Quẻ Trạch Địa Tụy là quẻ số 45 trong tổng số 64 quẻ Kinh Dịch. Vậy quẻ Trạch Địa Tụy có ý nghĩa như thế nào? Ứng dụng của quẻ này trong đời sống ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết tổng hợp chi tiết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Quẻ Trạch Địa Tụy là gì?

Quẻ Trạch Địa Tụy là gì?
Quẻ Trạch Địa Tụy là gì?

Quẻ Trạch Địa Tụy, đồ hình:::||: còn gọi là quẻ Tụy (萃 cui4), là quẻ thứ 45 của Kinh Dịch.

  • Nội quái là ☷ (::: 坤 kun1) Khôn hay Đất (地).
  • Ngoại quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

XEM THÊMQuẻ Kinh Dịch là gì?

Giải nghĩa: Tụ dã. Trưng tập. Nhóm họp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng: tượng rồng mây giao hội.

Cần để ý đến quẻ Tỉ và quẻ Tụy, đồng một ý là “hội tụ”, nhưng có khác nhau. Quẻ Tỉ, thì trên là nước của Khảm, nước trên mặt đất. Còn quẻ Tụy, thì trên là nước của Đoài, nước trong đầm, ăn sâu vào mặt đất.

Tỉ, là mặt nước cùng mặt đất dính sát nhau, không kẻ hở, dùng để nói lên sự đoàn kết chặt chẽ giữa con người! Tụy, là nước, nhưng chẳng những mặt nước và mặt đất dính sát nhau, lài còn ăn sâu vào lòng đất, vì cái đáy hồ ăn sâu vào trong lòng đất.

Cũng cùng một ý, là “tụ hợp” với nhau, nhưng ở Tỉ chỉ có nhứt Dương thống trị quần âm tại hào Cửu Ngũ, còn ở Tụy thì có đến Nhị Dương ở 2 hào Tứ và Ngũ tiếp sức, nhau, nên ý “tụ hợp” mạnh thế hơn, sâu đậm hơn như mặt nước đáy đầm ăn sâu vào lòng đất.

2. Luận giải ý nghĩa quẻ Trạch Địa Tụy

2.1. Thoán Từ

Tụy hanh, vương cách hữu miếu, lợi kiến đại nhân:

Hanh, lợi trinh; dụng đại sinh, kiết, lợi hữu du vãng.

萃,亨,王 假 有 廟。利 見 大 人,

亨,利 貞。用 大 牲,吉,利 有 攸 往。

Sự tụ hợp nhiều người trong một cộng đồng là việc rất cần thiết và cũng rất tự nhiên… Là bởi, nếu muốn củng cố lâu ngày tình người trong một gia đình, phải qui tụ các người trong gia đình chung quanh bàn thờ tổ tiên để nhắc nhở cho nhau sợi dây liên lạc giữa các người cùng họ! Thiếu sự thờ cúng tổ tiên khiến cho trong dòng họ bà con càng ngày càng xa cách. Những lễ tế đền Hùng của người Việt Nam cũng do câu “Tụy hanh, vương cách hữu miếu”! Tục ngữ có câu: Cây có cội, nước có nguồn. Trong một quốc gia, dù là vô thần, vẫn không bao giờ quên “Tụy hanh” chung quanh ngày giỗ vị Thần Tượng Quốc Gia. Lễ giỗ tổ phải là một nghi lễ vô cùng quan trọng để người trong cả dân tộc mến yêu nhau mãi mãi…

Trong gia đình cần phải có một người trưởng tộc lo việc thiên thu lễ bái; trong một quốc gia, ngày lễ giỗ kẻ đứng ra lập quốc, phải được xem là một ngày lễ lớn nhất trong năm.

Người chủ tể phải là người đầu bầy, phải là người đại tài đại đức, nên mới nói “lợi kiến đại nhân, hanh 利 見 大 人,亨”.

XEM THÊM: Luận giải 64 quẻ trong Kinh dịch!

2.2. Đại Tượng

Trạch thượng ư địa,

Tụy Quân tử dĩ trừ nhung khí, giới bất ngu.

象 曰:澤 上 於 地,萃。

君 子 以 除 戎 器 戒 不 虞。

Trên mặt đất, có cái đầm, nên đặt tên là Tụy. Người quân tử xem theo tượng ấy, nước đầm, hồ mà dâng lên cao, thì tràn đầy lan rộng ra! Phải phòng bị sự tràn ngập ấy! Khi dân chúng tụ hợp đông, thường biến thành một lũ người vô tâm dễ bị lôi cuốn do các phần tử xấu xúi giục mà sinh ra xô xát tranh cạnh và cướp bóc (đám đông nào cũng vậy), vậy phải phòng xa lo chuẩn bị khí giới (các đồ nhung khí) để kịp bày trừ sự hỗn loạn!

Đó là cái nạn của sự “tụy tụ”: cá nhân nào mà đi vào đám đông đều dễ trở thành vô tâm vô thức cả! và bởi thế, những chính thể mang danh là “dân chủ” ưa tụ tập dân chúng thành nhóm đông để dễ bề cai trị, như trị những con người trong quân đội! “giới bất ngu 戒 不 虞” là phòng chận trước những bất ngờ không hay có thể xảy ra.

2.3. Tiểu Tượng

2.3.1. Hào Sơ Cửu

Hữu phu bất chung, nãi loạn nãi Tụy, nhược hào, nhất ác vi tiếu, vật tuất, vãng vô cựu.

有 孚 不 終,乃 亂 乃 萃,若 號,一 握 為 笑,勿 恤,往 無 咎。

Tượng viết:

Nãi loạn, nãi tụy, kỳ chí loạn dã.

乃 亂 乃 萃,其 志 亂 也。

Hào Sơ, bất chính (âm cư dương vị) tánh chất nhu nhược, không cương quyết.Đáng lẽ ở vào thời “Tụy tụ” phải nhìn lên hào Tứ mong điều hội hợp, nhưng vì nhu nhược nên rồi không chung thủy với Tứ, lại chạy nhập bầy với bọn tiểu nhân với các hào âm của nội quái! Và như vậy càng gây rối loạn ngay trong hàng ngũ của mình!

Quái từ khuyên Sơ: Hãy kêu gọi bạn tốt của mình là Tứ tiếp cho thì sẽ được vui vẻ tươi cười, dù bọn xấu có rẻ rúng chê cười cũng mặc! (vật tuất 勿 恤). Sơ vẫn cương quyết theo bọn đồng minh quân tử của mình là Tứ (“vãng” là bảo nên tới lui với hào Tứ), thì “vô cựu”.

2.3.2. Hào Lục Nhị

Dẫn, kiết, vô cưu, phu nãi lợi dụng, thược.

引,吉,無 咎,孚 乃 利 用 禴。

Tượng viết:

Dẫn kiết vô cựu, trung vị biến dã.

引,吉,無 咎,中 未 變 也。

Trong thời Tụy, đừng chọn lựa cẩu thả con đường của mình. Lục Nhị, âm nhu, đắc trung đắc chính, thượng ứng với Cửu Ngũ, cũng đắc trung đắc chính: hai hào đều được Trung chính, lại một Âm một Dương nên nhóm người này (Nhị và Ngũ) là nhóm người rất tốt cho thời “Tụy tụ”.

Nhưng còn e, Nhị bị kẹt giữa một bầy âm (Sơ và Tam), mà Nhị và Ngũ còn xa nhau, nên có lời răn: Nhị định theo (tụy tụ) với Ngũ, thì hãy “dẫn 引” bọn âm cùng với mình lên hợp tác với Ngũ, thì rất tốt!

Sở dĩ Ngũ có đức Trung nên lòng không thay đổi (trung vị biến dã 中 未 變 也) nên khuyên Nhị cố mà rủ cả lũ cả bầy lên cùng giúp cho Ngũ.

2.3.3. Hào Lục Tam

Tụy như, ta như, vô du lợi vãng, vô cựu, tiểu lẫn.

萃 如 嗟 如,無 攸 利 往,無 咎,小 吝。

Tượng viết:

Vãng vô cựu, thượng tốn dã.

往 無 咎,上 巽 也。

Theo lệ, thì Tam và Thượng Lục tương ứng, nhưng vì cả hai đều cùng một loại âm, không ứng với nhau được, nên Tam tuy có khuynh hướng theo Lục, nhưng lại thích chạy theo Tứ và Ngũ, bởi cả 2 đều thuộc Dương để đoàn tụ (Âm Dương tương hội).

Lời Tượng, khuyên Tam, chỉ còn có một điều, là đi theo Thượng Lục thượng ứng phứt đi cho rồi! (vãng vô cựu, thượng Tốn dã 往 無 咎,上 巽 也。) vì Thượng Lục có tánh “thuận” (Tốn, là thuận). Tam mà theo Thượng, Thượng sẽ cho, bởi dù sao cũng là đồng loại với nhau (các tùng kỳ loại), mặc dù theo như vậy, thấy cũng có phần thẹn (tiểu lẫn, là hơi thẹn thùng một chút).

Thời “Tụy Tụ” phải có bạn, Tam mà theo Lục, đàn bà với đàn bà thì kết bạn với nhau cũng đỡ cô đơn! cũng không xấu gì!

2.3.4. Hào Cửu Tứ

Đại kiết, vô cựu.

大 吉,無 咎。

Chữ “đại kiết” nghĩa là gì? Là mở rộng lòng ra, là hoàn toàn cởi mở với người, không còn ích kỷ vụ lợi gì nữa cả; tức là lo cho đại đa số quần chúng! lo một cách chí công vô tư. Trong xã hội, hiện chỉ còn có Ngũ là đắc trung đắc chính, Tứ phải nhìn theo đó mà đi, chung quanh toàn là âm nhu tiểu nhân, không khéo sa vào bè lũ chúng. Được vậy, thiên hạ sẽ theo mà hoàn thành được sứ mạng của hào dương!

Cửu Tứ là vị cận thần của Cửu Ngũ, hai hào tốt nhất quẻ Tụy Tụ. Có được vậy mới không có lỗi (vô cựu 無咎).

2.3.5. Hào Cửu Ngũ

Tụy, hữu vị, vô cựu, phỉ phu.

Nguyên vĩnh trinh, hối vong.

萃 有 位,無 咎,匪 孚, 元 永 貞,悔 亡。

Tượng viết:

Tụy hữu vị, chí vị quang dã.

萃 有 位,志 未 光 也。

Quẻ này, trên dưới bốn Âm đều tụ vào Nhị Dương. Tứ mới bước vào quẻ trên, chưa phải vào chính vị, cho nên chỉ có Ngũ có đủ đức Dương cương đắc chính, đức thịnh vị tôn, thiên hạ đều “tụy tụ” theo mà không có gì lỗi cả (Tụy, hữu vị, vô cựu).

Cận Ngũ, còn có Tứ, tuy là người tốt, nhưng là “Dương cư Âm vị” (chưa hẳn là tốt) còn cần tu kiểm lại thân mình và mở rộng tấm lòng để lo việc thiên hạ, nên cũng chưa phải là kẻ đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu, còn đợi… một thời gian (nếu muốn trở thành người tốt và hoàn toàn tin nơi Ngũ. (cho nên Ngũ chưa chắc đã lấy được lòng tin của Tứ (phỉ phu 匪 孚). Hào từ khuyên Ngũ phải cố được “vĩnh trinh” (“Nguyên” đây, là gọi Cửu Ngũ vị nguyên thủ). Chừng nào vị nguyên thủ này “vĩnh trinh” thì mới được “hối vong”!

Tuy Ngũ đắc vị mà người chưa đủ đức minh, cần phải tu đức thêm nữa, cho được sự hoàn toàn tâm phục mới được, chứ thiên hạ theo vì ngôi vị, chưa đủ! (chí vị quang 志 未 光) Chưa sáng lắm!

XEM THÊM:Quẻ 44 – Thiên Phong Cấu

2.3.6. Hào Thượng Lục

Tề tư, thế di, vô cựu.

齍 咨 涕 洟,無 咎。

Tượng viết:

Tề tư thế di, vị an thượng dã.

齍 咨 涕 洟,未 安 上 也。

Hào Thượng Lục âm nhu, lại ở chỗ cùng cực của thời “Tụy tụ” bất trung bất chính, là kẻ tiểu nhân, dù có đi cầu “tụy tụ” với ai, cũng chẳng có ai chịu “tụy” với mình… chỉ còn biết “than thân, trách phận, khóc lóc” (“Tế tư”, là than thở; “thế di” là khóc lóc chảy nước mắt nước mũi…). Nhưng đó cũng là số phận của nó, biết sao bây giờ!

Càng muốn Tụy tụ, càng bị Hoán tán… luật tự nhiên của Tạo hóa! Càng muốn được, dễ mất…Muốn hiểu dễ dàng hơn, cần nhìn Quẻ Chuyển (Nội chuyển) của quẻ Tụy và đọc quẻ Hoán.

3. Quẻ Trạch Địa Tụy là quẻ HUNG hay CÁT?

“Tụy” có nghĩa là “tụ” (tụ hợp), vạn vật tụ hợp, vì vậy có hình tượng “Cá chép hoá rồng”. “Lí ngư”: cá chép, “Biến long”: hóa rồng. “Lí ngư biến long” là chuyện một con cá chép sợ va vào lưới, bơi đến Long môn, vội tung mình vọt qua, thân hoá thành con rồng. Người gieo được quẻ này có điềm “Rồng bay trên trời”.

Như vậy Quẻ Trạch Địa Tụy có điềm “Rồng bay trên trời”, là quẻ tốt trong kinh dịch. Quẻ Tụy chỉ thời vận tốt đẹp cho sự hợp tác, trên dưới đồng lòng, là cơ hội thuận lợi cho việc thi thố tài năng. Sự nghiệp dễ hoàn thành. Tài vận tốt, kinh doanh phát đạt, là cơ hội tốt để kiếm ra tiền. Thi cử dễ đỗ đạt cao, công việc thăng tiến. Xuất hành thuận lợi. Bệnh tật thuyên giảm. Kiện tụng nên hòa giải để đẹp lòng người, lại có lợi cho ta. Tình yêu thuận lợi, tâm đầu ý hợp. Hôn nhân được như ý, thuận cả đôi bên.

4. Ứng dụng của quẻ Trạch Địa Tụy trong đời sống

Ứng dụng của quẻ Trạch Địa Tụy trong đời sống hàng ngày
Ứng dụng của quẻ Trạch Địa Tụy trong đời sống hàng ngày
  • Ước muốn: Có thể trở thành hiện thực.
  • Hôn nhân: Hạnh phúc, xứng dôi vừa lứa. Thành công suôn sẻ.
  • Tình yêu: Mỹ mãn – mỗi bên đều đối xử với nhau bằng sự tương kính như tân.
  • Gia đạo: Các thành viên trong gia đình cùng chung hưởng hạnh phúc vầ vui vẻ. Gia tài sung thịnh.
  • Con cái: Đông, sống hòa thuận. Thai nghén: con gái.
  • Vay vốn: Có thể trở thành hiện thực.
  • Kinh doanh: Làm ăn phát đạt, lợi nhuận suôn sẻ.
  • Thị trường chứng khoán: Giá cả dần dần tăng lên.
  • Tuổi thọ: Sống thọ và khỏe mạnh.
  • Bệnh tật: Mau chóng bình phục. Các bệnh tật của ngụ và vùng bụng.
  • Chờ người: Sẽ đến dồng thời còn mang theo điều gì đó thật thú vị.
  • Tìm người: Đừng lo âu. Người này chẳng bao lâu sẽ tự động trở về hoặc sẽ biết được những nơi người đó thường lui tới. Hãy tìm ở hướng tây hoặc tây nam.
  • Vật bị mất: Có thể tìm được. Hãy tìm ở hướng tây hoặc tây nam.
  • Du lịch: Việc đi xa sẽ có lợi.
  • Kiện tụng và tranh chấp: Sự bất hòa không có lợi. Tốt nhất hãy tìm cách hòa giải.
  • Việc làm: Có thể dễ dàng tìm dược.
  • Thi cử: Điểm cao.
  • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Hãy tiến hành.
  • Thời tiết: Mưa nặng hột, thậm chí có thể có lũ lụt.
  • Thế vận: có thanh danh và tín nhiệm mà đang ở vận khí tốt đẹp.
  • Hy vọng: được thực hiện.
  • Tài lộc: có đủ
  • Sự nghiệp: thành đạt.
  • Nhậm chức: có chức vị như ý.
  • Nghề nghiệp: chuyển nghề sẽ có địa vị tốt hơn.
  • Tình yêu: ý hợp tâm đầu.
  • Hôn nhân: thành lương duyên.
  • Đợi người: đang đến.
  • Đi xa: chuyến đi thú vị.
  • Pháp lý: hòa giải là hơn sẽ có lợi cho mình.
  • Sự việc: tự chủ động mà giải quyết.
  • Bệnh tật: bệnh thuyên giảm.
  • Thi cử: đạt kết quả tốt.
  • Mất của: tìm thấy
  • Xem người ra đi: chuyến đi bình thường

5. Lời kết

Trên đây là bài viết luận giải ý nghĩa và các ứng dụng của quẻ Trạch Địa Tụy chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: