí tâm như “hổ rình mồi”…
Câu chuyện Tứ đi cầu Sơ, điển hình là vua Thành Thang đi cầu Y Doãn!
2.4.5. Hào Lục Ngũ
Lục Ngũ: Phật kinh, cư trinh, kiết; bất khả thiệp đại xuyên.
六五:拂經,居貞,吉,不可涉大川。
Tượng viết: Cư trinh chi kiết, thuận dĩ tùng thượng dã.
象曰:居貞之吉,順以從上也。
Theo lẽ thường, thì ở thời Di, Lục Ngũ phải lo nuôi dưỡng thiên hạ, nhưng vì mình là âm nhu cho nên tài không đủ để nuôi được thiên hạ, phải dựa vào hào Thượng Cửu. Dương cương, nhờ người ấy nuôi mình để có thể giúp thiên hạ.
Hào Thượng Cửu là ngôi vị của bậc Sư phó (Thầy của Vua).
Là hào Âm nhu, nhưng vì ở hào Chí tôn nên phải có phận sự nuôi dưỡng nhân dân, vậy mà lại nhờ kẻ khác, phải chăng là trái với lẽ thường (phật kinh). Nhờ biết tôn đức cầu hiền, vẫn còn là đạo lý đương nhiên (cư trinh) và phải hết lòng tin tưởng mới được!
Ở vào buổi gian nguy, chớ tự mình đi vào nơi hiểm nguy (bất lợi thiệp đại xuyên).
Lời Tượng bảo thêm: “Cư trinh kiết, thuận dĩ tùng thượng dã” muốn được việc, thì hãy biết nhất nhất thuận tùng hào Thượng Cửu.
2.3.6. Hào Thượng Cửu
Thượng Cửu: Do Di, lệ, kiết, lợi thiệp đại xuyên.
上九:由頤,厲,吉,利涉大川。
Tượng viết: Do Di lệ kiết, đại hữu khánh dã.
象曰:由頤厲吉,大有慶也。
Thượng Cửu ở trên chót vót quẻ Di, chính là bậc Thầy của vị Nguyên thủ, mà vị nguyên thủ phải một lòng tôn trọng: đó là Thượng Cửu đem cả Tài Đức mình, và cả thân mạng mình mà nuôi dưỡng cả thiên hạ về 2 mặt kinh tế và văn hóa.
Là một Thánh Nhân thời Di, trách nhiệm vô cùng to lớn, đâu có thể ngồi khỏe ăn ngon mà làm xong được đâu.
Bởi vậy, có lời răn: “Lệ 厲”, nghĩa là phải biết “lo lắng sợ hãi” từng giờ, phải thật ý thức sứ mạng quá trọng đại của mình. Chẳng những Lục Ngũ được nhờ, mà cả thiên hạ đều được được nhờ, thì phúc khánh to lớn biết chừng nào mà kể!
3. Quẻ Sơn Lôi Di là quẻ HUNG hay CÁT?
“Di” có nghĩa là “nuôi dưỡng”, ăn uống là tự nuôi, vì vậy nó có hình tượng “đến thăm người hiền ở sông Vị”. “Vị thuỷ” là sông Vị, “Phỏng hiền” là thăm người hiền đức. “Vị thủy phỏng hiền” là chuyện Khương Thái Công thuở hàn vi thường ngồi câu cá bên bờ sông Vị. Chu Văn Vương nghe tin, đích thân đến thăm, mời ra giúp nước. Thái Công lên xe về triều, được phong làm quốc phụ. Người gieo được quẻ này có điềm “Bĩ cực thái lai”.
Quẻ Di chỉ vận thế bề ngoài tốt, nhưng thực chất khó khăn, như hình quẻ: số đông bị kẹt giữa hai thế lực cứng rắn. Cơ hội không thuận lợi, sự nghiệp khó thành. Tài vận không đến, kinh doanh khó khăn. Ai biết điều tiết hành động còn có cơ may thành công. Thi cử khó đạt, tìm việc khó khăn. Xuất hành bất lợi tình yêu và hôn nhân long đong, gặp nhiều trở ngại.
XEM THÊM:Quẻ 26 – Sơn Thiên Đại Súc
4. Ứng dụng của quẻ Sơn Lôi Di trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Trở thành hiện thực sau những khó khăn ban đầu.
- Hôn nhân: Phải tìm hiểu kỹ sức khỏe của bên kia trước khi quyết định có nên tiến tới hay không. Thành công tùy thuộc thiện ý của hai bên.
- Tình yêu: Đã đạt đến giai đoạn hẹn hò và tìm hiểu lẫn nhau. Cảm xúc và cảm nghĩ có thể che mờ phán đoán. Có thể bạn đang đặt ra những yêu cầu quá cao. Hãy điềm tĩnh và có sự đánh giá mới, nhạy bén.
- Gia đạo: Thời sa sút. Danh dự và tiếng tăm bị mất, phá sản – giai đoạn cay đắng. Phải điềm tĩnh đánh giá cảnh ngộ và lời nói, hành vi cũng như kế hoạch của mình để làm thay đổi vận mệnh của gia đình.
- Con cái: Sự nuông chiều đã làm hại chúng. Phải xem xét lại hành động lẫn lời nói của mình, và sửa đổi phương pháp giáo dục cũng như việc huấn luyện con cái. Thai nghén: con gái.
- Vay vốn: Thành công sau những khó khăn ban đầu.
- Kinh doanh: Hãy nghiên cứu kỹ các cơ hội kinh doanh, và hãy hết sức thành tín trong việc làm. Đừng xảo quyệt hay tham lam. Lúc đó lợi nhuận sẽ đến.
- Thị trường chứng khoán: Giá thấp, sau đó sẽ tăng.
- Tuổi thọ: Ăn uống quá độ sẽ làm hại sức khỏe và gây ra đoản thọ. Hãy sống thật điều độ mỗi ngày và biết chăm sóc thân thể.
- Bệnh tật: Nguy hiểm. Khi điều trị bệnh phải có sự chăm sóc đặc biệt. Những cơ quan bị bệnh – dạ dày và ruột, răng, cổ họng.
- Chờ người: Sẽ không đến.
- Tìm người: Không ở xa, đang trốn tránh hay cư ngụ ở đâu đó gần nhà.
- Vật bị mất: Bị đặt sai chỗ trong nhà. ở bên dưới vật gì đó. Hãy tìm từ hướng đông sang hướng đông bắc.
- Du lịch: Lúc đầu không suôn sẽ, nhưng rất mỹ mãn về sau.
- Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi; tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
- Việc làm: Nỗ lực chuyên cần thì sẽ thành công.
- Thi cử: Điểm cao.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Không phải lúc thích hợp. Hãy chờ đến lúc thích hợp hơn.
- Thời tiết: Nhiều mây.
- Thế vận: ngược với cái gì mình mong muốn, tưởng là tốt đẹp nhưng ngược lại.
- Hy vọng: có nhưng không như ý.
- Tài lộc: chưa thấy.
- Sự nghiệp: giữa chừng có nhiều trở ngại. Nếu hợp tác với nhiều người mới thành công.
- Nhậm chức: chưa được như ý.
- Nghề nghiệp: nên chờ thời cơ Xem tình yêu: đôi bên chưa tiến tới.
- Hôn nhân: khó thành.
- Đợi người: họ chưa đến.
- Đi xa: không nên đi chuyến này.
- Pháp lý: nên hòa giải.
- Sự việc: chưa xong.
- Bệnh tật: bệnh không nặng.
- Thi cử: không đạt.
- Mất của: do nhầm lẫn, để quên
- Người ra đi: chưa rõ mục đích chuyến đi.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Lôi Di chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: