Trang trí cửa hàng tạo ra một không khí mới mẻ thoải mái, để lấy sự tự tin trong kinh doanh và lòng tin của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu cách trang trí cửa hàng hợp phong thủy thu hút khách hàng.

Một số lưu ý khi trang trí cửa hàng hợp phong thủy

Sáng bóng, sạch sẽ, dễ chịu

Cửa hàng là nơi kinh doanh buôn bán, là nơi hội tụ của khí. Khi tiến hành tu sửa trang trí cửa hàng, điều trước tiên phải xét đến là mang lại cảm giác sảng bóng, sạch sẽ, dễ chịu cho toàn bộ bên trong cửa hàng.

Một số lưu ý khi trang trí cửa hàng
Một số lưu ý khi trang trí cửa hàng

Theo cách nói của phong thủy, sáng bóng, sạch sẽ, dễ chịu chính là có sinh khí, ngược lại là tử khí.

Cảm giác sáng bóng sạch sẽ dễ chịu, đầu tiên là đến từ mặt sàn. Việc trang trí mặt sàn chính là làm ngưng tụ khí. Sinh khí mạnh yếu của mặt sàn. Ngoài việc được quyết định bởi độ sáng bóng của gạch lát sàn ra, phong thủy còn coi trọng màu sắc của gạch lát sàn.

Màu sắc mặt sàn cũng rất quan trọng, màu đỏ đại diện cho phú quý cát tường, màu xanh lá cây đại diện cho sự trường thọ, màu vàng đại diện cho quyền lực, màu xanh da trời đại diện cho ông trời ban phúc, màu trắng đại diện cho sự thuần khiết.

Đảm bảo bức tường của cửa hàng luôn sáng bóng sạch sẽ,  có thể trang trí lên tường bằng những bức tranh chữ và những vật trang trí khác yêu cầu phải treo ngay ngắn. Trên tường xuất hiện bất kỳ vật nghiêng lệch không chuẩn, đểu có ảnh hưởng đến sự sáng bóng sạch sẽ trên tường.

Có được một môi trường kinh doanh sáng bóng sạch sẽ thoải mái dễ chịu, thì có thể thu hút được khách hàng, có thể thu được lợi nhuận kinh doanh tốt.

Thông gió thoáng khí

Phong thủy coi trọng vấn đề nạp khí của cửa hàng và coi trọng sự lưu động của khí ở trong cửa hàng.

Cửa hàng là nơi tập trung nhân viên, buôn bán hàng hóa. Do đó cửa hàng cũng cần phải nạp không khí tươi mới, trong lành, lưu thông không khí trong phòng. Khí lưu động có thể mang đi dòng khí vẩn đục, mang đến dòng khí trong lành, hàng hóa chồng chất, thì dòng khí lưu động có thể mang đi không khí ẩm, mang lại không khí khô ráo.

Vậy nên khi trang trí cửa hàng cần chú ý thông gió, thông khí để cửa hàng có nhiều khí tốt.

Tránh tối tăm ẩm thấp

Tối tăm và ẩm thấp là hai môi trường không tốt cho cuộc sống của con người. Trong phong thủy, tối tăm và ẩm thấp được xem như là một loại sát khí, cần phải hết sức tránh. Gợi ý: Những điều cấm kỵ trong phong thủy cửa hàng

Tránh để cửa hàng tối tăm, ẩm thấp, bảo đảm duy trì cửa hàng sáng sủa sạch sẽ, cũng là để tạo nên một môi trường kinh doanh tốt, từ đó mà làm cho cửa hàng đạt được hiệu quả kinh doanh tốt.

Ý nghĩa của vật trang trí trong cửa hàng

Đối với môi trường kinh doanh, không những yêu cầu thông gió thoáng khí và sáng sủa ngăn nắp sạch sẽ, còn yêu cầu phải chú trọng đến sự thẩm mỹ, trang nhã lịch sự, làm cho cửa hàng tràn đầy sinh khí, khiến cho khi khách hàng tìm đến cửa hàng, ngoài việc nhận được thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình ra, còn cảm nhận được khí vị cảnh vật tươi đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc đối với cửa hàng.

Trong việc tiến hành trang trí cửa hàng, với phong cách của Trung Quốc mà nói thì chủ yếu có cách làm trên 3 phương diện: Một là trang trí những hoa văn có ý nghĩa tượng trưng cho sự cát tường, hai là treo tranh chữ, ba là bài trí điêu khắc, chậu cảnh.

Hình vẽ cát tường truyền thông của Trung Quốc đa phần là theo đuổi đề tài hạnh phúc, có hai loại chính đó là cây cối và động vật.

  • Hoa hồng: Bốn mùa nở hoa, được gọi là hoa bốn mùa hay là hoa trường xuân, do đó hoa hồng mang ý nghĩa trường thọ. Hoa hồng phối hợp với bình hoa gọi “bốn mùa bình an”.
  • Hoa cúc và đá: Truyền thuyết kể rằng, trong tích cổ của huyện Nam Dương có một loài đại cúc, nước suối từ trên núi chảy xuống có chất của loài đại cúc này, người dân trong vùng sau khi uống nước suối đểu có thể trường thọ, liền gọi loài hoa cúc này là hoa trường thọ. Bức tranh có nhiều hoa cúc được gọi là “tranh vạn thọ”.
  • Đá (Thạch): Biểu thị cho sự kiên cố vững chắc, có nhãn hiệu là “thọ thạch” trong tranh có hoa cúc có đá, có thể nói là “thọ thượng gia thọ”.
  • Cây bàn đào: Tương truyền bàn đào là một loại quả tiên do Tây Vương Mẫu nương nương trồng, 3000 năm mới ra hoa, 3000 năm mới kết quả. Do đó lấy cây bàn đào tượng trưng cho trường thọ, cây đào và hoa đào bình thường cũng được xem như có ý nghĩa này. Bàn đào kết hợp với linh chi gọi là “tiên thọ”. Bàn đào phối hợp với con dơi được gọi là “phúc thọ”.
  • Cây tùng: quanh năm xanh tốt, là loài cây chịu được mùa đông giá tuyết, có tuổi thọ dài, dân gian thường dùng để ví với sự trường thọ. Đem tùng phối hợp với chim hạc, được gọi là “tùng hạc hà linh”, “tùng hạc trường thọ”, “tùng hạc diên niên”, “hạc thọ tùng linh”…
  • Thủy tiên: Do tên của nó có chữ “tiên”, trong nhiều hình cát tường và lời nói cát tường, thủy tiên thường được dùng để chúc điều cát lợi. Đem cây thủy tiên phối hợp với thọ thạch, gọi là “quần tiên hiến thọ”. Thủy tiên kết hợp với linh chi, trúc, đá, thì được gọi là “chi tiên chúc thọ”. Thủy tiên phối hợp với đá, trúc, được gọi là “tiên chúc trường sinh khí.
  • Thạch lựu: Là cây có rất nhiều hạt, biểu thì đông con nhiều cháu. Hình cát tường thạch lựu hé nở, gọi là “lựu khai bách tử” hoặc “lưu khải tiếu khẩu”.
  • Hồ lô: là loại dây leo, rất dài, kết quả liên tục, nhiều hạt, là tượng trưng cho hậu đại miên diên, con cháu đầy đàn. Hồ lô quấn quanh hoa lan tượng trưng cho tình hữu nghị. Hồ lô phối hợp với hoa hồng tượng trưng cho “vạn đại lưu phương”.
  • Mẫu đơn: Mẫu đơn do có vẻ đẹp lộng lẫy nên được mệnh danh là hoa vương (vua của các loài hoa), được xem là “hoa phú quý” tượng trưng cho sự phú quý. Mẫu đơn phối hợp với ngọc lan, hải đường, gọi là “ngọc đường phú quý”. Mẫu đơn phối hợp với phù dung tượng trưng cho “vinh hoa phú quý”. Mẫu đơn kết hợp với hoa tứ quý là “bốn mùa phú quý”, phối hợp với tùng vạn ý nghĩa là “trường mệnh phú quý”, kết hợp vối hải đường thì mang ý nghĩa là “mãn đường phú quý”. Cũng dùng ngọc lan, hải đường, phù dung, hoa quế tổ thành hình cát tường “ngọc đường phú quý”.
  • Phù dung: Do có hai chữ “dung hoa” có âm tương tự như âm “vinh hoa”, cũng được gọi là hoa cát tường tượng trưng cho phú quý. Dùng phù dung thêm lên một con cò trắng được gọi là “nhất lộ vinh hoa”.
  • Hoa quế: Từ “quế’ trong hoa quế đồng âm với từ “quý” trong phú quý, do đó thường mượn dùng để ví như “vạn ý phú quý”.
  • Tùng, trúc, mai: Được gọi là “tuế hàn tam hữu”, không bị khuất phục bởi hoàn cảnh khó khăn gian khổ, có thể chịu được giá lạnh của mùa đông mà vẫn đứng sừng sững, trong bức vẽ cát tường 3 loài cây này thường được dùng để ví với khí tiết cao thượng. Ngoài ra, tùng còn có hàm nghĩa là trường thọ. Theo tiếng Hán, trúc có nghĩa “chúc” trong “chúc phúc”, là hình tượng quả pháo nổ, âm thanh của quả pháo được cho là có thể xua đuổi được ma quỷ. Hoa mai ngoài biểu thị khí tiết ra, phôi hợp với chim hỷ tước thì gọi là “hỷ thượng mi tiêu”(niềm vui hiện trên khóe mắt); Hoa mai kết hợp với cây trúc và hoa tứ quý, gọi là “tề mi chúc thọ”.
  • Cây hồng (cây quả hồng), linh chi: Chữ “thị” của cây hồng đồng âm với chữ “sự” trong sự việc, hình dáng của linh chi tượng trưng cho như ý, hai loại này đi cùng với nhau có ý nghĩa là “sự sự như ý”. Thêm hoa bách hợp vào thì gọi là “bách sự như ý”.
  • Táo: Chữ “bình” trong từ quả táo đồng âm với chữ “bình” trong từ bình an, kết hợp với linh chi, gọi là “bình an như ý”
  • Tượng (voi): Voi khỏe mạnh, to lán, tính tình ôn thuận, là con vật tượng trưng cho sự cát tường. Trong bức tranh cát tường có một đứa trẻ tay cầm gậy như ý cưỡi trên lưng voi, biểu thị “cát tường như ý”.
  • Dê (dương): Thời cố’ đại chữ “dương” và chữ “tường” có mối liên kết với nhau, “cát tường” nhiều khi viết thành “cát dương”. Thời cổ đại “dương (dê)” lại liên quan đến “dương” (mặt trời).
  • Rồng, phượng: Rồng là động vật thần kỳ trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc, thân dài, có vảy, có sừng, có chân, có thể đi, có thể bay, có thể bơi được, có thể hô mây gọi mưa. Rồng tượng trưng cho dương, phượng tượng trưng cho âm, rồng phượng kết hợp là tượng trưng cho cuộc hôn nhân lý tưởng nhất trong thiên hạ.
  • Khỉ (hầu): Từ con khỉ đồng âm với từ “Hầu” trong từ công hầu, do đó mượn để ví vo với ý nghĩa là phong hầu. Ví dụ bức tranh vẽ một con khỉ trèo lên cây phong có treo một con dấu thì đây là một bức tranh cát tường “phong hầu treo ấn”. Bức vẽ hai con khỉ ngồi trên cây tùng, hoặc một con khỉ cưỡi trên lưng một con khỉ khác, có ngụ ý là “bối bối phong hầu”.
  • Kỳ lân: Kỳ lân, rồng, phượng và rùa hợp lại được gọi là “tứ linh”. Theo truyền thuyết, sao Mộc sinh ra kỳ lân, là điềm lành. Dân gian còn coi kỳ lân là linh thú tặng quý tử, có bức tranh cát tường là “kỳ lân tông tử”.
  • Hạc: Được coi là loài đứng đầu của loài lông vũ, gọi là “nhất phẩm điểu”, địa vị chỉ đứng sau phượng hoàng.
  • Chim Cút: Chim cút không thay đổi bạn đời, luôn đi có đôi, tạo nên hình ảnh không bao giờ chia lìa, được xem là tượng trưng của sự tốt đẹp, hài hòa trong cuộc sống tình cảm vợ chồng. 
  • Uyên ương: Người xưa gọi chim uyên ương là phỉ điểu, con trông bên trái, con mái bên phải, tạo hình ảnh không thể chia lìa, bay thì cùng nhịp cánh, bơi thì cùng chơi đùa, khi đậu thì liền cánh giao cổ mà ngủ, nếu như một con chết đi, con còn lại thì cả đời không kết đôi với con khác.
  • Hỷ tước: Truyền thuyết kể rằng chim hỷ tước có thể báo hỷ, được dùng rộng rãi đế báo hiệu việc vui mừng. Trong tranh cát tường vẽ 12 con chim hỷ tước, biểu thị 12 nguyện vọng tốt đẹp, vẽ một đôi chim hỷ tước, biểu thị song hỷ; vẽ bức tranh có một quan nhân cưỡi trên lưng một con ngựa, xung quanh có rất nhiều chim hỷ tước, biểu thị “song hỷ lâm môn”, vẽ chim hỷ tước vối trúc, mai biểu thị chúc mừng vợ chồng tân hôn.
  • Gà trống: Dân gian ví gà trống là sự “công minh”. Vẽ một con gà trống vươn cổ lên gáy, biểu thị gà trống đang gáy ò ó 0, bên cạnh vẽ mấy cành mẫu đơn biểu thị phú quý gọi là “công minh phú quý”.
  • Con Dơi: Con dơi là động vật có vú có thể bay lượn, do âm đọc giống với âm của từ “phúc”, nên con dơi trở thành con vật tượng trưng vận khí tốt và hạnh phúc.
  • Cá: Do âm đọc của từ “cá” giống với âm đọc của từ “dư” trong từ dư thừa, thường lấy cá ví với cuộc sống sung túc dư thừa. Trong tranh cát tường thường gặp một đứa trẻ cưỡi trên lưng một con cá, hoặc là ôm một con cá chép to gọi là “song ngư cát khánh”; vẽ cá và hoa sen gọi là “phú quý hữu dư”, vẽ hai con cá đang nhảy gọi là “niên niên hữu dư”; vẽ 9 con cá gọi là “trường cửu phú dụ”. Lại do từ “cá chép” có âm đọc giống với từ “lợi”, do đó tranh cá chép được gọi là “cát lợi hữu dư”. Cá vàng kết hợp với hoa hải đường, ví là “kim ngọc mãn đường”.

Trang trí cửa hàng thu hút nhiều khách

Trước cửa hàng được coi là bộ mặt của cửa hàng, trang trí phía trước cửa hàng sao cho thu hút khách hàng, hợp phong thủy rất quan trọng bạn nên tìm hiểu kỹ. 

Chọn địa điểm cửa hàng

  • Nên chọn những cửa hàng có nhiều người qua lại, mặt tiền của phố tránh chọn ngõ cụt, 
  • Tráng chọn cửa hàng vào những vị trí có cột điện lớn hay những vị trí bị khuất tầm nhìn, hạn chế chọn những cửa hàng phía trước có đường giao nhau chữ T hoặc chữ Y.

Tham khảo: Lưu ý khi chọn vị trí cửa hàng hợp phong thủy

Trang trí trước cửa hàng

Trước cửa hàng ưu tiên sự hợp lý, tiện lợi và gọn gàng để thuận tiện cho người qua, khách vào cửa hàng. Có thể trang trí một cây cảnh trước cửa hàng tạo không khí tươi xanh. 

Đặt biển hiệu phù hợp với không gian của cửa hàng, chú ý màu sắc biển hiệu sao cho hợp cung mệnh của chủ shop. Khi đặt biển hiệu cửa hàng hợp phong thủy cần lưu ý đặt theo đông hay tây tứ trạch để đúng hướng đón tài lộc.

Trang trí bên trong cửa hàng

Lưu ý khi trang trí bên trong cửa hàng

Để có một cửa hàng hợp phong thủy thì việc trang trí bên trong cửa hàng bạn cần lưu ý yếu tố sau. 

  • Màu sắc:  Chọn màu chủ đạo bên trong cửa hàng cần phải hợp mệnh với chủ shop, hài hòa với sản phẩm cửa hàng bán. 
  • Cách sắp xếp sản phẩm: Bên cạnh việc chọn màu sắc chủ đạo cho cửa hàng thì việc sắp xếp sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý. Khi sắp xếp cần phải chia chứng theo thuộc tính ngũ hành để chọn hướng cho phù hợp, khi vậy mới tăng sinh khí cho cửa hàng. 
  • Chọn nội thất: Một không gian cửa hàng đẹp không thể thiếu được nội thất của cửa hàng, nội thất đẹp, màu sắc hài hòa hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Chính vì vậy mà khi chọn nội thất trang trí cửa hàng gia chủ cần lưu ý đến màu sắc của kệ, màu sắc đèn…Những màu trung tính như màu vàng kem, màu hồng, màu xanh nhạt…. là những màu được sử dụng nhiều. 

Màu sắc hợp mệnh gia chủ

Gia chủ khi chọn màu chủ đạo cho shop có thể lựa chọn màu hợp mệnh như sau. 

  • Người mệnh Mộc hợp với màu xanh đen, màu xanh
  • Người mệnh Kim hợp với màu vàng, ánh vàng, màu trắng
  • Người mệnh Hỏa hợp với màu xanh, đỏ hoặc hồng
  • Người mệnh Thổ hợp với màu đỏ, hồng, vàng đất
  • Người mệnh Thủy hợp với màu đen hoặc trắng

Lời kết

Tóm lại, việc tiến hành trang trí cho cửa hàng mục đích là mang lại, tạo cho khách hàng một môi trường mua hàng tươi mới thanh nhã, từ đó mà thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, giúp việc trang trí cửa hàng hợp phong thủy thu hút nhiều khách hàng. 

Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:

Có thể bạn chưa biết: