Bàn thờ ông Công ông Táo đặt ở đâu hay hướng đặt bàn thờ Ông Táo trong nhà là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây thanglongdaoquan.vn sẽ giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn cách đặt bàn thờ ông Công, ông Táo chi tiết nhất.
1. Phong tục thờ ông Công, ông Táo ở Việt Nam
Thờ cúng ông Công ông Táo là một truyền thống tâm linh phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Dưới đây là một số lí do giải thích tại sao các gia đình Việt Nam lại thờ cúng ông Công ông Táo:
Ông Công ông Táo là vị thần quản lý cổng trời: Trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, ông Công ông Táo được coi là vị thần giám sát và quản lý việc bếp núc của mỗi gia đình. Ông có nhiệm vụ đưa báo cáo về các hoạt động của con người trong năm vừa qua lên Thiên Đình. Vì vậy, thờ cúng ông Công ông Táo được xem là cách để thể hiện sự tôn trọng và tri ân công đức ông Công ông Táo trong suốt một năm.
Ông Công ông Táo đại diện cho tinh thần tương tác giữa người và thế giới tâm linh: Thờ cúng ông Công ông Táo cũng thể hiện niềm tin vào tương tác giữa con người và thế giới tâm linh. Người ta tin rằng việc thờ cúng ông Công ông Táo sẽ mang lại sự ban phước và may mắn cho gia đình, đồng thời tạo ra sự cân bằng và hòa hợp giữa người và các yếu tố siêu nhiên.
Truyền thống và lối sống văn hóa: Thờ cúng ông Công ông Táo cũng là một phần không thể thiếu của truyền thống và lối sống văn hóa của người Việt Nam. Việc thờ cúng ông Công ông Táo được thực hiện trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán hay vào cuối năm âm lịch, khi gia đình tụ tập và cùng nhau thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với ông Công ông Táo.
Bàn thờ ông Công, ông Táo là nơi thờ cúng 3 vị Táo Quân: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Ngoài lễ chính là ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì các ngày rằm, mùng 1 đều có thể thắp hương cúng ông Công, ông Táo.
Bàn thờ ông Táo bắt nguồn từ tích xưa của người Việt. Người Việt luôn lấy đạo lý uống nước nhớ nguồn lên hàng đầu, tin tưởng, thờ phụng những vị thần linh có công giữ nhà, giữ đất như Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
2. Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu?
Bàn thờ ông Táo đặt ở đâu, ở trên bàn thờ gia tiên hay ở bếp là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Thực tế, vị trí đặt bàn thờ ông Táo là do ảnh hưởng của phong tục vùng miền, tín ngưỡng của từng gia đình. Bạn có thể đặt bàn thờ ông Táo ở 2 vị trí:
- Ở gian bếp.
- Bàn thờ gia tiên.
Theo nhiều chuyên gia phong thủy, vị trí đặt bàn thờ ông Táo chuẩn nhất là ở gian bếp của mỗi gia đình. Lựa chọn được một vị trí tốt trong nhà bếp để đặt bàn thờ cũng là điều khiến nhiều gia chủ đau đầu. Nếu nhà bếp rộng thì bạn nên đặt bàn thờ cùng hướng hoặc song song với bếp lửa. Nếu nhà bếp chật, hẹp không đủ chỗ để đặt bàn thì bạn có thể đặt bàn thờ ở trên cao, ngay trên bếp nấu của gia đình.
Bàn thờ ông Công ông Táo đặt ở đâuKhông nên đặt bàn thờ đối diện hoặc dựa lưng với bếp, kể cả việc đặt lệch sang bên cạnh cũng không tốt. Bởi bếp là nơi chứa nhiều uế khí, nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, tính cách và sức khỏe của gia chủ. Khi đặt bếp đối diện hoặc dựa lưng vào bếp sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi làm ăn, tính cách nóng nảy, thất thường và hay gặp các bệnh về cột sống.
Tuy nhiên, nếu khu vực bếp quá chật chội hoặc không thực sự sạch thì bạn cũng có thể thờ cúng ông Táo ở bàn thờ gia tiên. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện mà bạn có thể linh động để đặt vị trí bàn thờ ông Táo.
3. Hướng đặt bàn thờ ông Công, ông Táo trong nhà
Việc đặt bàn thờ ông Táo cũng quan trọng như việc cúng ông Công ông Táo hướng nào vậy. Bởi nếu đặt bàn thờ sai vị trí sẽ không mang lại nhiều điều tốt lành, may mắn cho gia chủ. Vậy nên ông Táo đặt hướng nào là tốt nhất thì bạn cần lưu ý những hướng tốt xấu sau đây:
3.1. Vị trí đặt bàn thờ ông Táo tốt
Cách xác định hướng bàn thờ ông Táo tốt bạn có thể tham khảo các hướng tốt dưới đây.
- Sinh Khí thuộc Tham Lang tinh: thuận lợi cho công việc làm ăn, công danh sự nghiệp suôn sẻ, thăng tiến nhanh chóng, dồi dào tiền bạc.
- Thiên Y thuộc Cự Môn tinh: Gia đình nhận được nhiều may mắn, thịnh vượng, tài lộc. Sức khỏe của các thành viên trong gia đình dồi dào, khỏe mạnh.
- Diên Niên thuộc Võ Khúc tinh: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, sung túc lâu dài.
- Phục Vị thuộc Bồ Chúc tinh: Con cái gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc thi cử, công danh sự nghiệp. Ra ngoài có quý nhân phù trợ nên mọi việc đều dễ dàng hơn bạn bè đồng trang lứa.
3.2. Hướng đặt bàn thờ ông Táo nên tránh
Để xác định được bàn thờ ông Táo để ở đâu là rất quan trọng. Các hướng dưới đây bạn không nên đặt bàn thờ. Những kiến thức trên đều liên quan tới bộ môn Du Niên được khai phá từ ngàn đời của Thăng Long Đạo Quán.
- Họa Tại thuộc Lộc Tồn tinh: Gia đình sẽ gặp nhiều xui xẻo, các thành viên thường hay mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với nhau khiến cho không khí gia đình không được hòa thuận. Ngoài ra còn gặp các vấn đề về công việc, sức khỏe, tinh thần không được tốt.
- Ngũ Quỷ thuộc Liêm Trinh tinh: Gặp nhiều khó khăn, bệnh tật lâu ngày không khỏi khiến hao tổn về tiền bạc
- Tuyệt Mệnh thuộc Phá Quân tinh: Nếu bàn thờ ông Táo hướng này sẽ khiến cho con cái gặp nhiều khó khăn, bệnh tật, tai nạn bất ngờ và không sống được lâu. Có thể khiến gia đình bạn tuyệt tự, không có con cái nối dõi.
- Lục Sát thuộc Văn Khúc tinh: Gia đình thiếu hòa khí, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Có thể dễ gặp tai nạn, mất việc khiến cho kinh tế, tiền bạc trong gia đình bị ảnh hưởng.
3.3. Hướng đặt bàn thờ ông táo theo tuổi
Mỗi người đều có tuổi và mệnh khác nhau, vì vậy nên về hướng đặt bàn thờ cũng khác nhau. Người ta chia hướng bàn thờ theo 2 quẻ sau:
- Đông Tứ mệnh là những người thuộc hành Mộc, Thủy, Hỏa, thuộc cung: Khảm, Chấn, Tốn, Ly . Hướng đặt bàn thờ phù hợp chính là Đông, Đông Nam, Bắc và Nam.
- Tây Tứ mệnh là những người thuộc hành Thổ, Kim, thuộc cung: Càn, Đoài, Cấn, Khôn. Bàn thờ nên đặt theo hướng Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam.
Bàn thờ ông Táo đặt hướng nào cho hợp với tuổi? Dưới đây là một số hướng tốt chi tiết dành cho từng cung mệnh cho các tuổi từ 1930 – 2030:
Năm sinh | Âm lịch | Ngũ hành | Nam | Nữ | ||
Cung | Hướng | Cung | Hướng | |||
1930 | Canh Ngọ | Thổ + Lộ Bàng Thổ | Đoài Kim (Tây Tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây Tứ mệnh) | Đông Bắc |
1931 | Tân Mùi | Thổ – Lộ Bàng Thổ | Càn Kim (Tây Tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông Tứ mệnh) | Nam |
1932 | Nhâm Thân | Kim + Kiếm Phong Kim | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1933 | Quý Dậu | Kim – Kiếm Phong Kim | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1934 | Giáp Tuất | Hỏa + Sơn Đầu Hỏa | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1935 | Ất Hợi | Hỏa – Sơn Đầu Hỏa | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1936 | Bính Tý | Thủy + Giản Hạ Thủy | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1937 | Đinh Sửu | Thủy – Giản Hạ Thủy | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1938 | Mậu Dần | Thổ + Thành Đầu Thổ | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1939 | Kỷ Mão | Thổ – Thành Đầu Thổ | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1940 | Canh Thìn | Kim + Bạch Lạp Kim | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1941 | Tân Tỵ | Kim – Bạch Lạp Kim | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1942 | Nhâm Ngọ | Mộc + Dương Liễu Mộc | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1943 | Quý Mùi | Mộc – Dương Liễu Mộc | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1944 | Giáp Thân | Thủy + Tuyền Trung Thủy | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1945 | Ất Dậu | Thủy – Tuyền Trung Thủy | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1946 | Bính Tuất | Thổ + Ốc Thượng Thổ | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1947 | Đinh Hợi | Thổ – Ốc Thượng Thổ | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1948 | Mậu Tý | Hỏa + Thích Lịch Hỏa | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1949 | Kỷ Sửu | Hỏa – Thích Lịch Hỏa | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1950 | Canh Dần | Mộc + Tùng Bách Mộc | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1951 | Tân Mão | Mộc – Tùng Bách Mộc | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1952 | Nhâm Thìn | Thủy + Trường Lưu Thủy | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1953 | Quý Tỵ | Thủy – Trường Lưu Thủy | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1954 | Giáp Ngọ | Kim + Sa Trung Kim | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1955 | Ất Mùi | Kim – Sa Trung Kim | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1956 | Bính Thân | Hỏa + Sơn Hạ Hỏa | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1957 | Đinh Dậu | Hỏa – Sơn Hạ Hỏa | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1958 | Mậu Tuất | Mộc + Bình Địa Mộc | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1959 | Kỷ Hợi | Mộc – Bình Địa Mộc | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1960 | Canh Tý | Thổ + Bích Thượng Thổ | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1961 | Tân Sửu | Thổ – Bích Thượng Thổ | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1962 | Nhâm Dần | Kim + Kim Bạch Kim | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1963 | Quý Mão | Kim – Kim Bạch Kim | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1964 | Giáp Thìn | Hỏa + Phú Đăng Hỏa | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1965 | Ất Tỵ | Hỏa – Phú Đăng Hỏa | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1966 | Bính Ngọ | Thủy + Thiên Hà Thủy | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1967 | Đinh Mùi | Thủy – Thiên Hà Thủy | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1968 | Mậu Thân | Thổ + Đại Trạch Thổ | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1969 | Kỷ Dậu | Thổ – Đại Trạch Thổ | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1970 | Canh Tuất | Kim + Thoa Xuyến Kim | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1971 | Tân Hợi | Kim – Thoa Xuyến Kim | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1972 | Nhâm Tý | Mộc + Tang Đố Mộc | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đôgn Bắc |
1973 | Quý Sửu | Mộc – Tang Đố Mộc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1974 | Giáp Dần | Thủy + Đại Khe Thủy | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1975 | Ất Mão | Thủy – Đại Khe Thủy | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1976 | Bính Thìn | Thổ + Sa Trung Thổ | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1977 | Đinh Tỵ | Thổ – Sa Trung Thổ | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1978 | Mậu Ngọ | Hỏa + Thiên Thượng Hỏa | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1979 | Kỷ Mùi | Hỏa – Thiên Thượng Hỏa | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1980 | Canh Thân | Mộc + Thạch Lựu Mộc | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1981 | Tân Dậu | Mộc – Thạch Lựu Mộc | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1982 | Nhâm Tuất | Thủy + Đại Hải Thủy | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1983 | Quý Hợi | Thủy – Đại Hải Thủy | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1984 | Giáp Tý | Kim + Hải Trung Kim | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1985 | Ất Sửu | Kim – Hải Trung Kim | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1986 | Bính Dần | Hỏa + Lư Trung Hỏa | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1987 | Đinh Mão | Hỏa – Lư Trung Hỏa | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1988 | Mậu Thìn | Mộc + Đại Lâm Mộc | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1989 | Kỷ Tỵ | Mộc – Đại Lâm Mộc | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1990 | Canh Ngọ | Thổ + Lộ Bàng Thổ | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1991 | Tân Mùi | Thổ – Lộ Bàng Thổ | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
1992 | Nhâm Thân | Kim + Kiếm Phong Kim | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
1993 | Quý Dậu | Kim – Kiếm Phong Kim | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
1994 | Giáp Tuất | Hỏa + Sơn Đầu Hỏa | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
1995 | Ất Hợi | Hỏa – Sơn Đầu Hỏa | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
1996 | Bính Tý | Thủy + Giản Hạ Thủy | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
1997 | Đinh Sửu | Thủy – Giản Hạ Thủy | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
1998 | Mậu Dần | Thổ + Thành Đầu Thổ | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
1999 | Kỷ Mão | Thổ – Thành Đầu Thổ | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2000 | Canh Thìn | Kim + Bạch Lạp Kim | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
2001 | Tân Tỵ | Kim – Bạch Lạp Kim | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
2002 | Nhâm Ngọ | Mộc + Dương Liễu Mộc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2003 | Quý Mùi | Mộc – Dương Liễu Mộc | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
2004 | Giáp Thân | Thủy + Tuyền Trung Thủy | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
2005 | Ất Dậu | Thủy – Tuyền Trung Thủy | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
2006 | Bính Tuất | Thổ + Ốc Thượng Thổ | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
2007 | Đinh Hợi | Thổ – Ốc Thượng Thổ | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
2008 | Mậu Tý | Hỏa + Thích Lịch Hỏa | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2009 | Kỷ Sửu | Hỏa – Thích Lịch Hỏa | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
2010 | Canh Dần | Mộc + Tùng Bách Mộc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
2011 | Tân Mão | Mộc – Tùng Bách Mộc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2012 | Nhâm Thìn | Thủy + Trường Lưu Thủy | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam |
2013 | Quý Tỵ | Thủy – Trường Lưu Thủy | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc |
2014 | Giáp Ngọ | Kim + Sa Trung Kim | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam |
2015 | Ất Mùi | Kim – Sa Trung Kim | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông | Chấn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông |
2016 | Bính Thân | Hỏa + Sơn Hạ Hỏa | Khôn Thổ (Tây tứ mệnh) | Tây Nam | Tốn Mộc (Đông tứ mệnh) | Đông Nam |
2017 | Đinh Dậu | Hỏa – Sơn Hạ Hỏa | Khảm Thuỷ (Đông tứ mệnh) | Bắc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2018 | Mậu Tuất | Mộc + Bình Địa Mộc | Ly Hoả (Đông tứ mệnh) | Nam | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc |
2019 | Kỷ Hợi | Mộc – Bình Địa Mộc | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây |
2020 | Canh Tý | Thổ + Bích Thượng Thổ | Đoài Kim (Tây tứ mệnh) | Tây | Cấn Thổ (Tây tứ mệnh) | Đông Bắc |
2021 | Tân Sửu | Thổ – Bích Thượng Thổ | Càn Kim (Tây tứ mệnh) | Tây Bắc | Ly Hỏa (Đông tứ mệnh) | Nam |
Ngoài hướng tốt bên trên thì dựa vào cung phi của bản thân, bạn cũng có thể lựa chọn các hướng khác, phù hợp với mục đích của bản thân như sau:
Càn | Đoài | Cấn | Khôn | Ly | Khảm | Tốn | Chấn | |
Sinh Khí | Tây | Tây Bắc | Tây Nam | Đông Bắc | Đông | Đông Nam | Bắc | Nam |
Thiên Y | Đông Bắc | Tây Nam | Tây Bắc | Tây | Đông Nam | Đông | Nam | Bắc |
Diên Niên | Tây Nam | Đông Bắc | Tây | Tây Bắc | Bắc | Nam | Đông | Đông Nam |
Phục Vị | Tây Bắc | Tây | Đông Bắc | Tây Nam | Nam | Bắc | Đông | Đông |
Nếu đặt thờ ông Táo trên bàn thờ gia tiên thì hướng bàn thờ gia tiên chính là hướng để thờ ông Táo. Còn nếu tách bàn thờ ông Táo riêng thì bạn nên đặt theo hướng đẹp, dựa vào tuổi, cung phi của gia chủ.
4. Bàn thờ ông Công ông Táo gồm những gì
Sau khi đã xác định được bàn thờ ông táo nên đặt ở đâu thì bước tiếp theo đó là lựa chọn bàn thờ ông Công ông Táo. Lựa chọn đồ vật và vị trí đặt đồ vật trên bàn thờ ông Công, ông Táo rất quan trọng bởi nếu đặt sai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vượng khí cho gia đình. Bạn cần sắm đầy đủ các đồ vật cần thiết và đặt chúng theo vị trí sau:
- Bài vị Táo Quân: Đặt dựng đứng ở giữa bàn thờ, lưng bài vị tựa vào tường.
- 1 bát hương: Đặt chính giữa bàn thờ (ngay phía trước bài vị Táo Quân).
- 1 bình hoa: Đặt bên trái (theo hướng bàn thờ).
- Đĩa đựng hoa quả: Đặt bên phải (theo hướng bàn thờ).
- 3 chén nước: Đặt cạnh bình hoa.
Do nhà bếp được coi như là ngôi nhà của ông bà Táo, vì vậy ngoài việc sắp xếp bàn thờ còn phải thường xuyên vệ sinh nhà bếp.
Bên cạnh bàn thờ ông Táo, quý vị cũng có thể tham khảo thêm bài viết về cách bố trí bàn thờ ông Địa. Truyền thống người Việt thì bên cạnh việc thờ gia tiên trong nhà thì người dân thường sẽ thờ thêm ông Thần tài, Thổ Địa và ông Táo. Tục thờ 3 ông Thần có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Hoa du nhập vào Việt Nam.
5. Những lưu ý khi đặt bàn thờ ông Công, ông Táo
Khi đặt bàn thờ ông Táo trong gia đình theo quan niệm dân gian Việt Nam, có một số lưu ý quan trọng để tuân thủ. Dưới đây là một số chi tiết đầy đủ để tham khảo:
- Vị trí đặt bàn thờ: Bàn thờ ông Táo nên được đặt ở vị trí trang nhã, trung tâm của nhà. Thông thường, người ta đặt bàn thờ này ở góc phòng khách hoặc phòng bếp.
- Kích thước bàn thờ: Bàn thờ ông Táo có kích thước nhỏ, tương đối nhỏ gọn để phù hợp với không gian gia đình. Tránh đặt bàn thờ quá lớn hoặc quá nhỏ so với không gian sử dụng.
- Tuyệt đối không được đặt bàn thờ thấp hơn bếp lửa hoặc ở dưới mặt đất.
- Không đặt bàn thờ ở nơi ẩm mốc, cạnh nơi có nước, đựng rác hoặc gần nhà vệ sinh.
- Nên chọn hướng đẹp để đặt bàn thờ, tuyệt đối không được chọn hướng xấu, nếu không gia chủ sẽ dễ gặp xui xẻo.
- Chất liệu để làm bàn thờ: Thường thì bàn thờ ông Táo được làm từ gỗ tự nhiên, bởi gỗ có ý nghĩa về tính chất thuần khiết và tôn trọng. Nếu không có bàn thờ gỗ, bạn có thể dùng bàn thờ bằng kim loại hoặc các vật liệu khác, nhưng cần đảm bảo tính cách tôn giáo và linh thiêng.
- Cách trang trí đồ trên bàn thờ: Trên bàn thờ ông Táo, bạn cần sắp xếp đủ các vật phẩm và đồ trang trí phù hợp như: hình tượng ông Táo (thường là hình gỗ), bát trà, bát quả, ly nước, các loại hoa quả, bánh kẹo và đèn nhỏ. Đồ trang trí này mang ý nghĩa cúng tạ và chào đón ông Táo trở về trời.
- Vật phẩm cúng tạ: Bạn có thể chuẩn bị các món ăn như bánh trôi, bánh chưng, bánh tét, bánh đậu xanh, trái cây tươi, đường phèn, mứt, bánh kẹo… Đặc biệt, không thể thiếu bát trà và bát quả. Bát trà dùng để chào mừng ông Táo và đồng thời làm vật cúng tạ. Bát quả thường gồm các loại trái cây tươi, đặc biệt là trái cây phong phú, đại diện cho sự giàu có và thịnh vượng trong năm mới.
- Thời gian cúng ông Táo: Thường thì ngày mùng 23 tháng Chạp âm lịch là ngày để đặt bàn thờ ông Táo và cúng tạ. Trong trường hợp không thể làm vào ngày đó, bạn có thể lựa chọn ngày gần đó trước hoặc sau đó cũng được. Cần nhớ rằng, việc cúng tạ ông Táo nên được thực hiện trước khi chính thức đón Tết Nguyên đán. Ngoài ra, cúng ông Táo
- Trang phục và thái độ khi cúng ông Táo: Trong quá trình cúng ông Táo, cần mặc trang phục trang nhã và tôn giáo. Ngoài ra, bạn cần giữ thái độ tôn trọng và nghiêm túc, tránh những hành động không tôn trọng và không phù hợp trong không gian tôn giáo.
Lưu ý, các quy tắc và lưu ý này có thể thay đổi tùy theo văn hóa và quan niệm tôn giáo của từng gia đình. Việc thực hiện cúng tạ ông Táo cũng là một sự thể hiện tôn trọng và truyền thống văn hóa của dân gian Việt Nam.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi bàn thờ ông Công ông Táo đặt ở đâu và hướng đặt bàn thờ ông Táo trong nhà đầy đủ. Mong rằng thông tin mà Thăng long Đạo quán vừa chia sẻ sẽ cung cấp thêm kiến thức về cẩm nang phong thủy của quý vị. Để cập nhật các thông tin bổ ích về phong tục Việt Nam, hãy thường xuyên theo dõi website Thăng Long Đạo quán.
Xem thêm: