Văn khấn Đình làng như thế nào là đúng? Việc tìm cho mình một bài văn khấn Thành Hoàng làng ở đình phù hợp là cực kỳ quan trọng. Bởi vì văn khấn sẽ giúp thể hiện lên hết những cầu mong, ước muốn của gia chủ. Chính vì vậy mời quý bạn đọc hãy cùng Thăng Long Đạo Quán đi tìm bài văn khấn Đình làng đầy đủ và hay được sử dụng nhất.
1. Thành Hoàng Làng là ai?
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Thành Hoàng hay được gọi là Thần Hoàng, Thần Thành Hoàng là vị thần được tôn thờ chính trong đình làng Việt Nam. Thành Hoàng là vị thần cai quản làng, đình hoặc xã về các vấn đề thiên tai, hạn hán, phù hộ cho dân có được một mùa vụ thuận lợi. Ngoài ra, Thành Hoàng là còn được xem là người có công xây dựng ấp, lập làng và sáng tạo ra các nghề cho nhân dân nên người đời thường gọi ông là ông tổ của nghề. Hằng năm, để cầu may mắn và phù hộ từ Thành Hoành nên người dân thường Sắm lễ cúng Thành Hoàng Làng.
2. Ý nghĩa lễ Thành Hoàng Làng
Lễ Thành Hoàng làng được tổ chức để tôn vinh và tưởng nhớ những người sáng lập ra làng, cũng như để bày tỏ lòng tôn kính và cảm ơn đến các vị thần linh, tổ tiên đã giúp đỡ, bảo vệ và phát triển làng quê.
Người dân mỗi vùng miền thường hay tổ chức Thành Hoàng Làng hằng năm với mong ước cầu mong các vị thần chở che, bảo vệ cho đình làng, gia đình và bản thân tránh được những thiên tai trong cuộc sống. Cầu mong có được cuộc sống ấm no, bình an, hóa giải hung hiếm, bảo vệ người lành,…
Lễ Thành Hoàng làng thường được tổ chức vào ngày tết cổ truyền hằng năm với nhiều hoạt động khác nhau như đền cúng, rước đuốc, lễ hội, diễu hành, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian và ẩm thực. Việc tổ chức Lễ Thành Hoàng hằng năm có ý nghĩa văn hóa và tôn giáo sâu sắc đối với người dân trong làng, giúp giữ gìn và phát triển truyền thống, giá trị văn hóa của địa phương.
3. Cách sắm lễ dâng Thành Hoàng làng
Lễ cúng Thành Hoàng làng là một nghi thức tôn giáo và văn hóa truyền thống của một số vùng miền tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách sắm lễ cúng Thành Hoàng làng cũng có thể khác nhau, tùy theo từng vùng miền và phong tục tập quán cụ thể. Dưới đây là cách chuẩn bị sắm lễ cúng Thành Hoàng theo từng nghi thức:
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
– Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.
– Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng).
Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
– Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần…
Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
- 1 vị chúa
- 2 vị hầu cận
- 12 vị cô sơn trang
– Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
– Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
4. Văn khấn Đình làng thờ Thành Hoàng
Đây là bản văn khấn Thành Hoàng làng ở đình hay sử dụng và đúng lề lối nhất. Dành cho mọi gia chủ thập phương đến yết bái mọi đình làng trên khắp miền Bắc.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hương tử con là: …………
Ngụ tại: ………………………
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm …………..
Hương tử con đến nơi …………….
Thành tâm kính nghĩa: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên Đình giáng lâm trên đất nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân.
Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản……
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Lưu ý: Người đọc văn khấn ở đình làng phải thật chỉnh chu, nghiêm trang thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các vị thần.
Xem thêm: Văn khấn miếu chính xác
5. Hướng dẫn dâng lễ Đình làng
Theo trình tự trước khi dâng lễ cúng Thành Hoàng người dân sẽ lễ thần Thổ Địa, Thủ Đền trước tiên, bước này gọi là trình lễ.
Người chủ trì dâng lễ tiếp tục cáo lễ với thần linh, xin phép được bắt đầu buổi lễ tại đình.
Trước khi vào lễ gia chủ cần nên kiểm tra lại trang phục và chỉnh trang lại lễ vật dâng Thánh.
Bạn nên dâng lễ vật bằng hai tay một cách cẩn trọng lên bàn thờ và những vị trí quan trọng và cẩn thận tránh làm đồ thờ cúng trên ban rơi xuống đất. Sau khi đặt lễ xong mới được tiến hành thắp hương.
Thứ tự thắp hương cụ thể:
– Thắp từ trong ra bên ngoài.
– Thắp hương ở gian giữa trước tiên.
– Các ban thờ hai bên được thắp hương sau ban thờ chính.
– Nên thắp 3 nén hương và dùng những số lẻ như 1, 3, 5, 7 nén.
– Khi thắp hương hai tay chắp lại, đưa lên ngang trán vái ba vái rồi cắm hương bằng hai tay.
Trong trường hợp có trình tấu sớ, gia chủ nên kẹp sớ vào giữa hai bàn tay hay đặt lên trên một đĩa nhỏ, hai tay cầm sớ đối diện trán và vái ba vái. Dâng sớ nên dâng bằng hai tay kính cẩn cúi mình.
Thỉnh ba hồi chuông trước khi khấn lễ.
6. Cách hạ lễ và những lưu ý khi đi lễ Đình làng
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh tại đền thờ Bà Chúa Năm Phương.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng cần hoá từng lễ một, bắt đầu từ lễ của ban thờ chính.
Tất nhiên, đừng quên đọc Văn khấn Đình làng khi cúng vái các Ngài.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
Lưu ý khi đi Đình:
– Đối với trang phục: Ăn mặc nghiêm trang, kín đáo, ví dụ như không mặc quần và váy ngắn hay là mặc áo hai dây hở hàng. Nên nhớ những chỗ linh thiêng cần ăn mặc lịch sự chỉn chu.
– Đối với cử chỉ, hành động và lời nói: Đối với đình là chốn tâm linh đầy linh thiêng bạn cần nhất đó là sự trật tự không cười đùa tránh gây ồn ào mất trật tự. Không hành động lỗ mãng nhất là hành động sờ mó và bạo lực, không ăn cấp đồ dùng cá nhân của người khác. Quan trọng là không chửi tục và chửi bậy, tránh tai bay vạ gió và không chỉ chỏ thẳng tượng Thánh nói ra nói vào. Bạn cần nên nhớ khi bước vào cửa chốn tâm linh, bạn làm sai một ly là đi một dặm, hãy cẩn thận trong mọi hành động và cử chỉ tránh rước họa vào thân.
Ngoài ra quý bách gia đừng quên tìm hiểu XEM NGÀY PHONG THỦY để chọn các ngày tốt đi đến viếng thăm các đình, đền chùa nhé.
7. Lời kết
Trên đây là bản văn khấn Đình làng đơn giản, hay được sử dụng nhất và những lưu ý khi dâng lễ Thành Hoàng làng. Hy vọng, bài viết đã giúp các bạn chuẩn bị được cho mình những thông tin hữu ích khi dâng lễ Thành Hoàng làng. Thăng Long Đạo Quán cảm ơn quý anh chị đã đón đọc nội dung này. Kính chúc quý anh chị vạn sự lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đó, người nào lộc đó, đắc tài sai lộc.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tải ứng dụng Thăng Long đạo quán về điện thoại di động của mình để tiện lợi hơn trong việc cập nhật các kiến thức tâm linh hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin mới nào. Kính chúc toàn gia mọi sự hanh thông và vạn sự tốt lành!
Các bài viết khác liên quan: