Tết Trung thu là ngày vô cùng ý nghĩa với bất cứ người nào sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam. Đây là một ngày Tết gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ tạo ra rất nhiều những ký ức đẹp đẽ. Trong số những ký ức đẹp đẽ đó, có lẽ việc được ngồi quây quần bên gia đình, được nghe mẹ, nghe bà kể về câu chuyện chú Cuội và chị Hằng là ký ức mà chúng ta lại bồi hồi xao xuyến mỗi lần hồi tưởng về tuổi thơ.

Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về cội nguồn Tết Trung thu qua câu chuyện chú Cuội và chị Hằng nhé.

Cùng nghe sự tích chị Hằng và chú Cuội
Sự tích chị Hằng và chú Cuội được kể như thế nào?

Xem thêm: Những tên gọi và ý nghĩa khác của Tết Trung thu

Câu chuyện chú Cuội chị Hằng nguồn gốc Tết Trung thu

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một nàng tiên nữ vô cùng xinh đẹp và rất yêu trẻ con, nàng tên là Hằng Nga. Một hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” .

Nếu ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga tham dự cuộc thi làm bánh và cố gắng tìm ra công thức để làm ra loại bánh ngon nhất. Nàng tìm xuống trần gian thăm hỏi xem có ai giúp nàng không.

Và một ngày nọ, Hằng Nga đã gặp được chú Cuội – một anh chàng không thật thà. Hằng Nga thoảng giọng nhẹ nhàng hỏi: Chàng ơi, liệu có công thức nào để làm ra một loại bánh ngon và lạ nhất trên đời này không?
Chú Cuội chỉ nghe thoảng câu hỏi của Hằng Nga nhưng chàng không trả lời và im lặng một lúc thật lâu. Rồi sau đó mặt dù không biết câu trả lời nhưng chú Cuội vì muốn được tiếp tục nói chuyện với Hằng Nga.
Chú Cuội đã vội vàng trả lời: Nàng ơi, nàng cứ đem hết nguyên liệu làm bánh mà trộn thật đều lại rồi đem nướng lên. Để một lúc sau rồi lấy ra thì nàng sẽ có món bánh thật tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Hằng Nga mừng rỡ vì chàng Cuội đã chỉ cho nàng bí quyết đó. Nàng lấy lòng biết ơn và bắt đầu cùng chàng Cuội làm những chiếc bánh để có thể mang đi dự thi. Trải qua một thời gian làm ra những chiếc bánh ngon nhất, nàng Hằng Nga cũng đã đến lúc phải mang trở về cho kịp dự thi lễ hội. Nhưng chú Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã một tay nắm lấy nàng Hằng Nga và tay kia giữ vào cây đa nhưng sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng.

Giờ đây ngồi trên cây đa, chú Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.

Chú Cuội ngồi gốc cây đa buồn bã nhớ nhà và muốn vui đùa cũng những đứa trẻ
Chú Cuội ngồi gốc cây đa buồn bã nhớ nhà và muốn vui đùa cũng những đứa trẻ.

Về đến thiên đình, thật bất ngờ món bánh của Hằng Nga lại ngon nhất và đặc biệt nhất. Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Kể từ đó hằng năm vào rằm tháng tám là Hằng Nga và chú Cuội lại được gặp nhau rồi cùng xuống trần gian mang những chiếc bánh đến cho các em nhỏ để quây quần bên nhau cùng ăn với gia đình các bé.

Trung Thu là tết đoàn viên.
Trung Thu là tết đoàn viên.

Về sau hễ cứ đến rằm tháng tám là gia đình sum họp quây quần bên nhau cùng tất cả các thành viên ăn món bánh truyền thống mang tên “Bánh Trung Thu” ngày nay. Đây chính là câu chuyện được dân gian kể lại về sự tích Tết Trung Thu cho đến bây giờ.

Tham khảo: Những nguồn gốc và ý nghĩa Tết Trung Thu chưa ai kể cho bạn biết!