Trong Kinh Dịch có 64 quẻ. Quẻ Thiên Sơn Độn là quẻ thứ 33 trong 64 quẻ Kinh Dịch. Cùng tìm hiểu về quẻ Thiên Sơn Độn và ứng dụng của nó trong đời sống thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Thiên Sơn Độn là gì?
“Độn giả, thối dã, ẩn dã”
遯 者,退 也,陰 也。
- Nội quái là ☶ (::| 艮 gen4) Cấn hay Núi (山).
- Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).
Tại sao quẻ Độn, theo sau quẻ Hằng? Hằng, là lâu dài, lâu mãi cũng phải dừng lại và thối lui, nên Độn, là thối lui, là ẩn dật. “Độn” là nhị âm (bóng tối) lấn dần ánh sáng phải thối lui dần ra ngoại quái. Nên để ý đến quẻ Đại Tráng là đánh ngược lại quẻ Độn, vì Đại Tráng thì có đến 4 dương lấn nhị âm, Dương trưởng Âm tiêu; còn Độn, là Âm trưởng Dương tiêu, hai âm lấn 4 dương ra ngoài.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
Đây, là quẻ thuộc về tháng sáu Âm trưởng Dương tiêu người quân tử xem đó mà nên nghĩ đến việc thối lui, đến thời quy ẩn “Thiên Địa bế, hiền nhân ẩn”, đúng là chỗ mà Lão Tử khuyên “công thành, thân thối, thiên vị đạo dã”. Thật là bậc quân tử thức thời, không ai lại còn tham quyền cố vị, ở lại mà tận hưởng sự nghiệp của mình, thường khi tiểu nhân tiến lên nắm chính quyền, người quân tử cần sớm ra đi!
Bóng tối, rất có lợi cho người có nhiều công lao với đời, với nước! Tiểu nhân mà tiến, thì quân tử lui, là đạo “minh triết bảo thân” vậy, không gì hay bằng!
Đừng lẫn lộn sự quy ẩn với sự trốn tránh. Quy ẩn, là ứng điềm dưỡng khí tồn thần, đâu phải vì sợ tiểu nhân mà chạy trốn. Thời “quy ẩn” rất lợi cho bậc người quân tử tài cao không biết chừng nào, vì chính đó là lúc “con ong chế mật”. Hút mật, thì con ong làm việc trong ánh sáng ban mai, nhưng chế mật phải âm thầm chế trong bóng tối của hang ổ!
2. Luận giải về quẻ Thiên Sơn Độn
2.1. Thoán từ
Hanh, tiểu lợi trinh.
恆,小 利 貞。
Độn, mới chỉ có nhị âm, nên còn hanh thông, có điều là sẽ chỉ có lợi cho những công việc nhỏ, mà không có lợi cho công việc lớn. Là ý làm sao?
Thời “độn” là quân tử ẩn, nên lo việc trứ thư lập ngôn (công việc làm trong bóng tối, nhỏ nhặt mà thôi), chứ không lợi cho người quân tử ra gánh vác đại sự! Là vì ở thời Độn, phải “độn” mới đúng đạo! làm theo đạo Tiểu Súc và Đại Súc (số 9 và số 26).
2.2. Thoán Truyện
Độn hanh, độn nhi hanh dã.
Cương đương vị, nhi ứng, dữ thời hành dã
Tiểu lợi trinh, tẩm nhi trưởng dã
Độn chi thời, đại hĩ tai!
遯 亨,遯 而 亨 也。
剛 當 位 而 應,與 時 行 也。
小 利 貞,浸 而 長 也 .
遯 之 時,義 大 矣 哉
Thân người quân tử tuy thối lui, không phải thối lui để tọa hưởng thanh nhàn, mà thối lui để trước hết gìn giữ Thiên Chân chẳng bị hoen ố vì thế dục! nên Độn mà hanh thông. “Lợi tiểu trinh”, là nhờ ở cảnh quy ẩn mới có thể vừa hàm dưỡng Thiên Chân, vừa lo việc “văn sức” của Tiểu Súc và Đại Súc… Chưa gấp gì cho lắm, bởi Âm mới chỉ có 2 hào Âm, mà còn đến 4 hào Dương… người quân tử nên kịp thời rút lui, và trong bóng tối tiếp tục làm công việc “chế mật”, bởi đó là công việc lâu dài và trường kỳ! (cẩm nhi trường đã) dần dần lớn, chứ chưa thật lớn đâu, nên người quân tử cũng kịp thời mà lo dự trù kế hoạch. Cho nên mới nói: “Thời Độn, to lắm thay!”. To lớn, là nhờ còn có thời giờ lo nghĩ đến việc dự trù kế hoạch… Còn 4 hào Dương là “cương đương vị” ứng theo đó mà hành động! (dữ thời hành 與 時 行) vì thối lui qui ẩn, đây, là một sự “quy ẩn có chủ động”.
XEM THÊM:Quẻ Trạch Sơn Hàm
2.3. Đại Tượng
Thiên hạ hữu Sơn. Độn.
Quân tử dĩ viễn tiểu nhân, bất ố nhi nghiêm.
天 下 有 山,遯。
君 子 以 遠 小 人,不 惡 而 嚴。
Chúng ta ở dưới núi, thấy núi là cao, nhưng lên tới đỉnh núi mà nhìn Trời, thì Trời cao lồng lộng làm sao?
“Sơn cao hữu hạn, còn thiên thể vô cùng” có khác nào thần Sông gặp thần Biển mới than: “Trước đây, tôi tưởng Sông cả là to lớn không biết chừng nào, nên tự hào là lớn nhất, nhưng nay thấy được cái bao la của Biển cả, thì Sông cả có là gì?”… Đó, là tượng của quẻ Độn.
Người quân tử theo đó, học cách xa lánh tiểu nhân (quân tử dĩ viễn tiểu nhân), giữ vẻ nghiêm nghị trang trọng để cho nó nể mà xa mình, chứ không xử ác với chúng (tức là không khinh khi mạt sát) bất ác nhi nghiêm 不 惡 而 嚴 .
Cái Tâm của người quân tử chứa cả người Thiện lẫn người Ác, chứ không phải chỉ nể có người thiện mà xử ác với kẻ bất thiện, nên không gây ác cảm với bọn tiểu nhân, tránh được sự trả thù của chúng, theo nghĩa hẹp!
Nghiêm trang với bọn tiểu nhân, là để khỏi phải bị chúng lờn mặt; rồi tự nhiên đâu vào đó: “các tùng kỳ loại”, chúng thấy ta không phải cùng loại với chúng, tự nhiên chúng xa ta! ta khỏi phải đuổi chúng. Thiền dặn ta, khi nói về Đạo Tâm:
Bất đồ ác nhi sinh hiềm,
Bất quán thiện nhi cần thố,
Bất xá trí nhi cận ngu,
Bất phao mê nhi cầu tựu ngộ,
Đạt Đại Đạo hề, quá lượng!
(Đừng thấy dữ mà chê,
Đừng thấy lành mà ngộ.
Đừng bỏ trí mà gần ngu,
Đừng bỏ mê, mà theo ngộ!
Được vậy thì mới đạt được Đạo Tâm!)
(Bồ Đề Đạt Ma, Lục Môn Thiếu Thất, trang 77)
2.4. Tiểu Tượng
Sơ Lục: Độn vĩ lệ, vật dụng hữu du vãng.
初 六:遯 尾 厲,勿 用 有 攸 往。
Tượng: Độn vĩ chi lệ, bất vãng hà tai dã.
象 曰:遯 尾 之 厲,不 往 何 災 也。
Theo lệ đọc Dịch, xem quẻ thì lấy hào Thượng là đầu (thủ 首 ; còn hào chót dưới, là đuôi (vĩ 尾).
Sơ Lục, thuộc về bộ đuôi, nên gọi là Độn vĩ. Ở thời Độn, ai ai cũng lo thối lui trước, chỉ còn Sơ Lục này âm tính nên lù đù rù rờ mà lọt ở về sau, không kịp thối lui. Ở thời Độn, như vậy, tất phải gặp nguy!
Vậy, chớ nên hấp tấp tiến hành bất cứ việc gì! (Vật dụng hữu du vãng 勿 用 有 攸 往).
Nếu, khôn ngoan, biết là nguy mà không chịu tiến công bất cứ ở đâu cả, thì cũng sẽ không có tai hại gì (bất vãng hà tai dã 不 往 何 災 也。).
Lục Nhị: Chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát.
六 二:執 之 用 黃 牛 之革,莫 之 勝 說。
Tượng viết: Chấp dụng hoàng ngưu, cố chí dã.
象 曰:執 用 黃 牛,固 志 也。
(Da bò vàng thật chắc dùng làm dây, thì cột rất chắc 黃 牛 之革,莫 之 勝 說 dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thắng thoát.) Đây, là nói về 2 hào Nhị và Ngũ, có cái tượng quân thần tương đắc, bởi cả 2 đều đắc trung đắc chánh (nhất là hào Cửu Ngũ thuộc Dương, “dương cư dương vị”, còn Lục Nhị thì thuộc Âm, “âm cư âm vị” là hay nhất). Hai bên kết hợp với nhau hết sức khắng khít và bền chặt khác nào cột lại với nhau bằng sợi dây da bò vàng, không sao lột ra nổi! (mạc chi thắng thoát).
Trong thời Độn, ai ai cũng tính lui, chỉ có Lục Nhị này keo sơn khắng khít với Cửu Ngũ, quyết chí cùng sinh cùng tử, nên được thành công! Thoán có lời: “Độn, hanh, tiểu lợi trinh”, là nói về hào Lục Nhị này rất trung thành với Ngũ! Bởi vậy, hào từ quẻ hào Lục Nhị không thấy dùng chữ “độn” (là lui bước). “Ngũ đâu, Nhị đó”, dù Ngũ có ra đi “ẩn dật” thì Nhị cũng theo một bên không rời!
Cửu Tam: Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp kiết.
九 三:繋 遯,有 疾 厲,畜 臣 妾 吉。
Tượng viết: Hệ độn chi lệ, hữu tật bái dã. Súc thần thiếp, kiết, bất khả đại sự dã.
象 曰:繋 遯 之 厲,有 疾 憊 也。 畜 臣 妾,吉,不 可 大 事 也。
“Hệ”, là bị hệ lụy, “hệ độn” trốn ra đi nhưng bị vương vấn tư tình, còn phải lo nuôi dưỡng bầy “nô bộc tỉ tất”… Làm vậy, không sao, tốt… nhưng người mà đến lúc phải rút lui, còn bận đến bọn thê nhi thần thiếp, là bọn quá tầm thường, không phải là hạng người có thể làm nên một đại sự nào (bất khả đại sự dã 不 可 大 事 也).
XEM THÊM: Quẻ 32 – Lôi Phong Hằng
Cũng như kẻ muốn sống ẩn độn mà bị phải một chứng bệnh ngặt nghèo nguy hiểm (hữu tật bái dã), thì nên tiếp tục lo nuôi bọn thần thiếp bên mình để họ săn sóc cho. Tam, còn ở nội quái Cấn, còn vương vấn nhiều trần tục (Đây, là nói về xã hội thời phong kiến, kẻ có một địa vị nào đều có chung quanh bọn tôi trai mọi gái phụng sự.)
Cửu Tứ: Háo độn, quân tử kiết, tiểu nhân phù.
九 四:好 遯,君 子 吉,小 人 否。
Tứ, thoát khỏi nội quái Cấn, qua ngoại Kiền, nên tâm hồn thanh thoát. Thời Độn, người quân tử thích sự quy ẩn, còn kẻ tiểu nhân rất không ưa việc Độn này! Bản chất người quân tử bao giờ cũng thích sống một mình, còn bọn tiểu nhân thích sống với quần đoàn, với chỗ đông người, bởi bản chất là nô lệ. (“quân tử kiết, tiểu nhân phù” 君 子 吉,小 人 否。)
Phải chăng đây, cũng là tiêu chuẩn để có thể phân biệt tiểu nhân quân tử. Ta thấy quẻ Cấn một Dương bận bịu với tập đoàn hai âm tịnh tiến.
(Cửu Tứ gọi là “háo Độn 好 遯”, là vì nó dứt khoát tuyệt giao với Sơ hào! của nội Chấn!) Bản chất Quân tử nên rất ưa sống trong tịch mịch cô liêu.
Cửu Ngũ: Gia độn, trinh kiết. Dĩ chánh, chí dã.
九 五:嘉 遯,貞 吉,以 正 志 也。
Gọi là “Gia độn” (tăng gấp đôi sự ưa thích sống trong cảnh quy ẩn…) dứt tuyệt với thế nhân và thế sự!
Hạ ứng với Lục Nhị cùng một đức trinh, cho nên Ngũ mà bỏ tất cả ra đi thối ẩn, thì Nhị cũng đồng tâm hợp ý cùng dắt nhau đi tị ẩn tránh tiểu nhân đạo trưởng, thì cách độn như thế, tuyệt đẹp (tinh khiết). Cửu Ngũ quyết liệt bỏ xã hội của bọn tiểu nhân cầm quyền, thì tiểu nhân không còn có thể dụ được con người ấy… như trường hợp Gandhi dứt khoát từ chối sự cộng tác với chính quyền Anh, được người trong cả nước theo, cho nên Anh quốc phải trả độc lập cho Ấn Độ. Gandhi, quả đúng là hào Cửu Ngũ quẻ Độn.
Thượng Cửu: Phì độn, vô bất lợi… vô sở nghi dã.
上 九:肥 遁 無 不 利。。。無 所 疑 也。
Thời “độn” là thời “tiểu nhân đạo trưởng, quân tử đạo tiêu”, người quân tử càng “lui ẩn” xa quần chúng bao nhiêu, càng được tự do đầy đủ bấy nhiêu!
Thượng Cửu là dương cương ở chỗ cuối cùng của ngoại Kiền, không còn phải là kẻ ở trong chính quyền nữa! mà đây là những bậc lão thành, hiền nhân, cao sĩ…
Trên, không còn ai phải tôn thờ, dù là bậc chí tôn nguyên thủ; dưới cũng không còn hệ ứng với ai (bởi Thượng và Tứ đều là dương cương tất cả). Cho nên, không ai thù ghét, dù kẻ tiểu nhân cũng không ai oán ghét… Họ đây, là bậc Thánh rồi! Đâu phải đợi đến thời Độn, mà họ lo “độn”, họ đã “độn” lâu rồi! tức là họ là người “thân ngoại” chỗ mà Lão Tử bảo “ngoại kỳ thân, nhi thân tồn”. Họ có đi đến đâu, bọn tiểu nhân cũng không lo sợ bị họ giành giật quyền hành! Cho nên họ đến đâu cũng được yên thân. Họ là hạng người không thích Danh Lợi, cho hay tặng, họ còn chẳng lấy, nữa là họ đi tranh ăn những món thịt thừa, cơm mứa…
3. Thiên Sơn Độn là quẻ HUNG hay CÁT?
Quẻ Thiên Sơn Độn có điềm “Mưu sự bất thành” cho nên nó là quẻ HUNG trong Kinh Dịch. Đây là quẻ chỉ biến động trong cuộc đời nhưng không theo chiều hướng tích cực mà ngược lại, theo chiều hướng tiêu cực. Quẻ chỉ ra rằng đây là thời kỳ những cái tốt giảm dần, cái xấu thắng thế. Đây không phải là thời điểm tốt để khai trương hoặc bắt đầu một công việc mới, cũng không nên đi xa gia đình, thi cử khó thành.
Sức khỏe thì dễ bệnh tật, đặc biệt đối với người nhà. Đời sống tình cảm thì gặp nhiều trục trặc, tình duyên khó thành.
4. Ứng dụng của quẻ Thiên Sơn Độn
- Trong cuộc sống: Đối với cuộc sống gia đình, bạn cần biết nhẫn nhịn, lễ độ, kính trên nhường dưới để gia đình được êm ấm. Còn nếu như sự nhẫn nhịn của bạn bị chà đạp thì đừng ngần ngại ra ở riêng để cuộc sống của đôi bên cùng dễ thở nhé!
- Trong kinh doanh, làm ăn: Nếu bị các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề cạnh tranh thì nên biết đường rút lui sớm để tránh bị thiệt hại.
- Trong chuyện tình cảm: Để không bị thiệt thòi trong chuyện tình cảm, cần biết tôn trọng đối phương. Nhưng nếu đối phương được nước làm tới thì cũng nên mạnh dạn vứt bỏ thứ tình cảm không phù hợp này đi nhé!
5. Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết nhất về quẻ 33 trong Kinh Dịch – Thiên Sơn Độn. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: