Quẻ Thuần Khảm là quẻ số 29 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Thuần Khảm là gì?

Quẻ Thuần Khảm là quẻ Hung hay Cát trong Kinh Dịch?
Quẻ Thuần Khảm là quẻ Hung hay Cát trong Kinh Dịch?

Quẻ Thuần Khảm, đồ hình:|::|: còn gọi là quẻ Khảm (坎 kan3), là quẻ thứ 29 trong Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).
  • Ngoại quái là ☵ (:|: 坎 kan3) Khảm hay Nước (水).

Giải nghĩa: Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thuần Khảm

2.1. Thoán Từ

Tập khảm, hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.

彖曰:習坎,有孚,唯心亨,行有尚。

Các quẻ Bát Thuần, chỉ có một tên thôi; nhưng tại sao chỉ có Khảm này, Thoán từ lại thêm vào 2 chữ Tập Khảm? Là vì rất hiểm, nên thêm chữ Tập 習 (có nghĩa là nhiều lần).

Tượng Khảm, là nhất Dương ở chính giữa quẻ, và làm chủ quẻ, nên trong quẻ 2 hào Nhị và Ngũ là 2 hào được đắc trung mà thôi, về bất cứ quẻ nào cũng vậy. Cho nên, nếu cố giữ cho bền vững đức Trung Chánh, một lòng chí thành, thì hoàn cảnh nào dù hiểm ác bậc nào, tâm tư vẫn được hanh thông: “duy Tâm, hanh” 唯 心,亨 .

Nhờ ở lòng chí Thành, chí Chân, chí Chánh… đi đâu mà chẳng gặp được sự cảm mến của người đời? Cho nên, chẳng những không còn phải lo gì hiểm nạn nữa, mà lại có khi làm được nhiều việc “hữu công” là khác (hành hữu thượng).

Khảm, là tượng dòng nước đang chảy mạnh, hai bên dòng nước, có bọt nước bị dòng nước tống qua 2 bên (tượng hào âm – –); cho nên, nếu muốn múc nước ở dòng sông chảy, phải múc ở giữa dòng, nước ấy là dương. Khi đó, nếu chỉ múc nước ở bên mé sông, thì không còn dương. Khi nữa, mà là âm thủy. Đó là chỗ phân biệt Âm thủy với Dương thủy.

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

2.2. Thoán Truyện

Tập Khảm, trùng hiểm dã.

習 坎,重 險 也。

Thủy lưu nhi bất doanh, hành hiểm nhi bất thất kỳ Tín.

水 流 而 不 盈,行 險 而 不 失 其 信。

Hành duy Tâm, hanh, nãi dĩ cương trung dã.

行 唯 心,亨,乃 以 剛 中 也。

Hành hữu thượng, vãng hữu công dã.

行有尚,往有功也。

Tượng quẻ Khảm, là Nước, và là Nước chảy mạnh biến thành Dương khí vì sự ma sát với mặt đất. Nước chảy và chảy mãi, đó là tượng của Thiên Lý lưu hành (thệ giả như tư phù).

Thiên Lý thì “lưu hành bất tức” (chảy mãi không ngừng), tức là biến mãi không thôi: biến từ thái độ này qua thái độ kia, để tìm kiếm cái Quân bình của Trời Đất (cái điều hòa, cái bình hành).

Sự “lưu hành” ấy của Thiên Lý phảng phất như nước chảy, chỉ khác một điều là khi nước chảy mà đến khi hai mặt nước bằng phẳng nhau rồi, thì không chảy nữa. Thiên Lý mà lưu hành lại có khác, vì bất cứ lúc nào cũng vẫn lưu hành không nghỉ! Từ đi tới điều hòa này đến không điều hòa, rồi lại do không điều hòa đi đến điều hòa, tức là do chỗ tương thành mà hóa ra tương phản, rồi lại do cái tương phản hóa ra tương thành! và cứ thế mà biến hóa vô cùng bất tận. Đó là đặc điểm của sự “thiên lý lưu hành”, cũng là đặc điểm của quẻ Khảm.

Nước chảy mà lại bị ngưng, là nước bị ứ đọng, mà ứ đọng là nước chết, đã mất thần khí của nó rồi.

Tánh của Nước, lại có tánh cách hay lấp chỗ trống trên mặt đất, lấp đầy mặt biển hay vực sâu, bao giờ cũng đi giữa dòng luân lưu của Khí.

Nơi thân người, máu huyết cũng nhờ Khí dẫn đi (cũng là tượng quẻ Khảm). Khí mà suy hay Khí mà tuyệt, thì huyết hết lưu thông, đọng lại, và chết là việc dĩ nhiên. Khí mà tuyệt, thì Thần cũng đi luôn!

Khảm, vì vậy, có thể gọi là đường luân lưu Chân khí của Trời Đất, tượng của hào Nhất dương ở trung cung quẻ Khảm, cũng tượng trưng vị nguyên thủ của quốc gia (nếu ở hào Ngũ) hoặc là vị Tướng Quốc đại diện quyền tối cao (nếu là hào Nhị).

Bởi vậy, Khảm là lòng Trung thực, nên Thoán từ mới gọi nó là “hữu phu”.

Con người mà lòng được chí chân, chí thành thì cũng sẽ được hanh thông thư thái: “duy Tâm hanh, nãi dĩ cương trung”. “Cương trung” là ám chỉ sự chí chân, chí thành của hào Dương ở giữa 2 hào Âm quẻ Khảm.

Cứ như thế, cứ giữ một dạ chí thành, thì bất cứ gặp trường hợp nguy hiểm nào cũng chả nên sợ! lại còn “có công” là khác! (行 有 尚,往 有 功 也。hành hữu thượng, vãng hữu công dã).

2.3. Đại Tượng

Thủy tiến chí, tập Khảm.

象 曰:水 洊 至,習 坎。

Quân tử dĩ thường đức hành, tập giáo sự.

君子以常德行,習教事。

Nước cứ chảy tới mãi, không bao giờ ngưng! Đó là tượng 2 quẻ Khảm chồng lên nhau, gọi là Tập Khảm.

Nước chảy không ngừng, khác nào Thiên Lý lưu hành bất tức, chỗ mà Đại Tượng quẻ Kiền bảo: “Thiên hành Kiện, quân tử dĩ tự cường, bất túc 天 行 健,君 子 以 自 彊,不 足。”.

Người quân tử xem tượng này, mà lo việc tiến đức tu nghiệp luôn luôn không cho gián đoạn. Bất cứ một công cuộc nghiên cứu học hỏi, hay tu thân tạo nghiệp phải nhìn theo hào Dương quẻ Khảm mà tự cường bất tức… một ngày như một giờ, một tháng như một ngày, một năm như một tháng. Nếu mất sự liên tục thì công phu, tiến đức hay tu nghiệp đều bị ngưng trệ và ung thúi như dòng nước đọng. Chữ “tập” ở đây, chỉ sự cố gắng tăng gia gấp bội trong công phu tu tập… bí quyết của thành công bất cứ trong công việc nào!

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.4. Tiểu Tượng

2.4.1. Hào Sơ Lục

Sơ Lục: Tập Khảm, nhập vu Khảm, hãm, hung.

初 六:習 坎,入 于 坎,陷 凶。

Tập Khảm nhập Khảm, thất đạo, hung dã.

象曰:習坎入坎,失道,凶也。

Hào Sơ Lục, bản chất Âm nhu, bất chánh (âm cư dương vị) lại cũng là hào dưới chót hết của “tập Khảm”, tượng một kẻ sa lầy (cát lún) (enlisement) càng cựa quậy để thoát ra, thì lại càng bị lún sâu xuống đáy! (Khảm hãm 坎 陷 , là chỗ bị sa lầy vô cùng nguy hiểm!)

Nếu ỷ tài ỷ tận đi lạc lối sa vào vũng lầy, nên mới nói “thất đạo, hung”, đi lạc, và gặp hung tượng.

2.4.2. Hào Cửu Nhị

Cửu Nhị: Khảm, hữu hiểm, cầu tiểu đắc.

九二:坎,有險,求小得。

Tượng viết: Cầu tiểu đắc, vị xuất trung dã.

象曰:求小得,未出中也。

Cửu Nhị, đắc trung, nhưng bất chánh (vì “dương cư âm vị”). Tuy nhiên, được cái đức Trung và dương cương, Nhị có đủ tài để hộ thân, lẽ ra không lo gì có sự hiểm nguy, nhưng vì ở thời hiểm (thời Khảm), hoàn cảnh bị vây hãm giữa “trùng hiểm” của nội Khảm, nên khó mà tránh được hiểm họa.

Nước chảy từng giọt chưa thông, nhưng Nhị được đắc trung nên có thể làm được những việc nho nhỏ thôi (cầu tiểu đắc 求 小 得 ! bởi dù thế nào Nhị vẫn còn ở trong tình trạng bị bao vây trong vòng tay âm. Đó là một thứ ánh sáng bị bọc trong cái lồng đèn che kín (vị xuất trung 未 出 中).

Người ở trong tình trạng này không phải là người có một ánh sáng chói lọi được ra ngoài, mà là một tâm hồn bị nhân dục che lấp. Óc sáng suốt chỉ là một thứ “lý trí” bị ảnh hưởng vật chất bên ngoài che lấp, phải lần mò để tìm hiểu chứ không như khiếu hiểu biết của trực giác.

Nguồn nước rỉ ra từng giọt (hào Dương đây là dòng nước), và phải nhẫn nại kiên trì lâu ngày may ra mới tìm được con đường giải thoát. Có kẻ đã bảo rất đúng: Tài hoa chỉ là một sự biết nhẫn nại lâu ngày! Nghĩa “chí công mài sắt, chầy ngày nên kim!”

Đừng tưởng câu nói này tầm thường quá! Các bậc vĩ nhân từ xưa đến nay đều là những kẻ đã lâu ngày mài dũa tài năng mình!

2.4.3. Hào Lục Tam

Lục Tam: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm hãm, vật dụng.

六三:來之坎坎,險且枕, 入于坎陷,勿用。

Tượng viết: Lai chi khảm khảm, chung vô công dã.

象曰:來之坎坎,終無功也。

Lục Tam, bản chất âm nhu, lại bất trung bất chánh (âm cư dương vị) thì làm nên việc gì. Ở vào thời Khảm hiểm, mà ngó trước mặt thấy Khảm, nhìn lại sau cũng thấy Khảm, còn con đường nào mà đi?

Hào từ bảo: “Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm (枕 là sau ót); nhập vu khảm hạm, vật dụng”, nghĩa là đâu đâu cũng gặp Khảm, trước mặt, sau lưng, “chớ dùng” (vật dụng 勿 用) nghĩa là khuyên kẻ sống gặp phải thời Khảm, chớ có dùng anh Lục Tam này, vì làm gì thì làm, chung quy ảnh sẽ gặp hoàn toàn thất bại! (Chung, vô công 終 無 功).

2.4.4. Hào Lục Tứ

Lục Tứ: Tôn tửu quĩ, Nhị dụng phẩu, nạp ước tự dủ, chung vô cựu.

六四:樽酒簋,貳用缶, 納約自牖,終無咎。

Tượng viết: “Tôn tửu quĩ nhị, cương nhu tế dã”

象 曰:樽 酒 簋 貳,剛 柔 際 也 .

“Quĩ” là đồ ăn đựng trong giỏ tre; “phẩu” là cái ve bằng sành… Một bình rượu, một chén cơm, vài chậu sành đựng vài món ăn nhấm như dưa giá, củ kiệu…

Đó chỉ là những món đồ quá giản đơn dâng lên tặng đấng quân vương với dạ chí thành!

Lục Tứ ở thượng quái, tức là kẻ ở ngôi cao, cận với Quân vương (Cửu Ngũ); âm cư âm vị, nên đắc chánh, là một bậc đại thần bên cạnh đấng Chí tôn, nhưng vì là Âm nhu làm sao dám lãnh chức vụ to trong khi quốc gia đại sự? Rất may là nhờ Tứ là con người đắc chánh, Âm nhu nên cùng với Cửu Ngũ là dương cương, được cương nhu tương đắc, nên hào từ dạy cho một phương pháp: Ở đời lúc gặp hiểm nạn, mà mình là bậc đại thần, hãy lo kết với bậc Chí tôn bằng tấm lòng chí thành của mình, không nên làm những việc phù phiếm bên ngoài như nhiều lễ mễ, miễn là hết lòng cùng lo giúp đời, thì cũng không có gì hối lỗi (Tôn tửu quỉ, nhị dụng phẩu, nạp ước tự dũ, chung vô cựu”! Câu “cương nhu tế dã” là bảo 2 hào Ngũ (cương) và Tứ (là nhu), cùng giao tế nhau rất có lợi.

2.4.5. Hào Cửu Ngũ

Cửu Ngũ: Khảm bất doanh, chỉ ký binh, vô cựu.

九五:坎不盈,只既平,無咎。

Tượng viết: Khảm bất doanh, trung vị đại dã.

象曰:坎不盈,中未大也。

Quẻ Khảm, có nghĩa là gặp nguy hiểm, vì các hào Dương (quân tử) bị các hào Âm (tiểu nhơn) bao vây. Cho nên 2 hào Nhị và Ngũ (quân tử) cần lo làm sao thoát hiểm và chỉ nên mong mỏi được vậy là quí! Chứ những hào Sơ Lục và Thượng Lục, Lục Tam, Lục Tứ là kẻ đi đến bên vực thẳm (Sơ và Tam) như hào Tứ và Lục, bị đe dọa nặng… Như hào Thượng Lục rất nguy vì còn phải chịu đựng cả 3 năm tam tai… Như vậy, bậc Hiền tuy có họa bao vây mà không đến đỗi gì (bởi nhờ lòng sáng suốt và quảng đại), còn bọn tiểu nhơn mà lâm nạn (hiểm) thì khó thoát lắm!

Như vậy, câu “Đức năng thắng số” đâu phải là câu an ủi kẻ Hiền, mà là một Chân Lý.

Vực thẳm chưa được đầy, chỉ đến mức bờ nhưng chưa tràn ra.

Cửu Ngũ dù có tài cương trung, dù ở vị chí tôn, dù có dư sức cứu tế qua cơn hiểm nạn, nhưng vì Khảm chưa đầy tràn (còn bất doanh 不 盈) nên chưa đến lúc được sự vinh quang quảng đại (trung vị đại dã 中 未 大 也).

2.4.6. Hào Thượng Lục

Thượng Lục: Hệ dụng huy mặc, chí vu tùng cúc, tam tuế bất đắc, hung.

上六:係用徽纆,置于叢棘, 三歲不得凶。

Tượng: Thất đạo, hung tam tuế dã.

象曰:失道,凶,三歲也。

Vốn là âm nhu, lại được đặt lên một địa vị quá cao! địa vị quá hung hiểm (hiểm nguy cực độ) như một người bị giam vào chốn lao tù trong một đống gai nhọn hai tay hai chơn đều bị còng trói!

Bị cột, bị trói bằng dây cọc, nhốt trong một khám cung mà trên bốn bức tường đều có cây nhọn chơm chởm. Bị giam ba năm mà không tìm ra được lối thoát! (thất đạo, hung, tam tuế dã 失 道,凶,三 歲 也).

3. Quẻ Thuần Khảm là quẻ HUNG hay CÁT?

“Khảm” có nghĩa là “hố”, “lõm”, “trũng”, nghĩa bóng là uổng công vô ích, vì vậy nó có hình tượng “đáy sông mò trăng”. “Thuỷ để”: đáy sông, “lao nguyệt”: vớt trăng. “Thuỷ để lao nguyệt” là chuyện Mặt trăng chiếu xuống đáy sông, rất đẹp. Có người đi tới, nhìn xuống sông, tưởng là châu báu, liền nhảy xuống mò, nhưng chỉ uổng công phí sức. Kẻ gieo phải quẻ này có điềm “Uổng công phí sức”.

Như vậy Quẻ Thuần Khảm có điềm “Uổng công phí sức” là quẻ xấu trong kinh dịch. Quẻ Thuần Khảm chỉ thời vận khó khăn, nhiều gian nan trắc trở, công việc khó thành. Cần đề phòng tai nạn, bệnh tật, ốm đau nặng. Không phải thời kỳ để hoàn thành sự nghiệp lớn, chỉ nên kiên trì bồi dưỡng sức lực, lòng tin, chờ thời. Tài vận không có, kinh doanh thua lỗ, thất bại, dễ bị lừa. Xuất hành không lợi dễ xảy ra tai nạn. Thi cử khó khăn, khó đạt. Kiện tụng bị thua, nên hòa giải ngay từ đầu. Tình yêu và hôn nhân trắc trở, lắm kẻ rèm pha, khó thành, nhưng gặp được người cùng chí hướng thì dễ thành lương duyên gắn bó.

XEM THÊM:Quẻ Trạch Phong Đại Quá

4. Ứng dụng quẻ Thuần Khảm trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của quẻ Thuần Khảm trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Thuần Khảm trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Nhiều khó khăn, không thể trở thành hiện thực.
  • Hôn nhân: Không phải cuộc hôn nhân xứng đôi. Khó khăn ở cả hai phía làm cho sự thành công trở nên cam go. Người nam có thể đang lập gia đình thêm lần nữa, và chưa một lòng với tình yêu của mình. Tuy nhiên, việc tái giá của người cao tuổi thì lại cát tường.
  • Tình yêu: Nhiều thử thách và đau khổ. Rất khó thành công.
  • Gia đạo: Nhiều khó khăn. Phải chịu đựng bằng thái độ kiên nhẫn. Có thể có chuyển biến tốt hơn. Cũng có khả năng gia đình sẽ ly tán vì bất hòa.
  • Con cái: Con cái sẽ khiến bạn lo âu. Làm lụng vất vả để nuôi dưỡng chúng sẽ mang lại hy vọng về sự thành công của chúng sau. Thai nghén: con trai, nhưng có thể bị sinh khó.
  • Vay vốn: Khó khăn sẽ làm cho sự thành công trở thành bất khả thi.
  • Kinh doanh: Không suôn sẻ, nhưng đừng hành động hấp tấp hay nông nổi. Hãy chờ cho đến lúc có cơ hội tốt đẹp hơn.
  • Thị trường chứng khoán: Giá giảm.
  • Tuổi thọ: Yếu đuối và bệnh tật, đoản thọ. Phải chú ý tự khép mình vào kỷ luật.
  • Bệnh tật: Rất nghiêm trọng; có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đau tim, đau thận hoặc chứng viêm phúc mạc.
  • Chờ người: Phải sau một thời gian khá lâu thì người này mới đến.
  • Tìm người: Nguy hiểm trong lúc này. Đã bỏ đi vì bất hòa trong gia đình hay vì không thể được làm theo ý mình. Hãy tìm ở hướng bắc.
  • Vật bị mất: Đã bị đặt sai chỗ hoặc mất cắp. Sẽ không tìm hay thu hồi về được.
  • Du lịch: Không nên đi vì sẽ gặp rắc rối.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Kéo dài, mất nhiều thời gian và không có lợi.
  • Việc làm: Vô hy vọng trong lúc này.
  • Thi cử: Điểm rất thấp.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Hãy chờ đến lúc thích hợp hơn.
  • Thời tiết: Trời mua tầm tã nhiều ngày.
  • Thế vận: Mọi sự đều chưa như ý, tình hình có chiều hướng ngày xấu đi, đề phòng bệnh tật, trộm cướp.
  • Hy vọng: không như ý.
  • Tài lộc: không có, đề phòng hao tổn.
  • Sự nghiệp: chưa gặp thời, không nên miễn cưỡng.
  • Nhậm chức: không như ý.
  • Nghề nghiệp: không nên chuyển nghề.
  • Tình yêu: chưa chân thành với nhau.
  • Hôn nhân: có thể thành lương duyên.
  • Đợi người: họ chưa đến.
  • Đi xa: không lợi gì, nên bỏ ý định.
  • Pháp lý: nên hòa giải, cương cứng chỉ thua.
  • Sự việc: cần dứt điểm cho dù tốn kém.
  • Bệnh tật: bệnh nghiêm trọng.
  • Thi cử: không đạt.
  • Mất của: không thấy.
  • Người ra đi: sẽ nguy đến tính mạng.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Thuần Khảm chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: