Tết Hạ Nguyên là ngày lễ quan trọng đối với người Việt. Vậy Tết Hạ Nguyên có nguồn gốc từ đâu, mang ý nghĩa gì? Tết Hạ Nguyên có những phong tục gì phổ biến? Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán.

1. Tết Hạ Nguyên là gì? Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên hay còn gọi là Tết cơm mới, diễn ra vào 15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên cũng có nơi sẽ tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch.

Nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên bắt nguồn từ việc ngày xưa, ông cha ta cho rằng cứ vào ngày mùng 10 hoặc Rằm tháng 10, Thiên Đình sẽ cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét cuộc sống của người dân. Sau đó, thần Tam Thanh sẽ về bẩm báo lại toàn bộ với Ngọc Hoàng. Vì vậy, để đón thần tam Thanh và cầu mong cho mùa màng năm mới được tốt tươi thì người dân sẽ dùng gạo mới để làm bánh, nấu xôi dâng lên 3 vị thần này. Từ đó về sau, cứ vào ngày này, người dân lại tổ chức cúng Tết Hạ Nguyên.

Thần Tam Thanh.

Cũng có một số quan niệm khác cho rằng, Tết Hạ Nguyên là thời điểm vừa thu hoạch xong vụ mùa. Để cảm tạ công lao của Thần Nông (vị thần cai quản trong nông nghiệp) đã giúp mưa thuận, gió hòa, người dân sẽ làm lễ cúng cơm mới vào ngày mùng 10 hoặc 15 tháng 10 âm lịch. Bên cạnh đó cũng để cầu mong cho vụ mùa mới sẽ bội thu.

Xem thêm:Tết Trùng Thập là Tết của ai?

2. Ý nghĩa Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên là thời điểm để cảm tạ công ơn của trời đất đã tạo điều kiện để mùa màng tươi tốt. Bên cạnh đó, đây còn là ngày lễ mang nhiều ý nghĩa nhân văn như:

  • Tết Hạ Nguyên là dịp cầu an, cầu siêu cho người thân đã khuất. Qua đó, họ còn tự nhắc mình rằng sẽ luôn hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Với các Phật tử, vào ngày này họ sẽ tổ chức Tết Hạ Nguyên để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đến chư Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra và giữ gìn, phát huy sự hướng thiện.
  • Thể hiện sự biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu làm ăn nên vào Tết Hạ Nguyên, nhiều gia đình thường tổ chức lễ cúng.

3. Các phong tục ngày Tết Hạ Nguyên

Trong dịp Tết Hạ Nguyên, tùy vào từng vùng miền thì sẽ có phong tục khác nhau. Dưới đây là một số phong tục ngày lễ Hạ Nguyên.

Tết Hạ Nguyên của vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng được xem là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Vì vậy, từ ngày xưa, người dân thường làm nhiều loại bánh từ gạo nếp trong ngày này như bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi, bánh nếp.

Sau khi làm bánh, họ sẽ đem cúng ông bà tổ tiên, thần linh. Thông thường, ngoài các loại bánh trên thì trong mâm cúng lễ Hạ Nguyên còn có các đồ lễ như:

  • Thịt gà luộc nguyên con.
  • Thịt lợn luộc để nguyên miếng.
  • 1 đĩa giò lụa.
  • 1 đĩa xôi đỗ xanh hoặc xôi vò, xôi gấc.
  • Canh mọc, canh măng hoặc canh miến.
  • 1 đĩa nem rán.
  • 3 hoặc 5 bát chè đỗ xanh hoặc chè hạt sen, chè trôi nước.
  • 1 đĩa rau xào hoặc rau luộc.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 lọ hoa (hoa cúc, hoa hồng…).
  • 1 chai rượu.
  • 3 hoặc 5 chén nước.
  • 1 đĩa trầu cau.
  • Hương, đèn, nến.

Tết Hạ Nguyên của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên

Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi có nhiều đồi núi, địa hình hiểm trở, đất đai cằn cỗi khiến cho việc sản xuất nông nghiệp khó khăn. Vì vậy, người dân nơi đây rất coi trọng “Giàng” – thần núi.

Vào ngày lễ Hạ Nguyên, người dân sẽ tổ chức cúng thần sông, núi, rừng để cầu mong thời tiết thuận lợi, giúp cho cây cối tốt tươi. Thông thường, việc tổ chức cúng lễ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năm đó, gia chủ trồng trọt có thu được sản lượng nhiều hay không. Bên cạnh đó, người dân còn mời bạn bè, người thân, hàng xóm đến ăn chơi, múa hát. Riêng một số dân tộc dưới đây sẽ có cách tổ chức lễ Hạ Nguyên khác:

  • Dân tộc Ê Đê: Người Ê Đê chỉ tổ chức lễ Hạ Nguyên theo từng hộ gia đình. Trong ngày này, họ thường mổ gà, heo để ăn mừng.
  • Dân tộc Mạ: Phong tục đặc sắc của người Mạ là giết trâu để ăn mừng lễ Hạ Nguyên.
  • Dân tộc Gia Rai và Ba Na: Lễ mừng lúa mới diễn ra từ tháng 11 dương đến hết tháng Giêng năm sau.

Tết Hạ Nguyên của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng tổ chức làm bánh từ gạo mới để dâng lên tổ tiên như bánh bao, bánh tét. Ngoài ra, họ còn cúng tổ tiên, thần linh một số món ăn khác như:

  • 1 con heo quay hoặc gà luộc nguyên con.
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, xôi ngũ sắc.
  • Thịt lợn kho hột vịt.
  • Giò lụa.
  • Cá lóc kho.
  • Canh khổ qua nhồi thịt.
  • Gỏi cuốn.
  • Canh xương hầm củ quả hoặc canh chân giò hầm măng.
  • Thịt heo hầm măng.

Xem thêm:Văn khấn Tết Hạ Nguyên.

Ngoài ra, với những Phật tử thì trong ngày Tết Hạ Nguyên, họ còn đến chùa để thắp hương, cầu an cho mình và người thân. Bên cạnh đó cầu mong cho mọi sự thuận lợi. Chính vì vậy mà Tết Hạ Nguyên ở các ngôi chùa thường nghi ngút khói hương, đông người hơn những ngày thường.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ các thông tin cơ bản về Tết Hạ Nguyên. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…

Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: