Quẻ Thuần Ly là quẻ số 30 trong tổng số 64 quẻ trong Kinh Dịch. Vậy quẻ này là quẻ HUNG hay CÁT? Quẻ này có ý nghĩa luận giải ra sao và các ứng dụng của nó trong đời số hàng ngày như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán! Mời các bạn cùng đón đọc!
1. Quẻ Thuần Ly là gì?
Quẻ Thuần Ly, đồ hình |:||:| còn gọi là quẻ Ly (離 li2), là quẻ thứ 30 trong Kinh Dịch.
- Nội quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).
- Ngoại quái là ☲ (|:| 離 li2) Ly hay Hỏa (火).
Giải nghĩa: Lệ dã. Sáng chói. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài. Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên.
2. Luận giải ý nghĩa quẻ Thuần Ly
2.1. Thoán Từ
Ly, lợi trinh hanh, súc tẩn ngưu, kiết.
離,利,麗 貞,畜 牝 牛,吉。
Như đã nói trên, Ly có hai nghĩa dường như nghịch nhau: làm cho dính lại, và làm cho tan ra. Gặp vật gì, lửa liền bám vào để đốt cho cháy, cho tiêu, nghĩa là vừa bám vào, vừa làm cho tan ra!
Nước thì đi xuống; Lửa thì đi lên, đó là bản tánh của chúng như Âm thì giáng, Dương thì thăng (Thiên tôn, địa ty, Kiền Khôn định vị).
Ly, là “ngọn lửa hư vô”, một thứ ánh sáng nhiệm mầu mà nhà Thiền gọi là “Hư minh” (cái sáng của Tâm Hư) thường cũng được gọi là Tâm Bát Nhã, Tâm Bình Đẳng như như.
Chỗ gọi rằng “Ly giả lệ dã” (dính lại), là Dịch muốn nói về sự “Thiên Nhơn tương hợp” hoặc “Thiên nhơn vi nhất”, vạn vật không có vật nào rời rạc mà không có dính dấp, dựa vào nhau như ta thấy trong đồ Thái cực, Âm Dương dính liền làm một khối (tuy Hai mà Một), mà trong thực tế tuy Một mà Hai. Đó là mâu thuẫn đầu tiên của Dịch lý. Đó là nghĩa đôi của chữ Ly, là “dính mà rời” (hợp mà ly).
Chữ “tẩn ngưu” (con bò cái) là nói về đức “thuận” của 2 hào Nhị Ngũ.
XEM THÊM: Quẻ Kinh Dịch là gì?
2.2. Thoán Truyện
Ly, lệ dã: nhựt nguyệt lệ hồ thiên,
bách cốc thảo mộc lệ hồ thổ.
“Trùng minh” dĩ lệ hồ chánh, nãi hóa thành thiên hạ.
離,麗 也,日 月 麗 乎 天,
百 穀 草 木 麗 乎 士。
重明以麗乎正,乃化成天下。
Ly, là dính vào, dựa vào. Như mặt Trời mặt Trăng dựa vào thiên không; trăm giống lúa và cây cỏ dính vào mặt đất. Trong khoảng Thời Không, chẳng có một vật nào cô độc, sống độc lập và tách rời nhau… Hay nói cách khác giữa Ta và Vạn vật không bao giờ rời nhau: sự tương quan hay tương thông là một qui luật tối thượng. Tách rời ra là chết! Như con người, phải có ăn uống và thở hút, nếu dứt với món ăn và không khí là chết tức khắc với cõi đời sắc tướng!
Ly, là sáng (minh): Ly trên, Ly dưới là tượng của sự “trùng minh” 重 明 (sáng gấp đôi). Lão Tử gọi là “tập minh” (Chương 27, Đ.Đ.K).
Quẻ Ly sở dĩ thành Ly, là ở hào Nhị và Ngũ (2 hào Trung chánh). Bởi vậy, hào từ mới nói: “Trùng minh dĩ lệ hồ Chánh” (Cái sáng gấp đôi là ở hào Trung Chánh) và nhờ đó mà hóa được thiên hạ.
Hai hào Nhị Ngũ có tánh chất Âm nhu dựa vào địa vị Trung Chánh (nhu lệ hồ Trung Chánh 柔 麗 乎 中 正) và nhờ vậy mà được hanh thông (cố hanh 故 亨). Câu “súc tẩn ngưu, kiết dã 畜 牝 牛,吉 也” nghĩa là “nuôi được bò cái” mới được hanh thông, vì bò cái có tánh nhu thuận để theo về Thiên đạo!
2.3. Đại Tượng
Minh lưỡng tác Ly;
Đại nhơn dĩ kế minh, chiếu vu tứ phương.
明 兩 作 離。
大人以繼明,照于四方。
Sáng hai lần, là sáng gấp đôi, sáng bên trong, sáng cả bên ngoài (nội Ly và ngoại Ly).
Bậc Đại nhơn dùng cái ánh sáng trong Tâm mình mà rọi sáng ra ngoài khắp bốn phương. Nghĩa là trước hết, đốt lên ngọn đèn của Lòng (tự giác), nhân đó mới lo rọi sáng cho khắp mọi người (giác tha).
Cái sáng bên trong này, gọi là “Hư minh tự chiếu” tượng nói về cái sáng của Hư tâm, sáng này của bậc cầm quyền trị nước, và chỉ có bậc Thánh nhơn đắc Đạo mới có mà thôi. Chưa có được cái sáng “Hư Minh” này chớ vội đi lo soi sáng cho đời, chớ vội đóng tuồng “anh mù dẫn đoàn mù” đi trên đường tối!
Người đại giác bao giờ cũng là người “bất ly thế gian tướng” cho nên tự giác và giác tha là một: chẳng bao giờ trong đêm tối có một ngọn đèn đốt lên mà chung quanh không ai được hưởng. Người tự giác tự nhiên giác tha, đó là huyền nghĩa của câu “lưỡng minh, chiếu vu tứ phương”. Lửa lòng là gốc, lửa lóe ra ngoài là ngọn tượng trưng bằng lời nói hay chữ viết.
Bên trong sáng trăm phần trăm, lóe ra ngoài bằng lời nói hay tác phẩm chỉ còn sáng năm sáu chục phần trăm là kỳ diệu rồi: “Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý” vì “ý tại ngôn ngoại”.
XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!
2.4. Tiểu Tượng
2.4.1. Hào Sơ Cửu
Sơ Cửu: Lý thác nhiên, kính chi, vô cựu.
初九:履錯然,敬之,無咎。
Tượng viết: Lý thác chi kính, dĩ tị cựu dã.
象曰:履錯之敬,以辟咎也。
Hào Sơ Cửu, dương cương đắc chánh, nhưng dù sao, còn non nớt lắm vì đang ở hào chót vào thời Sơ khởi thôi! Nhưng bản chất là Lửa nên thấy nôn nóng muốn cháy bừng lên, con người bứt rứt muốn vội vã ra đi, nên xỏ chơn vào giày mà xỏ lộn xộn… (lý thác nhiên).
Còn non tài, thiếu đức mà lòng quá hăng hái cầu tiến một cách quá vội vã, e sẽ dễ thất bại, nên hào từ mới khuyên răn: “nên cẩn thận” (kính chi) có nghĩa là nên kính cẩn từ từ thì mới không có lỗi! (vô cựu 無 咎).
2.4.2. Hào Lục Nhị
Lục Nhị: Hoàng ly, nguyên kiết.
六二:黃離,元吉。
Tượng viết: Hoàng ly nguyên kiết, đắc Trung đạo dã.
象曰:黃離元吉,得中道也。
Lục Nhị, là hào tốt nhất của quẻ Ly, là vì nó là “ánh sáng của nội tâm”, là cái Tâm Hư, là cái Trí Huệ Bát Nhã, là cái “Hư minh bất muội chi thần”, ôi! Sáng suốt biết chừng nào!
Nhị ứng với Ngũ, cả hai đều đắc trung đắc chánh, cái Tâm nhìn vào trong, cái Tâm nhìn ra ngoài… nên bảo là “hoàng ly” (Hoàng là sắc vàng, là màu của Trung Ương Mồ Kỹ thổ). Chính cũng là cái Sáng của mặt Trời vàng rực ở buổi trưa (nhật lệ trung thiên). Mới nói: sáng ở Lục Nhị, màu xanh trong; sáng lên đến Lục Ngũ đã yếu, và màu vàng.
2.4.3. Hào Cửu Tam
Cửu Tam: Nhựt trắc chi ly, bất cổ phẩu nhi ca, tắc đại điệt chi ta, hung.
九三:日昃之離,不鼓缶而歌, 則大耋之嗟,凶。
Tượng viết: Nhựt trắc chi ly, hà khả cửu dã.
象曰:日昃之離,何可久也。
Hào Cửu Tam, là tượng mặt Trời sắp lặn, vì dương đã đến cực đỉnh rồi (nội quái). Đây, là lúc con người đã leo lên đến cực đỉnh của cuộc đời và ngã về chiều: ánh hoàng hôn khiến ta liên nghĩ đến cảnh sớm nở tối tàn, nay còn mai mất! Một số người “nghĩ dại”, cứ lo thụ hưởng và vui sướng với những gì ta còn, trong cơn sống sót(!), hoặc không thế, thì đập bồn đập trống ca hát suốt đêm cho quên đi hiện tại và ngày mai sắp đến, hoặc chán nản quá, vì thấy cảnh già sồng sộc kéo đến mà ta thán, mà ngậm ngùi, thốt ra bằng những vần thơ não nuột!
Những cử chỉ trên đây, là của bọn thế nhơn tầm thường. Hạng người quân tử không vậy! Họ chờ đợi cái chết đến, thản nhiên như ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ sắp rũ màu!
2.4.4. Hào Cửu Tứ
Cửu Tứ: Đột như, kỳ lai như; phần như, tử như, khí như, vô sở dung dã.
九四:突如,其來如,焚如,死如, 棄如,無所容也。
Cửu Tứ đã vượt khỏi nội Ly, bắt đầu bước vào ngoại Ly, thật là đến một cách quá đột ngột…
Bản thân là dương cương, tánh tình nóng nảy táo bạo, bất trung bất chánh, thấy Lục Ngũ là âm nhu đứng một mình, nên toan bức hiếp lăng nhục, muốn đốt (phần 焚 là thiêu đốt), tức là muốn thủ tiêu đi!
Thế là phải chết đi (tử như); hoặc bị bỏ đi (khí như), ai mà thèm dùng hạng người này, mà dung tha được bọn người này (vô sở dung dã).
Muốn hiếp kẻ trên, cho nên thiên hạ không ai có thể dung tha nó được 無所容也, như lửa thiêu cây và biến cây thành đống tro tàn! Đây, là hình ảnh của một thứ lửa rơm, phừng lên dữ lắm để rồi tắt hẳn.
2.4.5. Hào Lục Ngũ
Lục Ngũ: Xuất thế đà nhược, thích ta nhược, kiết.
六五:出涕沱若,戚嗟若,吉。
Tượng viết: Lục ngũ chi kiết, ly vương công dã.
象曰:六五之吉,離王公也。
Xuất thế đà, là nước mắt chảy ra dầm dề; thích, là lo lắng hết sức; “ta 嗟” là ta thán, ngậm ngùi.
Hào Lục Ngũ có đức Minh của Ly, là một người tốt (đắc trung đắc chánh), nhưng bị ở vào thế kẹt trong hai hào dương bên trên và bên dưới ép bức. Sự sáng chói (trong sáng) bị giảm nhiều.
Có điều là nhờ Ngũ có đức Minh, nên đã biết lo lắng phòng bị (phòng ưu, lự hoạn) nên có thể chống nổi hoàn cảnh! “Tốt” (kiết).
Tượng người quá lo nghĩ việc thiên hạ đến đỗi “nước mắt dầm dề” thương cho nhơn sanh đau khổ! than thở ngậm ngùi (thích ta nhược 戚 嗟 若), như vậy là người “tốt” (kiết).
Để ý 2 chữ “ta 嗟” (than vãn) ở 2 hào Tam và Ngũ. Sự “ta thán” của Tam là sự ta thán của kẻ hôn mê u ám; còn sự “ta thán” của Ngũ là sự ta thán của con người “tri cơ” đâm ra “úy cụ” mà ngậm ngùi!
Đây, là kẻ đã lên tới đỉnh cao của cuộc đời… Nếu không được chánh giác, sẽ tự mình thiêu hủy tâm tư trong tư lự như trong ngọn lửa, phải biết đem cái tâm “hư minh” để nhìn thẳng vào việc đời, thì những điều tư lự vu vơ sẽ biến thành giải thoát. Đây, là một sự “tỉnh ngộ”, chứ không phải một sự ê chề chán nản không lối thoát như tâm trạng bơ vơ của hào Cửu Tam trước đây!
2.4.6. Hào Thượng Cửu
Thượng Cửu: Vương dụng xuất chinh, hữu gia, chiết thủ, hoạch phi kỳ xú, vô cựu.
上九:王用出征,有嘉, 折首,獲匪其丑,無咎。
Tượng viết: Vương dụng xuất chinh, dĩ chính bang dã.
象曰:王用出征,以正邦也。
Hào Thượng Cửu là hào dương cương đứng trên hết 2 quẻ Ly (nội Ly và ngoại Ly) nên được “trùng minh”, tức là cương minh đến cực độ. “Minh” thì hay soi sáng, còn “cương” thì hay quyết đoán. Cho nên, bậc vương giả nên dùng đến cái tài cương minh của Thượng Cửu này để đi làm cái việc “xuất chinh” 出 征 trừ gian diệt nịnh làm hại lê dân.
Tuy nhiên, cương minh quá, cũng đáng e sợ dễ rơi vào sự tàn bạo mà quá tay sát phạt! Ra uy cho vừa phải, dụng hình cũng cho vừa phải mà chớ quá nặng tay.
Khi ra dẹp loạn, chỉ nên bắt những bọn cầm đầu (chiết thủ 折 首), còn bọn phụ tùng thì hãy nương tay (hoạch phi kỳ xú 獲 匪 其 丑). Được vậy, sẽ không có lỗi (vô cựu 無 咎).
Dùng Thượng Cửu để đi dẹp loạn, là “an bang” đó! (dĩ chánh bang dã 以 正 邦 也). Trị loạn, trị những kẻ cầm đầu; thì trong đạo tu thân cũng nên lo trị các tật xấu căn bản, và nên bỏ qua các tật xấu không nguy hiểm.
Câu “chiết thủ, hoạch phi kỳ xú” là câu châm ngôn căn bản trong đạo “tu thân xử thế”. Tỉ như, những ai có tánh nóng nảy, háo thắng, mà cũng ưa dua nịnh… phải lo trị cái gốc của các tật nhỏ kia, đó là lòng tự tôn, tự đại của mình, cái bệnh “phì đại bản ngã” của mình! mà Nhà Phật gọi là “ngã mạn”.
3. Quẻ Thuần Ly là quẻ HUNG hay CÁT trong Kinh Dịch
Quẻ chỉ vận thế khó khăn, mới quan sát tưởng sáng sủa, nhưng thực tiễn còn nhiều trở ngại, không thuận lợi cho đường công danh sự nghiệp, chưa phải thời triển khai công việc lớn. Dễ đề xuất những kế hoạch không thực tế, hành động dễ dẫn đến nôn nóng, hỏng việc. Tài vận khó khăn, kinh doanh trắc trở. Xuất hành bất lợi. Bệnh tật dễ nặng lên. Thi cử có thể đạt tốt. Hôn nhân không thuận, tình yêu dang dở không như ý muốn.
XEM THÊM:Quẻ 29 – Thuần Khảm
4. Ứng dụng của quẻ Thuần Ly trong đời sống hàng ngày
- Ước muốn: Thành công sẽ đến nếu tiến bước với lòng thành thật. Có thể gặp được sự giúp đỡ của người khác.
- Hôn nhân: Hôn nhân xứng đôi vừa lứa. Hãy tin tưởng ở người có địa vị để làm mai mối cho hai bên. Hãy tiếp tục giao tiếp và sẽ thành công.
- Tình yêu: Hai bên đều có lòng đam mê, nhưng hành động khinh suất và liều lĩnh sẽ dẫn đến thất bại.
- Gia đạo: Thịnh vượng và hạnh phúc. Nhưng thái độ kiêu căng và tự phụ sẽ làm tiêu tan vận may.
- Con cái: Đông con và hạnh phúc. Thai nghén: con gái.
- Vay vốn: Thành công thông qua sự giúp đỡ của bên thứ ba.
- Kinh doanh: Có thể gặt hái được lợi nhuận.
- Thị trường chứng khoán: Đang tăng và chẳng bao lâu sẽ tăng.
- Tuổi thọ: Khỏe mạnh và trường thọ.
- Bệnh tật: Nghiêm trọng. Bình phục thông qua sự dưỡng bệnh cẩn thận. Các chứng sốt, các bệnh về mắt hay bệnh ở vùng bụng.
- Chờ người: Sẽ đến.
- Tìm người: Đang bị dụ dỗ hay bị xúi giục để bỏ nhà. Hãy tìm ở hướng nam.
- Vật bị mất: Đang bị cột hay dính vào cái gì đó. Nếu cố công sẽ gặp. Hãy tìm ở hướng nam.
- Du lịch: Thuận buồm xuôi gió.
- Kiện tụng và tranh chấp: Nếu có lý lẽ chính đáng hoặc nếu bên kia sử dụng những cách thức bất chính, bạn sẽ chiến thắng. Ngược lại, bạn sẽ thất bại.
- Việc làm: Hãy đặt lòng tin vào thế hệ lớn tuổi hơn và hãy chờ đến lúc chín muồi và bạn sẽ tìm được công việc.
- Thi cử: Điểm cao.
- Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Với những chuẩn bị đầy đủ và mỹ mãn, bạn có thể xúc tiến. Sự bất cẩn chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại.
- Thời tiết: Quang đãng, nhưng rất nóng.
- Thế vận: bên ngoài thì tốt đẹp, bên trong có mâu thuẫn. Giữa nam và nữ có sự bất hòa.
- Hy vọng: phải đợi chờ, nôn nóng thì không như ý.
- Tài lộc: chưa đến.
- Sự nghiệp: không định, phiêu lưu và dễ thất bại.
- Nhậm chức: không như ý.
- Nghề nghiệp: nên ổn định, chuyển nghề chưa được.
- Tình yêu: có thể thành nhưng lại chia tay.
- Hôn nhân: không thành
- Đợi người: họ không đến.
- Đi xa: không nên đi, chờ lúc khác.
- Pháp lý: nên hòa giải, hiện bất lợi cho mình.
- Sự việc: đang dở dang, nôn nóng sẽ không thành.
- Bệnh tật: bệnh nguy nan.
- Thi cử: đạt kết quả tốt.
- Mất của: tìm ngay thì thấy, để lâu mất.
- Xem người ra đi: không lợi, nguy hiểm.
5. Lời kết
Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa quẻ Thuần Ly chi tiết nhất! Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng Phu hợp về điện thoại của mình tại đây: