Quẻ Sơn Thiên Đại Súc là quẻ số 26 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc là gì?
Quẻ Sơn Thiên Đại Súc, đồ hình |||::| còn gọi là quẻ Đại Súc (大畜 da4 chu4), là quẻ thứ 26 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
- Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Tụ dã. Tích tụ. Chứa tụ, súc tích, lắng tụ một chỗ, dự trữ, đựng, để dành. Đồng loại hoan hội chi tượng: đồng loại hội họp vui vẻ, cục bộ.
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Thiên Đại Súc
2.1. Thoán Từ
Đại Súc, đại trinh, bất gia thực, lợi thiệp đại xuyên.
大 畜 大 貞,不 家 食,利 涉 大 川。
Tượng viết: “Bất gia thực”, kiết, dưỡng hiền dã.
象曰:不家食,吉,養賢也。
“Đại Súc” là “chứa rất nhiều”, nhưng phải được tuyển chọn kỹ lưỡng (toàn là những tinh hoa, chứ không nên hỗn tạp). Hơn nữa, tác phẩm văn học như các món ăn tinh thần cần được tuyển chọn những tác phẩm nào có tánh cách quốc tế (de qualité universelle) chứ không nên chỉ chọn những món ăn địa phương hẹp hòi chỉ dùng được trong địa phương nhỏ bé “bất gia thực 不 家 食” mà thôi.
Như các quyển sách có tánh cách rộng rãi và bao quát cho tất cả mọi người, cỡ như các tác phẩm Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, Kim Cương Kinh, Kinh Thánh Evangile… hay Manuel d’Epictète hay L’Initiation de Jésus Christ… chẳng hạn v.v… đều là những tác phẩm “dưỡng hiền” (nghĩa là “nuôi đức”!). “Bất gia thực, kiết, dưỡng hiền dã 不 家 食,吉,養 賢 也”. Quan trọng là câu: “bất gia thực”. Đó là những tác phẩm “lợi trinh” và được dùng bất cứ trong những lúc gian nan thống khổ (lợi thiệp đại xuyên) nào, trong cõi đời tao loạn này!
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2.2. Đại Tượng
Thiên tại sơn trung: Đại súc.
天 在 山 中,大 畜。
Quân tử dĩ đa thức, tiền ngôn vãng hành, dĩ súc kỳ đức.
君子以多識,前言往行以畜其德。
(Trời, cả một Trời sáng tạo nằm trong lòng núi), đó là ý nghĩa của Đại Súc.
Người Quân tử xem tượng này mà lo thu trữ tất cả những lời nói “trinh chính” của người xưa, súc tích lại các sự hiểu biết của người đi trước để lại, dùng đó mà “nuôi dưỡng thánh đức” của mình! (dĩ “súc” kỳ đức 以 畜 其 德).
“Trời ở trong lòng núi” (“Thiên tại sơn trung”) là gợi cho ta “những kho tàng bí ẩn cất kín trong các “bài cố sự” do người trước lưu lại cho ta. Và nhờ những bài học cao thâm ấy, ta nuôi dưỡng được “đức” của ta. Đó là phép học đạo đức bằng các bài “cố sự”, học đạo làm người quân tử qua lịch sử của toàn thể con người trong thiên hạ được súc tích trong các kinh sách lưu lại…
“Đức” nói đây, là chỗ mà Lão Tử bảo: “Thượng đức bất đức” (Chương 38 – Đ.Đ.K); còn Trang Tử gọi là Vương đức của Chân Nhơn. Bộ “La Cabbale”, “Table d’Emeraude” của Văn minh Trung Đông đã được chôn giấu trong Kim Tự Tháp (nhờ Alexandre đại đế khám phá và đem phổ biến cho cả vùng Ai Cập và Trung Đông).
2.3. Tiểu Tượng
2.3.1. Hào Sơ Cửu
Sơ Cửu: Hữu lệ, lợi dĩ.
初九:有厲,利已。
Tượng viết: Hữu lệ lợi dĩ, bất phạm tai dã.
象曰:有厲利已,不犯災也。
Toàn quẻ, chỉ có 3 dương ở nội Kiền, nhưng đều bị ngoại Cấn “súc chỉ” lại cả! Vì “Cấn giả chỉ dã” (Cấn, là dừng lại, chận đứng lại). Cho nên hào Sơ cũng không sao tiến lên được. Huống chi, thế lực của Sơ còn nhỏ bé lắm, tiến sẽ nguy! vậy, thà đừng tiến còn hơn! Nên nói nói: “lợi dĩ” 利 以 (Dĩ, là chỉ 止 là dừng lại.)
Theo lệ thông thường của Dịch, thì các hào tiếp ứng với nhau, được quyền viện trở lẫn nhau như Sơ và Tứ chẳng hạn… Nhị và Ngũ, Tam và Lục… Nhưng ở quẻ Đại Súc không còn được như vậy nữa. Tứ đã chẳng những không tiếp ứng Sơ mà lại còn “chận lại” là khác, gọi là “súc chỉ”.
Bởi vậy, Sơ không được tiến lên, nếu “tiến” sẽ gặp hung nguy (hữu lệ 有 厲) mà dừng lại là có lợi (lợi dĩ 利 以), “bất phạm tai dã” (không gặp tai họa).
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.3.2. Hào Cửu Nhị
Cửu Nhị: Dự, thoát phúc.
Tượng viết: Dự thoát phúc trung, vô vưu dã.
九 二:輿,說 輹。 象曰:輿說輹,中,無尤也
Như ở hào Sơ, Tứ “súc chỉ” Sơ, thì ở đây “Ngũ (lẽ ra tiếp ứng với Nhị) lại súc chỉ (ngăn trở) không cho Nhị tiến lên.
Nhưng vì Nhị là hào đắc trung, nên sáng suốt, biết rằng mình không thể tiến, nên tự mình “cỡi” cái cốt bánh xe ra, cho xe không đi được. Đó là “thời chỉ, tắc chỉ”.
Sở dĩ Nhị biết đối xử khôn ngoan như vậy, là nhờ Nhị là kẻ đắc Trung, nên không có gì bị lỗi lầm cả (vô vưu 無 尤).
“Dự thoát phúc, Trung, vô vưu dã”.
2.3.3. Hào Lục Tam
Cửu Tam: Lương mã trục, lợi gian trinh, nhựt nhàn dự vệ, lợi hữu du vãng.
九三:良馬逐,利艱貞,曰閑輿衛, 利有攸往。
Tượng viết: Lợi hữu du vãng, thượng hợp chí dã.
象曰:利有攸往,上合志也。
Câu “lương mã trục” là nói về cặp 3 – 6 Cửu Tam và Thượng Cửu đều là hào dương cả. Cửu Tam và Thượng Cửu là Dương ngộ Dương tiếp sức với nhau mà tiến lên như một cặp ngựa hay, đua nhau mà chạy! chạy như bay.
Ở đây, là một biệt lệ của quẻ Đại Súc, vì ở quẻ này, chỉ có hào trên mới “súc chỉ” hào dưới (như Thượng Cửu “súc chỉ” hào Tam), vậy mà không phải vậy; 2 hào này không ai súc chỉ ai, cả 2 đồng lòng cùng tiếp sức nhau cùng tiến lên. Cho nên cái tiến của 2 hào Tam và Lục rất mạnh, nên Thánh nhơn lo cho cặp Dương này ỷ tài mà chưa kịp phòng bị lại vội tiến sẽ không được an toàn, nên có lời răn “lợi gian, trinh” cần lo dự bị tươm tất mới có thể “lợi hữu du vãng 利 有 攸 往”!
Lời Tượng nói thêm: Có được Thượng Cửu chí đồng đạo hợp (thượng hợp) dắt nhau mà lên, tất hay (lợi hựu du vãng).
2.3.4. Hào Lục Tứ
Lục Tứ: đồng ngưu chi cốc, nguyên kiết.
六四:童牛之牿,元吉。
Con bò con, chưa mọc sừng, nên cho nó mang trước cái cùm sừng, thì tốt lắm!
Hào Lục Tứ chỉ là hào Sơ âm của quẻ Cấn, ví như con bò con chưa mọc sừng, nên cho nó mang trước một “cái cùm sừng”, để sau này khi nó lớn lên và sừng mọc, nó không gây thương tích cho ai được cả, vì đã có cái cùm sừng che trước rồi!
Ý bảo, nên phòng bị trước ngay lúc nó chưa mọc sừng! ngăn ngừa một cái ác nó có thể gây cho mọi người sau này, ngay lúc nó mới sắp mọc ra!
Hào Tứ, là hào cận bên hào Ngũ, là một bậc đại thần, có trách nhiệm, trên đối với Vua phải ngăn ngừa sự tà tâm; dưới đối với dân, phòng ngừa sự tà tâm của dân chúng. Cái ác tâm của con người, nếu có ngăn cấm hãy ngăn cấm lúc nó chưa phát hiện, chứ để cho nó lớn lên rồi, khó mà ngăn cấm được!
Cái ác mà đã trưởng thành rồi, bậc Thánh cũng không trị nổi! Cho nên ở đây Thánh nhơn muốn nhắn nhủ phải biết ngăn ngừa cái ác, ngay lúc nó chưa phát ra.
2.3.5. Hào Lục Ngũ
Lục Ngũ: phần thỉ chi nha, kiết.
六 五:豶 豕 之 牙,吉。
(Hào này là hào chủ não của Quẻ.)
Tượng viết: Lục ngũ chi kiết, hữu khánh dã.
象曰:六五之吉,有慶也。
Đoạn văn này, văn từ thô thiển, nhưng ý nghĩa rất thâm, khó giải nghĩa, người đọc cần vận dụng linh giác may ra mới hiểu được phần nào.
“Phần thỉ chi nha” 豶 豕 之 牙 cái nanh con heo rừng đã bị thiến. Ý muốn bảo: Cái nanh của con heo rừng, là phần cứng nhất và nguy hiểm nhất. Cọp beo là thứ dữ nhất, vậy mà gặp heo rừng chỉ dùng cái nanh của nó thôi, đủ giết chết ngay cọp beo! Nhưng, con heo rừng này đã bị thiến rồi! hết hung hăng như trước, cho nên thứ nanh dữ của nó cũng hết chỗ dùng!
Trị cái “ác” của tiểu nhơn đang sung sức để hành ác, đâu phải dễ dàng! Cần phải tìm cho ra, cái gì đã giúp cho tính hung ác của nó trở thành bồng bột? Người ta tìm ra, chính cái dục tính của nó quá mạnh vậy, “thiến” nó đi, thì nó sẽ trở thành hiền hậu lại và dễ trị hơn.
Đây, là lấy thử một thí dụ thôi, để nói lên phép trị ác! Phải trị ngay nơi cái gốc (“căn”) của tội ác! Trước một tội ác nào, cần phải tự hỏi: Tại sao? để tìm cho ra cái nguyên động lực của nó!
2.3.6. Hào Thượng Cửu
Thượng Cửu: Hà thiên chi cù hanh.
上九:何天之衢亨。
Tượng viết: Hà thiên chi cù, đạo đại hành dã.
象曰:何天之衢,道大行也。
Cái thời “súc chỉ” (ngăn chận) không còn nữa.
“Thiên chi cù, đạo đại hành dã” là con đường mặt trước mặt sau, không ai ngăn, cũng không ai xô đẩy, bốn bề thông suốt, đường lối thênh thang! “Thiên cù hanh” là đường trời rộng mở, mây bay chim liệng tha hồ…
Đây, là nói về hạng người Hiền Thánh. Không còn ai ngăn cản nổi nữa (súc chỉ) lời nói của họ, câu văn của họ… đều được thiên hạ xem như lời nói của Thánh Kinh.
3. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc là quẻ HUNG hay CÁT?
“Đại súc” có nghĩa là “sức chứa lớn”, vì thế có hình tượng “thế trận được mở”. “Trận thế đắc khai” là chuyện Quảng Thành Tử bị vây khốn trong trận Đăng hỏa, sai tướng Phan Thiên Ấn tế lễ mở trận Quần Tiên, phá tan trận Đăng Hỏa. Người gieo được quẻ này có điềm “không còn trở ngại”.
Như vậy Quẻ Sơn Thiên Đại Súc có điềm “không còn trở ngại” là một trong Các quẻ cát trong kinh dịch. Quẻ cho biết vận thế sắp đến thời kỳ thuận lợi, nhưng còn phải giữ gìn tránh nơi nguy hiểm. Công danh sự nghiệp chờ một thời gian ngắn nữa sẽ thành đạt. Tài lộc, thời gian tới sẽ có tài vận đến, hành động thận trọng thì sẽ thành công rực rỡ. Chức vụ và nghề nghiệp phải một thời gian nữa mới đạt nguyện vọng. Mọi việc phải bình tĩnh, nóng vội sẽ hỏng. Kiện tụng phải mất nhiều thời gian trình bày và phải tốn của, nhưng sẽ thắng. Nhưng nên lấy hòa giải làm đắc sách.Tình yêu, hôn nhân lúc đầu gập khó khăn nhưng sau thuận lợi. Xuất hành trước mắt chưa nên. Bệnh tật, đầu nặng sau qua khỏi.
XEM THÊM:Quẻ 25 – Thiên Lôi Vô Vọng
4. Ứng dụng của quẻ Sơn Thiên Đại Súc vào đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Khó khăn trong lúc này, nhưng nếu không hành động khinh suất hay liều lĩnh, dần dần sẽ thành công.
- Hôn nhân: Hành động tích cực sẽ dẫn đến thành công. Cả hai bên đều nghiêm túc về cuộc sông và tình yêu.
- Tình yêu: Sẽ có chông đối từ thế hệ cao tuổi hơn hay từ phía thứ ba nào đó. Quyết tâm và kiên định thì hạnh phúc sẽ đến.
- Gia đạo: Lúc dầu gian khó, nhưng nếu kiên trì đi theo con đường chính đáng và sốt sắng vươn lên, cơ đồ của gia đình sẽ dần dần thay đổi. Có thể hưởng được của thừa kế. Cũng có thể thành công bằng cách tự lập để bắt đầu một cuộc sông mới ở những vùng xa lạ.
- Con cái: Những điều liên quan đến chúng sẽ khiến bạn buồn khổ, nhưng sau cùng bạn sẽ nhìn thấy chúng thành công và hạnh phúc. Thai nghén: con trai.
- Vay vốn: Có những khó khăn trong lúc này, nhưng dần dần sẽ thành công.
- Kinh doanh: Lợi nhuận đáng kể trong 30 ngày đầu tiên và trong ba tháng cuối.
- Thị trường chứng khoán: Giá sẽ giảm trong một thời gian, sau đó sẽ tăng.
- Tuổi thọ: Nhiều bệnh tật lúc còn trẻ. về sau, khỏe mạnh và sống thọ.
- Bệnh tật: Nặng và kéo dài. Các bệnh liên quan đến ngực và bụng.
- Chờ người: Lúc này sẽ không đến, nhưng sẽ đến sau một thời gian.
- Tìm người: Sẽ mất khá nhiều thời gian. Sau đó, người này hoặc sẽ tự động trở về, hoặc sẽ tìm được. Hãy tìm ở hướng tây bắc hoặc đông bắc.
- Vật bị mất: Bị đặt không đúng chỗ bên dưới cái gì đó. Sẽ mất thời gian, nhưng tìm được. Hãy tìm ở hướng đông bắc.
- Du lịch: Những trở ngại thình lình và ngoài dự tính.
- Kiện tụng và tranh chấp: Khó khăn và mất thời gian, nhưng sau cùng sẽ giành được chiến thắng hay kết quả thuận lợi.
- Việc làm: Sẽ tốn thời gian, nhưng sớm muộn cũng sẽ tìm được công việc tốt.
- Thi cử: Điểm cao.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường.
- Thời tiết: Rất xấu, nhưng sau đó sẽ quang đãng.
- Thế vận: vượt qua được khó khăn, vận thế tốt dần, song mọi việc làm phải thận trọng.
- Hy vọng: phải chờ đợi mới như ý.
- Tài lộc: sắp tới có nhiều nguồn, thu nhập cao.
- Sự nghiệp: ban đầu khó khăn, sau dần dần thuận lợi, cuối cùng có thành công.
- Nhậm chức: phải chờ đợi một thời gian mới có địa vị như ý.
- Nghề nghiệp: an phận nghề hiện tại, chờ ít lâu sau chuyển thì mới tốt.
- Tình yêu: đến nhanh, nhưng cuối cùng không thành.
- Hôn nhân: có thể đến hôn nhân nhưng tốn thời gian. Đề phòng giữa chừng đoạn tuyệt.
- Đợi người: có đến nhưng muộn.
- Đi xa: vui vẻ.
- Pháp lý: tốn nhiều thời gian thì được kiện, hòa giải là tốt nhất.
- Sự việc: không nóng vội mới giải quyết xong.
- Bệnh tật: tình trạng kéo dài, lúc nặng lúc nhẹ.
- Thi cử: đạt kết quả tốt
- Mất của: tìm ở bên dưới vật khác sẽ thấy.
- Xem người ra đi: chưa có định hướng và mục đích.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Sơn Thiên Đại Súc chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: