Thăng Long Đạo Quán xin có bài viết về chủ đề “24 tiết khí là gì”. Đây là một khái niệm lâu đời, được xuất hiện từ thời cổ đại tại các quốc gia Á Đông. Nó nói đến mối quan hệ giữa thời tiết và nền kinh tế – xã hội loài người, đặc biệt là trong nông nghiệp. 24 tiết khí được đề cập dưới đây đều mang những nét đặc trưng tác động đến cảm nhận của con người, đồng thời cũng mang những ý nghĩa đặc thù riêng. 

1. 24 tiết khí là gì?

Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có diễn giải về thuật ngữ Tiết khí như sau: Là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau khoảng 15 độ. 

Tiết khí gắn liền với công tác lập lịch của người phương Đông cổ đại tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.

24 tiết khí là gì
Khái niệm 24 tiết khí

Khoảng cách giữa các tiết khí rơi vào 14 đến 16 ngày. 

Thăng Long Đạo Quán xin đưa ra chi tiết về các tiết khí theo mùa trong năm như sau: 

  • Mùa xuân có các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ.
  • Mùa hạ có các tiết Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử.
  • Mùa thu có các tiết Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng.
  • Mùa đông có các tiết Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

2. Phân loại các nhóm tiết khí 

Trong 24 tiết khí lại được phân ra làm 4 loại dưới đây: 

  • 8 dạng tiết khí miêu tả tính chất nóng lạnh thay đổi theo mùa: Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí.
  • 5 tiết khí biểu thị cho nhiệt độ biến đổi trong các mùa nóng hoặc lạnh: Tiểu Thử, Đại Thử, Xử Thử, Tiểu Hàn, Đại Hàn. 
  • 7 tiết khí liên quan đến các kiểu trời mưa trong năm: Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
  • 4 tiết khí biểu thị cho sự vật, hiện tượng: Kinh Trập, Thanh Minh, Tiểu Mãn, Mang Chủng. 

3. Ý nghĩa của từng tiết khí 

Thăng Long Đạo Quán xin nói về ý nghĩa, trong phần tiếp theo của bài viết “24 tiết khí là gì” theo thứ tự 4 mùa được nhắc đến ở trên. Ý nghĩa ở đây liên quan nhiều nhất đến thời đất và khí hậu với con người. 

3.1. Các tiết khí mùa xuân 

Lập xuân

“Sơ hậu, đông phong giải đống Nhị hậu, trập trùng thủy chấn. Tam hậu, ngư trắc phụ băng.”

Lập xuân là thời điểm báo hiệu mùa xuân bắt đầu, cũng thường trùng với thời điểm năm cũ qua đi, năm mới sẽ đến. Vòng tuần hoàn của thiên nhiên lại bắt đầu một chu kỳ mới.

24 tiết khí là gì
24 tiết khí là gì – Lập xuân đánh dấu thời điểm trời đất chuyển giao đẹp nhất trong năm

Lúc này là đẹp nhất trong 4 mùa, trăm hoa đua nở, thời tiết đẹp, tuy vẫn còn lạnh nhưng dễ chịu và không ẩm mốc như trong các giai đoạn kế tiếp. 

Vũ Thủy 

“Sơ hậu, thát tế ngư. Nhị hậu, hậu nhạn Bắc. Tam hậu, thảo mộc manh động.”

Tiết khí này nổi bật bởi ẩm thấp, mưa xuất hiện rất nhiều trong năm do gió Đông Nam mang lượng hơi ẩm khổng lồ từ biển vào. Tiết trời cũng không sáng sủa, âm u gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của con người. Đặc biệt miền Bắc Việt Nam có trạng thái nồm ẩm nổi bật mà không nơi nào có được. 

Kinh trập 

“Sơ hậu, đào thủy hoa. Nhị hậu, thương canh minh. Tam hậu, ưng hoá vi cưu.”

Tiết khí này là hình ảnh ẩn ý của người xưa về mối tương giữa giai đoạn cây cối phát triển và sâu hại nở rộ. Vạn vật bắt đầu sinh sôi, đâm chồi nảy lộc sau một mùa đông dài giá rét. 

Xuân phân 

“Sơ hậu, huyền điểu chí. Nhị hậu, lôi nãi phát thanh. Tam hậu, thủy điện.”

Đánh dấu thời điểm giữa của mùa xuân, các đợt nắng ấm xuất hiện nhiều giúp trời đất dần thoát ly khỏi những luồng lạnh còn sót lại của mùa đông. Lý do là bởi vị trí Mặt trời chếch dần lên phía Bắc bán cầu gây lên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn. 

Thanh minh

“Sơ hậu, đồng thủy hoa. Nhị hậu, điền thử hoá vi như. Tam hậu, hồng thủy kiến.”

Dịch nghĩa ra có nghĩa là tiết trời trong sáng, đây là thời điểm con người đi tảo mộ, nhớ về tổ tiên. Khí hậu mát mẻ, cây cối bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ hơn trước. 

Cốc vũ 

“Sơ hậu, bình thủy sinh. Nhị hậu, minh cưu phất kỳ vũ. Tam hậu, đới thắng giáng vu tang.” 

Thời tiết nổi bật bởi những trận mưa rào trút xuống kể từ đầu năm. Nhiệt độ tăng dần tiệm cận mức nắng nóng, báo hiệu mùa hạ sắp sang. 

3.2. Các tiết khí mùa hè

Lập hạ 

“Sơ hậu, lâu quắc minh. Nhị hậu, khưu dẫn xuất. Tam hậu, vương qua sinh.”

Hiểu đơn giản có nghĩa là bắt đầu mùa hạ, nhiệt độ bắt đầu tăng nhanh và mạnh. Vào lúc Lập hạ, Cây cối và các loài vật cũng bắt đầu vào chu kỳ sinh trưởng mạnh nhất. 

Tiểu mãn 

“Sơ hậu, khổ thái tú. Nhị hậu, mĩ thảo tử. Tam hậu, mạch thu chí.”

Mang ý nghĩa chỉ mùa hạ gắn liền với đặc trưng trong giai đoạn này là những cơn trận lũ nhỏ cũng như mưa rào. 

Mang chủng

“Sơ hậu đường lang sinh. Nhị hậu quyết thủy minh. Tam hậu phản thiệt vô thanh.”

Người nông dân xưa đặt tên vậy là đánh dấu thời điểm ngũ cốc, hoa màu đã tới mùa. Tiết khí này có ý nghĩa đối đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là Ngũ cốc trổ bông. Còn đối với người nông dân Việt Nam, nó còn là khi người ta nhìn thấy chòm sao Tua Rua mọc. Bên cạnh đó là những trận mưa lớn kèm sấm sét xảy ra bất ngờ. 

Hạ chí

“Sơ hậu, lộc giác giải. Nhị hậu, điêu thủy minh. Tam hậu, bán hạ sinh.”

Đây chính là thời điểm giữa mùa hạ với những cơn nắng nóng dần trở lên có cường độ dữ dội. Mặt trời ở vị trí lúc này có vị trí 90 độ. Bán cầu Bắc nghiêng về phía mặt trời nhiều hơn so với bán cầu Nam. Lúc này mặt đất hấp thu bức xạ lớn, thời gian ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. 

Tiểu thử 

“Sơ hậu, ôn phong chí. Nhị hậu, tất xuất cư bích. Tam hậu, ưng thủy chí.”

Thời tiết trong Tiểu Thử lúc này vẫn là nắng nóng chủ đạo, dần đà chuẩn bị tới giai đoạn cao điểm nhất ngay ở phía sau. 

Đại thử 

“Sơ hậu, hủ thảo vi huỳnh. Nhị hậu, thổ nhuận nhục thử. Tam hậu, đại vũ hành thời.”

Thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa hè là đây, kèm theo sự xuất hiện cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Lúc này mặt trời khi tọa ở vị trí 120 độ. 

3.3. Các tiết khí mùa thu

Lập thu 

“Sơ hậu, lương phong chí. Nhị hậu, bạch lộ giáng. Tam hậu, hàn thiền minh.”

Ứng với quy luật của trời đất, có đỉnh thịnh thì chắc chắn phải đi xuống. Lập thu là lúc những đợt nắng nóng cao điểm nhất của mùa hè qua đi để nhường chỗ cho mùa thu le lói. Tiết trời mát dịu dễ chịu, đến tối còn có cảm giác se lạnh.

24 tiết khí là gì
Mùa thu đẹp với lá rụng đầy đường

Đối với người Việt Nam ở miền Bắc mà đi xa thì mùa này gây đầy những sự hoài niệm, nhớ nhung về những thứ đặc sản, thiên nhiên, khí hậu. 

Xử thử

“Sơ hậu, ưng nãi tế điểu. Nhị hậu, thiên địa thủy túc. Tam hậu, hoà nãi đăng.”

Tiết trời tiếp tục thanh mát của mùa thu, kèm theo đó là những cơn mưa ngâu, xua tan đi những hơi nóng của mùa hè vẫn còn sót lại. 

Bạch lộ

“Sơ hậu, hồng nhạn lai. Nhị hậu, huyền điểu quy. Tam hậu, quần điểu dưỡng tu.”

Nắng nóng đã không còn nữa, thời tiết hoàn toàn chuyển mát hẳn. Thậm chí ban đêm đã xuất hiện sương. Đây cũng là giai đoạn mà chim chóc, muông thú tăng cường kiếm ăn tích trữ thức ăn chuẩn bị cho mùa đông sắp tới. 

Thu phân

“Sơ hậu, lôi thủy thu thanh. Nhị hậu, trập trùng bôi hộ. Tam hậu, thủy thủy hạc.”

Thời điểm giữa mùa thu, trời đất nổi bật sắc vàng bởi lá rụng đầy đường tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình, đẹp mắt. 

Hàn lộ

“Sơ hậu, hồng nhạn lai tân. Nhị hậu, tước nhập đại thủy vi cáp. Tam hậu, cúc hữu hoàng hoa.”

Mang ý nghĩa chỉ thời tiết mát mẻ. Những nước ở nửa Bắc bán cầu như Việt Nam nhận được ít ánh nắng mặt trời, khí hậu lạnh hẳn và trời tối sớm. Động vật bắt đầu di cư khi cảm nhận được mùa đông sắp tới gần. 

Sương giáng

“Sơ hậu, sài mãi tế thú. Nhị hậu, thảo mộc hoàng lạc. Tam hậu, trập trùng hàm phủ.”

Lúc này thời tiết vô cùng bất lợi cho nông nghiệp bởi sương mù phủ kín có khi cả ngày lẫn đêm, nguy hại hơn là sương muối. 

3.4. Các tiết khí mùa đông 

Lập đông

“Sơ hậu, thủy thủy băng. Nhị hậu, địa thủy đống. Tam hậu, trĩ nhập đại thủy vi thận.”

Đánh dấu thời điểm mùa đông bắt đầu. Các đợt lạnh xuất hiện thường xuyên hơn do các đợt gió mùa đầu mùa từ phía Bắc tràn về, nhiệt độ dần xuống thấp do vậy gây nên hiện tượng ngày dài đêm ngắn, trời sáng muộn và tối sớm.

Đây cũng là dịp cuối năm, con người dần trở nên bận rộn hơn để tổng kết sau một năm lao động làm việc vất vả. 

Tiểu tuyết

“Sơ hậu, hồng tàng bất kiến. Nhị hậu, thiên khí thượng thăng, địa khí hạ giáng. Tam hậu, bế tắc nhi thành đông.”

Ở một số quốc gia Đông Á khác thì lúc này tuyết đã rơi, còn Việt Nam thì hầu như không. Trong thời gian Tiểu tuyết, nhiệt độ dần xuống mức thấp nhất trong cả năm. 

Đại tuyết

“Sơ hậu, hạt đán bất minh. Nhị hậu, hổ thủy giao. Tam hậu, lệ đĩnh xuất.”

Tiếp nối Tiểu tuyết ở trên, không có gì khác hơn ngoài việc nhấn mạnh các trận mưa tuyết rất lớn, kèm với đó là các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh. Mặt đất và các dòng sông xuất hiện đóng băng.  

Đông chí

“Sơ hậu, khưu dẫn kết. Nhị hậu, mi giác giải. Tam hậu, thủy tuyền động.”

Thời điểm giữa mùa đông, con người cần cẩn trọng sức khỏe trong tiết trời giá rét như thế này. Lúc này hoạt động nông nghiệp gần như dừng hẳn ở một số quốc gia có tuyết rơi. Cả ngày có thể rét buốt đến hơn 7 giờ. 

Tiểu hàn

“Sơ hậu, nhạn Bắc hương. Nhị hậu, thước thủy sào. Tam hậu, trĩ thủy cẩu”

Trời vẫn rét, lạnh nhưng có cường độ vừa phải, không quá buốt giá. Thời tiết vẫn có những đợt rét đậm nhưng dễ chịu hơn.Không khí lạnh tăng cường xuống phương Nam chưa dồn dập đến mức cực đoan.

Đại hàn.

“Sơ hậu, kê nhũ. Nhị hậu, chinh điểu lệ tật. Tam hậu, thủy trạch phúc kiên.”

Đây chính là thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông. Trời trẻ rét cực độ, thỉnh thoảng còn có mưa.

24 tiết khí là gì
Thời điểm Đại hàn ở miền Bắc Việt Nam

Do vậy cần chú ý che chắn cũng như đảm bảo an toàn cho vật nuôi, gia súc, cây cối… Tránh làm ảnh hưởng trong mùa buôn bán Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng là tiết khí đánh dấu thời điểm kết thúc của một chu kỳ 24 tiết khí. 

4. Cách tính ngày tiết khí 

Trong Ngọc Hạp Thông Thư chuyên về ngày tốt xấu theo Lịch Vạn Niên của tác giả chuyên gia phong thủy Phạm Đức Dũng (Danh Pháp: Phúc Sỹ) có hướng dẫn cách chi tiết tính toán tiết khí.

Thường thì ta chỉ quan tâm tới tiết khi rơi vào ngày nào chứ không cần chính xác tới giờ/phút. Ngày chứa một tiết khí nhất định có thể được xác định như sau: Chọn một ngày có khả năng chứa tiết khí cần xác định. Ngày có tiết khí chỉ xê dịch trong khoảng 1-2 ngày nên ta có thể chọn khả sát.

Tính kinh độ mặt trời mọc lúc 0h sáng ngày hôm đó và 0h sáng ngày hôm sau. Nếu kinh độ mặt trời tương ứng với tiết khí cần xác định nằm giữa hai giá trị này thì ngày đã chọn chính là ngày chứa tiết khí, nếu không ta lặp lại việc tìm kiếm
này với ngày trước hoặc sau đó.

4.1. Tìm thời điểm tiết khí

Để tìm thời điểm chính xác của một tiết khí, sau khi xác định được ngày chúa tiết khí đó ta có thể thực hiện một phép tìm kiếm nhị phân đơn giản để tìm ra ngày giờ của tiết khí này.

Chọn mốc trên và dưới là 0h và 24h (tức 0h sáng ngày hôm sau). Tính điểm giữa 2 mốc (12h trưa) và tính KĐMT tại điểm đó.

24 tiết khí là gì
24 tiết khí là gì: Liên quan mật thiết đến mặt trời

Nếu KĐMT (kinh độ mặt trời) này nhỏ hơn KĐMT của tiết khí, tìm tiếp trong khoảng từ 0h đến 12h, nếu không sẽ tìm trong khoảng từ 12h đến 24h. Lặp lại việc tìm kiếm đến khi KĐMT của hai điểm mốc cách nhau không quả 0.001 độ. Bước tính toán quan trọng nhất trong việc xác định tiết khí là tìm kinh độ mặt trời tại một thời điểm bất kỳ. Việc tính toán này được thực hiện với 2 bước:

  • Tính niên kỷ Julius của thời điểm đã cho
  • Tính kinh độ mặt trời cho thời điểm đó

Ngày và niên kỷ Julius: Số ngày Julius (Julian Day Number) của một ngày trong lịch Gregory có thể tính bởi các công thức sau, sử dụng năm thiên văn (1 TCN là 0, 2 TCN là 1, 4713 TCN là –4712):

  • a = [(14 – tháng)/12]
  • y = năm +4800 – a
  • m = tháng + 12a3
  • JDN = ngày + [(153m+2)/5]+365y + [y/4] – [y/100] + [y/400] – 32045

Trong các công thức trên [x/y] là phần nguyên của phép chia x/y. Để tính niên kỷ Julius (Julian date), thêm giờ, phút, giây theo UT (Universal Time):

  • JD = JDN + (giờ – 12)/24 + phút/1440 + giây/86400

Nếu giờ, phút, giây được tính theo giờ Hà Nội (UTC+7:00) thì kết quả phải trừ đi 7/24 ngày.

4.2. Tìm kinh độ mặt trời tại một điểm

Để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm, trước hết tìm niên kỷ Julius JD của thời điểm đó theo phương pháp trên. Sau đó thực hiện các bước sau:

  • T= (JD-2451545.0)/36525
  • LO=280°.46645 +36000°.76983*T+0°.0003032*T2
  • M = 357°.52910+ 35999°.05030*T -0°.0001559*T2 – 0°.00000048*T3 C = (1°:914600 -0°.004817*T -0°.000014*T2)* sin M+ (0°.01993 – 0°.000101*T)* sin 2M+0°.000290 * sin 3M
  • lambda = theta – 0.00569-0.00478* sin(125°.04 – 1934°.136*T)
  • lambda = lambda – 360* [lambda/360]

Kết quả lambda là kinh độ mặt trời cần tìm. Đó là một góc (tính bằng độ) trong khoảng (0,360).

4.3. Ví dụ thực tế tính 24 tiết khí

Chọn ngày giờ (giờ Hà Nội, UTC+7:00) và nhấn OK trong thiết bị chuyên dụng để tính kinh độ mặt trời tại thời điểm đó:

Kết quả: Tìm ngày Đông Chí năm 2008. Kinh độ mặt trời ứng với Đông vậy trước hết ta thử ngày 20/12/2008. KĐMT lúc 0h sáng ngày 20/12/2008 là 268°.17811 và lúc 0h sáng 21/12/2008 là 269°.19634. Góc 270° nằm sau cả hai giá trị này, như vậy ta phải thử ngày hôm sau. KĐMT lúc 0h sáng ngày 22/12/2008 là 270°.21471, như thế điểm Đông Chí nằm trong ngày 21/12/2008.

Để xác định thời điểm Đông Chí, ta tính KĐMT lúc 12h ngày 21/12/2008, được kết quả 269°.70551, nhỏ hơn 270, như vậy điểm Đông Chí nằm trong khoảng từ 12h đến 24h. Chọn 18h00 ngày 21/12/2008 sẽ tìm thấy KĐMT 269°.96010, như vậy ta phải tìm tiếp trong khoảng 18h đến 24h. Vào lúc 21h, KĐMT là 270°.08741, như thế khoảng tìm kiếm bây giờ là 18h đến 21h. Lặp lại việc tìm kiếm này thêm khoảng 7 bước nữa sẽ tìm được thời điểm Đông Chí là 18h56. (Kết quả ‘chính xác tính theo lý thuyết VSOP87 là 19h04).

5. Lịch 24 tiết khí năm 2023 

Phần tiếp theo của bài viết 24 tiết khí là gì, Thăng Long Đạo Quán xin đưa ra thời điểm cụ thể diễn ra các tiết khí trong năm 2023 và tất cả các năm khác qua bảng dưới đây: 

Kinh độ Mặt trời Tiết khíThời điểm bắt đầuThời gian kết thúc
0 độXuân phân20/3 – 21/34/4 – 5/4
15 độThanh minh4/4 – 5/420/4 – 21/4
30 độ Cốc vũ20/4 – 21/45/5 – 6/5
45 độLập hạ5/5 – 6/520/5 – 21/5
60 độTiểu mãn21/5 – 22/55/6  – 6/6
75 độ Mang chủng5/6  – 6/621/6 – 22/6
90 độHạ chí 21/6 – 22/66/7 – 8/7
105 độTiểu thử7/7 – 8/722/7 – 23/7
120 độ Đại thử22/7 – 23/77/8 – 8/8
135 độ Lập thu7/8 – 8/822/8 – 23/8
150 độXử thử23/8 – 24/87/9 – 8/9
165 độ Bạch lộ7/9 – 8/923/9 – 24/9
185 độ Thu phân23/9 – 24/97/10 – 8/10
195 độHàn lộ8/10 – 9/1022/10 – 23/10
210 độSương giáng23/10 – 24/106/11 – 7/11
225 độ Lập đông7/11 – 8/1121/11 – 22/11
240 độTiểu tuyết22/11 – 23/117/12 – 8/12
255 độĐại tuyết7/12 – 8/1221/12 – 22/12
270 độ Đông chí21/12 – 22/125/1 – 6/1
285 độ Tiểu hàn5/1 – 6/120/1 – 21/1
300 độĐại hàn20/1 – 21/13/2 – 4/2
315 độLập xuân 4/2 – 5/218/2 – 19/2
330 độ Vũ thủy 18/2 – 19/25/3 – 6/3
345 độKinh trập5/3 – 6/320/3 – 21/3

6. Công cụ xem ngày tốt xấu

Mọi thông tin trên chỉ mang tính tổng quát về 24 tiết khí, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết ý nghĩa hung cát của từng ngày thì đừng lo lắng vì Thăng Long Đạo Quán đã tạo ra công cụ “Xem ngày tốt xấu” chỉ với những bước thực hiện vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
  • Bước 2: Vào mục Xem ngày và chọn mục “XEM NGÀY TỐT – XẤU”
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các mục
  • Bước 4: Công cụ sẽ cho ra kết quả một cách chi tiết và đầy đủ về ý nghĩa hung cát của ngày đó.

7. Lời kết 

Thăng Long Đạo Quán xin chân thành cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian theo dõi bài viết 24 tiết khí là gì. Để biết được mình nên làm gì, không nên làm gì tốt cho mệnh cục, hoặc luận giải về những hưng thịnh – trắc trở mà bản mệnh mình gặp phải và cách hoá giải ra sao. Và rất nhiều thông tin hữu ích khác về Phong thuỷ, Tử vi, Xem tuổi (đối tác, tình yêu, xuất ngoại,…). Hãy tải MIỄN PHÍ App Thăng Long Đạo Quán về điện thoại của mình qua đường liên kết dưới đây nhé.

Đừng bỏ qua các bài viết liên quan: