Sơn Trạch Tổn hay còn gọi là Tổn, là quẻ 41 trong kinh dịch. Quẻ được giải nghĩa là tổn hại, thua thiệt, hảo mất…. Để hiểu hơn về quẻ này hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu nội dung tiếp theo để hiểu về Sơn Trạch Tổn và những ứng dụng của quẻ trong đời sống, công việc.
1. Sơn Trạch Tổn là gì?
Sơn Trạch Tổn là quẻ 41 trong kinh dịch, Sơn Trạch Tổn hay còn gọi là Tổn với nội quái và ngoại quái như sau.
Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).
Ngoại quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
Sơn Trạch Tổn có thể giải nghĩa như sau: Thất dã, tổn hại, hao mất, thua thiệt, bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại, phòng nhân ám toán chi tưởng, tượng đề phòng sự ngầm hại, hao tổn.
Để hiểu hơn về Sơn Trạch Tổn có thể tham khảo nội dung tiếp theo để hiểu hơn về Sơn Trạch Tổn.
2. Luận giải ý nghĩa Sơn Trạch Tổn
2.1. Đôi nét về Sơn Trạch Tổn
Ngoại Khôn: Biến hào ba thành ngoại Cấn và như thế Thái biến thành Tổn.
Xem quẻ Tổn phải xem luôn quẻ Ích, vì Tổn là bớt, còn Ích là thêm… hai quẻ này bổ túc cho nhau, khi bàn đến chỗ hay dở của 2 quẻ này. Với 2 quẻ này Dịch Kinh muốn đề cập đến sự thiết lập một cơ chế khả dĩ tương đối vững bền.
Theo chủ trương của Lão Tử: “Quý dĩ tiện vi bổn; cao dĩ hạ vi cơ” và “Tổn hữu dư, bổ bất túc”. Con người lúc an ổn dễ quên lo nghĩ đến hỏa hoạn, nên lơ đễnh dễ bị hại mà không phòng trước, còn lúc nguy khốn thì rất chu đáo lo lắng phòng loạn nên dễ tránh được.
Dịch khuyên ta luôn luôn phải biết phòng trước nhất là ở trong cảnh an nhàn ổn định (an giả, bất vong kỳ sở nguy). Là vì cái đáng sợ, là cái họa đang tàng trong cái phúc, nó thường phát ra trong những lúc ta đang hưởng hạnh phúc tuyệt vời “Phúc hề Họa chi sở phục”
Nên Dịch thường khuyên ta: “Ngụy giả sử bình, dị giả sở khuynh” cũng như câu “Sinh ư ưu hoạn; tử ư an lạc”
Bản tánh loài người là ham sướng sợ khổ và thích thụ hưởng khoái lạc. Có điều đáng sợ, là được thỏa mãn bất kỳ thị dục nào, lại không bao giờ biết đủ mà dừng (tri túc, tri chỉ). Mà hễ đầy quá phải đổ, nguy là lúc đó. Chính ở chỗ không biết tiết dục mà họa hoạn sinh ra liên miên bất tận. Vì vậy mà cái khổ không bao giờ dứt được trên cõi đời này.
Cái hạnh phúc của con người, là ở chỗ thiếu thốn, chứ không phải ở chỗ đầy đủ: có đói ăn mới thấy ngon, nhưng kẻ khôn, khi ăn để thỏa mãn cái đói, chỉ nên ăn có chừng mực thôi, người ta dặn: đừng ăn no, nhất là no quá. Lúc ngừng ăn, bụng hãy nên có hơi đói đói.
Thế mà việc rất tầm thường ấy, mấy ai làm nổi. Há chỉ có bậc Thánh nhơn mà thôi ư. Thật vậy, chỉ có bậc Thánh nhân mới biết “tri túc tri chỉ”! mới học được câu “tổn chi hữu dư, bổ chi bất túc”. Quẻ Tổn và quẻ Ích dạy ta điều ấy.
2.2. Thoán từ
Tổn, hữu phu nguyên kiết, vô cựu.
Khả trinh, lợi hữu du vãng
損 有 孚,元 吉,無 咎。
可 貞,利 有 攸 往。
Hạt chi dụng, nhị quĩ khả dụng hưởng.
曷 之 用,二 簋 可 用 享。
Như đã nói: Tổn, gốc là quẻ Thái. So sánh quẻ Thái, ta thấy nội quái là quẻ Kiền, (tổn hạ Kiền hào ba, đem bù lên hào ba quẻ Khôn phía trên, thì thành quẻ Tổn. Đó là “tổn hạ ích thượng” (bớt dưới, bù lên trên, tức là bớt của dân mà thêm cho cấp lãnh đạo), chỗ mà Lão Tử. Chương 53 viết.
Triều đình lộng lẫy thật
Mà ruộng nương đầy cỏ hoang
Còn kho đụng thì trống trơn.
Áo quần sang trọng thật
Đeo kiếm bảo
Ăn uống chán
Của cải có thừa…
Nhưng đó là đường lối của “đạo tặc”
Đâu phải đường lối của đại Đạo
”朝 甚 除, Triều thậm trừ
田 甚 蕪, Điền thậm vu
倉 甚 虚,Thương thậm hư
服 文 綵, Phục văn thái
帶 利 劍, Đái lợi kiếm
厭 飮 食, Yếm ẩm thực
財 貨 有 餘, Tài hóa hữu dư
是 謂 盗 夸, Thị vị (đạo khoa)
非 道 也 哉。Phi đạo dã tai
Phàm việc bớt đây cho đó, khi nào đây dư mà đó thiếu. Đạo Trời thì “bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu” (tổn hữu dư, bổ bất túc). Nếu không như Đạo Trời mà làm trái lại: “Tổn Hạ ích thương” Lão Tử cho đó là “đạo của người đạo tặc” (đạo khoa)
Thiên chi Đạo, tổn hữu dư nhi bổ bất túc.
Nhơn chi đạo, tắc bất nhiên
Tổn bất túc dĩ phụng hữu dư.
Bởi vậy, kẻ giàu, giàu thêm, kẻ nghèo, nghèo thêm. Xã hội vì vậy mà chênh nghiêng, họa chiến tranh vì đó mà diễn ra giữa những giai cấp cùng đinh và phú hào.
Tuy nhiên, cũng nên biết “tùy thời gian hành”! Và như đã nói trên đây, phải công bình như Đạo Trời: “bớt đây cho đó”, khi nào đây dư mà đó thiếu thực sự. để đừng mất quân bình.
Đừng bắt dân phục dịch và vơ vét của dân đến tận xương tủy… thì coi chừng, như Đại Tượng sau đây đã cảnh cáo: “Sơn hạ hữu trạch, Khuynh! 山 下 有 澤,傾。” “Khuynh” là đổ nát.
2.3. Đại Tượng
Sơn hạ hữu trạch, Tổn.
Quân tử dĩ trừng phận trất dục.
山 下 有 澤,損。
君 子 以 懲 忿 窒 欲。
Dưới núi có đầm, là cái tượng “tổn hạ ích thượng” vét đất trong đầm mà đắp núi phía trên: núi mà cao, đầm cạn đất, lâu ngày phía dưới núi chỉ còn một lỗ hỏng trống trơn, thì núi cao phải đổ nát. Hạ tầng cơ sở mà bị vét cạn, thượng tầng cơ sở làm gì tồn tại.
Ngày nội Đoài mà bị vét sạch hòa âm, sẽ biến thành Khô Kháo Người quân tử xem tượng này mà nghĩ đến sự tổn những gì “hạ đẳng” trong thân mình để phục vụ cho những gì “cao cả” nhất của mình, đó là “trừng” những nguyên nhân gây bất bình phẫn nộ (“trừng phận”, phận là những sự bất bình phẫn nộ) do lòng tham dục vô bờ bến gây nên.
XEM THÊM:Quẻ 32 – Lôi Phong Hằng
Phải lo “trừng phận chất dục” cố mà đè nén đừng cho dục vọng nổi lên (răn sự giận, lấp lòng dục).
Đứng về phương diện Dưỡng sinh, điều cấm kỵ nhất, là sự giận dữ. Theo Khoa dưỡng sinh, một cơn thịnh nộ sẽ làm tiêu hao nguyên khí đến đổi cả ba tháng “tĩnh tọa” cũng không sao bù đắp kịp.
2.4. Tiểu Tượng
Sơ Cửu: Dĩ sự thuyên vãng; vô cựu, chước tổn chi.
初 九:已 事 遄 往,無 咎,酌 損 之。
Tượng viết: Dĩ sự thuyên vãng, thượng hợp chí dã.
象 曰:已 事 遄 往,尚 合 志 也
Đây, là thời Tổn (thì phải bớt đi rồi)! “Tổn hạ Ích thượng”.
Nhưng hào Sơ là hào Dương cương, ứng với hào Tứ (âm nhu), nên Sơ dương phải tự tổn mà giúp cho Tứ nhu. Nhưng cần phải đi gấp (thuyên vãng) không nên trù trì, khi mà bên trên kêu gọi, là việc đã đến lúc nguy rồi! như vậy sẽ được không lỗi (vô cựu).
Nhưng, hào từ căn dặn: “chước tổn chi 酌 損 之”, nghĩa là giúp thì giúp nhưng cần phải cân nhắc cẩn thận, phải biết châm chước, nếu thấy bề trên thật thiếu thốn, thì làm người dân phải lo đóng thuế, giúp sưu… chứ nếu thấy rằng cấp lãnh đạo vẫn phè phỡn vui thú trong cảnh giàu sang thừa thãi, không nên để bị bóc lột, mà mình cũng mang lấy cái lỗi, là nuôi dưỡng tính ỷ lại và lợi dụng của họ.
Sở dĩ kẻ dưới phải lo giúp đỡ người trên, là bởi ở nhằm thời Tổn, nên phải chịu hao mòn và hi sinh mới được yên thân: tổn hạ ích thượng, kỳ đạo thượng hành 損 下 益 上,其 道 上 行。
Bất luận ta ở vào hạng người nào, là hàng dân chúng, hạng bầy tôi kẻ dưới, là hạng con cháu, là hàng em út đều phải làm theo đạo “tổn hạ ích thượng” nếu mình có dư. Đó là nhân đạo mà cũng là thiên đạo “tổn hữu dư, bổ bất túc”.
2.5. Cửu Nhị
Cửu Nhị: Lợi trinh, chinh hung.
Phất tổn ích chi.
九 二:利 貞,征 凶,弗 損 益 之。
Hào Ngũ ở bên trên lẽ ra phải thuộc Dương, nhưng lại thuộc Âm, âm cư dương vị, là bất chánh, còn hào Nhị, lẽ ra phải thuộc âm, mà lại thuộc Dương (dương cư âm vị) nên cũng bất chánh cả hai.
Chữ “chinh 征” là đi). Chiều theo ý bất chánh ở hào trên (Lục Ngũ) lại vội vàng ra đi, thì “hung 凶” đấy.
Nếu bảo ta làm việc phải, là được “lợi trinh”, trái lại, nếu bảo ta phải phụ họa làm điều bất chánh mà lại vội vàng ra đi tiếp ứng, thì “hung” lắm.
Vậy, hào từ mới khuyên: “Phất tổn” nghĩa là “chớ có bớt” (tổn) cái đức dương cương của mình mà đi chiều lòng kẻ trên bất chính, mà phải “tăng thêm” (“ích” là tăng thêm) sự cương quyết gìn giữ lòng “trinh” mình để cho trên kia không đi sâu vào tội ác.
Lời Tượng nói thêm: “Cửu Nhị lợi trinh, trung dĩ vi chí dã 九 二 利 貞,中 以 為 志也。”.
Cửu Nhị hãy cố giữ đức trinh chánh của mình, là bởi hào Nhị tự nó được đắc trung đắc chánh, đã sẵn có đức dương cương trung chánh của mình, hãy biết quý nó, mà can đảm từ chối lòng bất chính của bề trên.
XEM THÊM:Quẻ 31 – Trạch Sơn Hàm
2.6. Lục Tam
Lục Tam: Tam nhơn hành, tắc “tổn” nhứt nhơn.
六 三:三 人 行,則 損 一 人。
Dịch lý chỉ có Âm Dương nhị khí nên mới nói: “nhất Âm, nhất Dương chi vị Đạo”. Âm và Dương là lưỡng nghi. Âm Dương là Lưỡng Nghi mới biến thành Tứ Tượng (tức là Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn), và như vậy, số 3 là số thừa, ắt phải “tổn” đi. Đạo, là Quân bình, cho nên hễ “thiếu thì bù mà dư thì bớt”.
Hào từ quẻ Tam, bảo: “Tam nhơn hành, tắc tổn nhứt nhơn” (ba người cùng đi, thì dư một người, ắt phải bớt đi mới đúng với đạo cơ ngẫu). (tổn 損)
Còn như chỉ có một người đi, là còn thiếu một người mới đủ đôi, nghĩa là cần phải thêm (ích 益) (nhứt nhơn hành tắc đắc kỳ hữu 一人行,則得其友。)
Luật chung của Tạo Hóa, là luật Quân bình, tức là luật Tương đối chứ không bao giờ có việc tuyệt đối nghĩa là vạn sự vạn vật trên đời chẳng bao giờ có sự cô dượng hay cô âm mà sự vật được tồn tại.
Bởi vậy, mới có nói: “nhất nhơn hành, tắc đắc kỳ hữu”.Hễ có thừa (hữu dư) thì tự nhiên có sự bớt đi (tổn hữu dư) còn hễ có thiếu (bất túc) thì tự nhiên có liền sự “bù vào”. Lão Tử gọi chung là Thiên đạo, như chương 77 của Đ.Đ.K sau đây đã nói lên.
Thiên chi đạo, kỳ du trương cung dư?
Cao giả ức chi
Hạ giả cử chi
Hữu dư giả, tổn chi
Bất túc giả, bổ chi
Thiên chi đạo, tổn hữu di bổ bất túc.
象 曰:一人 行,三 則 疑 也。
Tượng truyện, hào Tam có viết thêm: “Nhứt nhơn hành, Tam tắc “nghi” dã”
(Nghi 疑 , là nghi ngờ, ngờ vực)
Hễ có một người đi, ắt rồi sẽ gặp bạn đường. Mà 3 người cùng đi, ắt phải bớt đi một người, bằng không, sẽ có sự nghi ngờ. Nghi ngờ gì? Nghi ngờ sẽ có sự chia sẻ tình thường trước đây giữa 2 người.
Sự việc này cũng dễ hiểu. Cứ thử lấy một thí dụ: tình thường giữa 2 vợ chồng sống chung trong một nhà, bao giờ cũng có sự khắng khít. Bỗng có một người đến ở chung, liền 2 người trong gia đình sinh ra có nghi ngờ. Đừng có đem luân lý ra mà bênh vực, vì tình yêu bao giờ cũng là tình cảm, bất chấp lý luận, bất chấp luân lý.
Nếu người thứ ba này là một người đàn bà con gái, thì dù là người chí thân của bà vợ, người vợ vẫn có sự nghi ngờ (thường không được nói ra). Cái mới nào cũng hay hơn cái cũ, vợ mình đâu có đẹp hơn vợ người.
Anh chồng, cứ so sánh mãi giữa 2 người đàn bà, và dễ thương không có cái cảm tưởng “cái mới bao giờ cũng hay hơn cái cũ”, vì là “vật mới lạ” (phàm sự nan cầu, giai tuyệt mỹ). Người đàn bà, nếu đã có chồng, lại còn phải bị một cơn so sánh. Thật tế nhị làm sao, mà cũng rắc rối làm sao. Còn chứa một người bạn trai thì cũng thêm rắc rối vô cùng! Bởi vậy Thánh nhơn là kẻ đáo để nhân tình khuyên dứt khoát: “Tam, tắc nghi dã 三,則 疑 也.
Đừng nói là giữa tình vợ chồng, mà ngay bất cứ trong cuộc hội hợp nào, công hay tư, yếu tố thứ ba, là yếu tố hủy hoại. Đừng hiểu lộn số Ba này là số biến của số Một.
Để kết luận: Nên nhớ giữa sự đoàn kết giữa các cường quốc, nếu ta “làm mặt khôn” mà thân thiết với cả 2 cường quốc, thì sự đoàn kết (gọi là đồng minh) cũng không đi vào đâu cả, bởi đã đặt lên vấn đề không còn ai tin ai nữa cả, vì vậy, mà chính sách ngoại giao ngày nay hoàn toàn hỏng cả.
Cho nên Lão Tử quả quyết: “dùng Trí trị nước, nước loạn!” Thời nào bằng thời này, ai cũng chủ trương Liên Hợp mà kỳ thật, càng liên hợp càng chia ly, theo luật căn bản của Kinh Dịch: “Hợp giả, ly dã 合 着 離 也。”. Bằng chứng: “Liên Hợp Quốc, là chỗ mà vạn quốc nhận thấy rõ sự “ly” biệt hơn đâu cả! Chiến tranh vẫn tiếp diễn, từ “đại hội các nước” mà ta gọi là Hội đồng Liên Hiệp Quốc đến nay.
Lục Tứ: Tổn kỳ tật, sử thuyên, hữu hỉ vô cựu.
六 四:損 其 疾,使 遄 有 喜,無 咎。
Tượng viết: Tổn kỳ tật, diệc khả hỉ dã.象 曰:損 其 疾,亦 可 喜 也。
Theo lệ thường, hễ Âm mà gặp Dương, thì Dương chạy theo Âm, nghĩa là Âm hút Dương. Ở thời Tổn, phải có sự bớt đi, mà sự “tổn” đây phải có việc “tổn hạ ích thượng”, hào Sơ dương phải chạy lên tiếp hào Tứ âm.Nhờ vậy, Sơ dương mới chữa được cố tật của Tứ, tật “âm nhu” (tổn kỳ tật 損 其 疾), và Sơ phải giúp mau (thuyên 遄), là mau lẹ) vì Tứ mắc bịnh hơi nặng, bởi “âm cư âm vị” là quá âm (cực âm), được thế, mới có thể có việc đáng vui mừng (hữu hỉ 有 喜) và không có lỗi (vô cựu 無 咎).
2.7. Lục Ngũ
Lục Ngũ: Hoặc ích chi thập bằng chi quy, phất khắc vi, nguyên kiết.
六 五:或 益 之 十 朋 之 龜,弗 克 違,元 吉。
Tượng viết: Lục Ngũ nguyên kiết, tự thượng hựu dã.象 曰:六 五 元 吉,自 上 佑也。
Hào Lục Ngũ, ở địa vị chí tôn có đức nhu trung lại được bạn chính ứng với mình là Cửu Nhị (đắc trung đắc chính, lại là dương cương) và được Cửu Nhị giúp mình ở vào thời “Tổn hạ Ích thượng” rất thuận thời, lại còn được Cương Nhu tương ứng thì còn gì tốt đẹp cho bằng! “Nguyên Kiết” là vậy. Sở dĩ hào Ngũ được nguyên Kiết là nhờ được ở đức “nhu trung” (nhu đắc trung) thu dược nhơn tâm. Mà đã được nhân tâm thì lòng Trời cũng theo đó mà giúp cho. 自 上 佑 也 . Hay thay câu nói này: được nhân tâm là được cả thiên thời.
Thượng Cửu: Phất tổn, ích chi, vô cựu trinh kiết.
Lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia
Phất tổn ích chi, đại đắc chí dã.上九:
弗 損 益 之 無 咎,貞 吉。
利 有 攸 往,得 臣 無 家。
弗 損 益 之,大 得 志 也。
Thượng Cửu ở chót vót quẻ Tổn, đó là Tổn cực độ, mà đang ở thời “tổn hạ ích thượng” thì quả đây là hạng con người thụ hưởng quá nhiều tiền của công sức của lê dân, đã từng vơ vét của nhân dân tận cùng. Như thời xưa Vua Chúa Pharaons bên Ai Cập, như bên Hi Lạp các nhà độc tài bên xứ Sparte, như bên Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng v.v… và hiện nay trong những chế độ quân phiệt (militarisme), đúng là những con người của hào Thượng Cửu của thời “tổn hạ ích thượng”.Nếu không bị dân hạ bệ, thì tự nhiên không cần ai đánh đổ, cũng tự đổ vì cái luật “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản”.
3. Ứng dụng quẻ Sơn Trạch Tổn trong đời sống
- Tình yêu: Thành thật và thủy chung sẽ mang lại hạnh phúc.
- Gia đạo: Gia nghiệp đang hồi suy vi, nhưng có thể khôi phục bằng sự làm việc chăm chỉ, siêng năng. Cuối cùng, có thể đạt được hạnh phúc.
- Ước muốn: Trong hiện tại, không thể thành công. Hãy nỗ lực chăm chỉ bằng sự tập trung và thành công sẽ đến sau đó.
- Hôn nhân: Hôn nhân hòa hợp, mỹ mãn. Người nam nếu được ở rể hoặc hai vợ chồng được sống chung trong gia đình vợ là cát tường.
- Con cái: Bạn sẽ gây khổ cho chúng. Nhưng chúng thật sự thành thật và có hiếu, và về sau sẽ mang lại hạnh phúc cũng như thịnh vượng. Thai nghén: con gái.
- Vay vốn: Khó thành trong lúc này.
- Kinh doanh: Thua lỗ. Thị trường chứng khoán: Đang giảm.
- Tuổi thọ: Yếu ớt và bệnh tật; nhưng nếu sống có nề nếp, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng, nhưng có thể bình phục nhờ tịnh dưỡng. Bệnh thiếu máu, các bệnh liên quan đến các cơ quan tiêu hóa, nói chung yếu đuối, dễ bệnh hoạn.
- Chờ người: Sẽ đến, nhưng trễ.
- Tìm người: Sẽ phải tốn khá nhiều thời gian, nhưng người này sẽ tự động trở về, hoặc sẽ biết được nơi người này thường lui tới. Hãy tìm ở hướng đông bắc hoặc hướng tây.
- Thế vận: hiện đang suy vi, tổn thất nhưng sắp chuyển sang vận tốt. Có nền tảng cho phát triển trong tương lai.
- Hy vọng: không nóng vội, chờ ít lâu sau sẽ được như ý.
- Tài lộc: Hiện chưa có, nếu cam tâm chờ đợi sẽ như ý. Sự nghiệp: chưa gặp thời cơ.
- Nhậm chức: dần dần sẽ có địa vị cao.
- Nghề nghiệp: chưa thể chuyển nghề, nên làm việc cũ.
- Tình yêu: không thành. Hôn nhân: khó thành. Đợi người: họ đến muộn Đi xa:bình thường.
- Pháp lý: nên hòa giải vì bất lợi.
- Bệnh tật: lâu khỏi Thi cử: kết quả không như ý. Mất của: không tìm được. Xem người ra đi: chuyến đi không lợi
- Vật bị mất: Không dễ gì tìm được, hoặc có thể chẳng thể nào thu hồi lại được. Hãy tìm ở hướng đông bắc hoặc hướng tây.
- Du lịch: Sẽ bình an nếu cực kỳ cẩn thận.
- Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất là hãy tìm cách hòa giải.
- Việc làm: Trong lúc này, không thành công, nhưng về sau có thể tìm được việc.
- Thi cử: Điểm kém.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Lúc đầu, công việc sẽ không thuận lợi, nhưng sau một thời gian bạn sẽ gặt hái được lợi ích.
- Thời tiết: Trời nhiều mây, thỉnh thoảng có mưa.
4. Sơn Trạch Tổn là quẻ tốt hay quẻ xấu?
Với những luận giải phía trên và những ứng dụng của Sơn Trạch Tổn có thể thất quẻ này không được tốt. Công việc mới không thuận lợi, thư cử không tốt. Đầu tư cũng nên cần thận để không bị mất tiền khi làm ăn kinh doanh.
5. Lời Kết
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về Sơn Trạch Tổn để có được những quyết định đúng trong công việc và cuộc sống. Thăng Long Đạo Quán chúc quý bạn đọc có cuộc sống hạnh phúc, công việc thuận buồm xuôi gió.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: