Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết “giết sâu bọ” (5/5 âm lịch). Bên cạnh sự giống nhau thì vào ngày này, ở mỗi vùng miền sẽ có nét đặc trưng riêng trong việc ăn uống, cúng bái… Để tìm hiểu về những điểm giống nhau và khác nhau giữa Tết Đoan Ngọ miền Bắc, Trung, Nam và miền Tây, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Thăng Long Đạo quán.

1. Sự giống nhau của Tết Đoan Ngọ miền Bắc, Trung, Nam và miền Tây

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, ở khắp mọi miền trên đất nước ta đều tổ chức cúng bái thần linh, tổ tiên để mong mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt. Những lễ vật, đồ ăn trong mâm cúng cả 3 miền sẽ bao gồm những thứ cơ bản như hương, hoa, nước lọc, vàng mã, cơm rượu nếp.

Ngoài ra còn tắm nước lá (lá bạch đàn, dâu tằm, lá sả…) để loại bỏ những xui xẻo và “diệt trừ sâu bọ”. Bên cạnh những hoạt động đó, ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều dùng các món ăn giống nhau trong dịp này như:

  • Cơm rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, cơm rượu nếp có vị nồng, giúp loại bỏ những ký sinh, vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Chính vì vậy, bất kỳ vùng miền nào cũng cúng và ăn món ăn này.
  • Hoa quả: Hoa quả cúng trong dịp này thường có tính nóng, vị hơi chua và mùi thơm. Nhiều người cho rằng, quả có vị chua sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Một số loại hoa quả không thể thiếu trong ngày mùng 5/5 (Tết Đoan Ngọ) là đào, mận, vải, chôm chôm, xoài.

Xem thêm:Vì sao Tết Đoan Ngọ lại diệt sâu bọ?

Tết Đoan Ngọ các vùng miền

2. Tết Đoan Ngọ miền Bắc, Trung, Nam và miền Tây có gì khác nhau?

Bên cạnh những điểm giống nhau thì Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền cũng có những đặc trưng riêng. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền.

2.1. Tết Đoan Ngọ miền Bắc

  • Món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ miền Bắc là bánh gio chấm mật. Họ tin rằng, ăn bánh gio vào ngày này thì bệnh tật trong người sẽ tan biến. Ngoài ra, một số nơi ở miền Bắc, tiêu biểu là Lào Cai thường ăn bánh khúc.
  • Người miền Bắc thường dùng cơm rượu nếp đỏ để cúng và ăn, trong khi đó, miền Trung và miền Nam dùng cơm rượu nếp trắng.
  • Với trẻ em miền Bắc, họ giết sâu bọ bằng cách khi vừa ngủ dậy và đang ở trên giường, trẻ sẽ ăn cơm rượu nếp, hoa quả, trứng luộc, bôi một ít rượu hồng hoàng ở thóp đầu, ngực và rốn.
  • Với người lớn, khi vừa ngủ dậy phải súc miệng 3 lần, ăn 1 quả trứng vịt luộc thì mới được bước ra khỏi giường. Sau đó, họ sẽ uống một ít rượu hoặc ăn 1 bát cơm rượu nếp, tiếp tục ăn hoa quả để sâu bọ say và bị chết.

2.2. Tết Đoan Ngọ miền Trung

  • Món ăn đặc trưng trong ngày này của người miền Trung là thịt vịt và tiết canh vịt. Lý do họ ăn các món này vào 5/5 âm lịch là vì đây là thời điểm tiết trời oi bức, nóng nực, thịt vịt lại có tính hàn nên ăn vào sẽ giúp cân bằng khí huyết. Mặt khác, đó cũng là lúc bắt đầu vào mùa vịt, thịt vịt sẽ ngon hơn, béo hơn, không bị hôi.
  • Cơm rượu nếp ở miền Trung màu trắng, được nén thành khối, không để rời rạc như miền Bắc.
  • Riêng ở Huế, chè kê là món ăn không thể thiếu, bởi Tết Đoan Ngọ là lúc thời tiết nắng nóng, ăn chè kê sẽ giúp cân bằng cơ thể, bổ huyết, giải nhiệt.
  • Một số tỉnh miền Trung, thường có tục lệ con rể biếu quà bố mẹ vợ bằng thịt vịt. Đây được coi như một dịp để thể hiện lòng biết ơn của con rể đối với bố mẹ vợ.

Xem thêm:Nguồn gốc quan niệm Tết Đoan Ngọ đi Tết bố mẹ vợ.

Tết Đoan Ngọ miền Trung

Thịt vịt là món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ ở miền Trung.

2.3. Tết Đoan Ngọ miền Nam

  • Món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ miền Nam là bánh ú. Bánh có vị ngọt, mát, ăn vào sẽ giúp giải nhiệt cơ thể. Ngoài ra còn có chè trôi nước, biểu tượng cho sự tròn đầy.
  • Cơm rượu nếp ở miền Nam có màu trắng, được vê thành viên tròn để đặt lên mâm cúng.
  • Tết Đoan Ngọ miền Nam cúng gì? Ở miền Nam, ngoài nước lã, hương, hoa thì họ thường cúng bánh ú, chè trôi nước, cơm rượu nếp cho tổ tiên, thần linh.

2.4. Tết Đoan Ngọ miền Tây

  • Một số món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ của người miền Tây là bánh xèo, cháo gà, cháo vịt, heo quay…
  • Vào giờ Ngọ (12h trưa), người dân miền Tây sẽ lên núi hái lá thuốc. Họ cho rằng, lá thuốc hái được vào giờ này sẽ giúp chữa các bệnh ngoài da, bệnh đường tiêu hóa, cảm mạo…
  • Một số lễ hội ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Tây là lễ hội trái cây ngon (Cần Thơ), lễ hội trái cây (Sóc Trăng), hội chợ triển lãm trái cây (Bến Tre). Ngoài ra còn một số hoạt động khác như tổ chức trò chơi dân gian (đập heo, kéo co), thi nấu ăn, thi trái cây ngon.

Ngoài sự khác nhau giữa các vùng miền kể trên thì ở những vùng ven biển, họ hay đi tắm biển vào đúng giờ Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch để diệt trừ sâu bọ.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ sự giống nhau và khác nhau giữa Tết Đoan Ngọ ở các vùng miền. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về ngày mùng 5/5 âm lịch và các ngày lễ truyền thống khác, hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ứng dụng này còn cho phép người dùng sử dụng các công cụ miễn phí như xem lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem bát trạch, tìm cách cải vận bổ khuyết…

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây: