Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo chầu trời vào ngày cuối năm là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt ta, nó được gìn giữ và tồn tại đến tận ngày nay. Đây là ngày các Táo Quân sẽ về trời để bẩm báo công việc dưới hạ giới tới Ngọc Hoàng. Vậy ông Táo lên trời lúc mấy giờ? ông Công ông Táo về ngày nào? Làm lễ cần chuẩn bị những gì? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Sự tích ông công ông táo

ông táo chầu trời

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều câu chuyện về sự tích ông Công ông Táo, trong đó có câu chuyện về đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao được dân ta truyền tai nhau nhiều nhất.

Truyện kể rằng, ngày xưa, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, hai vợ chồng hay cãi cọ, mâu thuẫn với nhau. Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ xé ra to, Trọng Cao đã đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi lang thang đến nơi khác và sau đó gặp Phạm Lang. Họ phải lòng nhau và kết thành vợ chồng.

Phần Trọng Cao, sau khi vợ bỏ đi đã vô cùng ân hận và lên đường đi tìm vợ. Tìm mãi không thấy vợ, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi. Nhi nhận ra người hành khất là người chồng cũ nên đã mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao ăn uống lúc chồng không có nhà.

Khi Phạm Lang trở về, vì sợ bị chồng nghi oan nên Thị Nhi đã giấu Trọng Cao dưới đống rơm sau vườn. Nào ngờ, Phạm Lang đốt rơm lấy tro bón ruộng, Trọng Cao không kịp chạy nên đã bị lửa thiêu cháy, Thị Nhi thấy vậy nên đã nhảy vào cứu chồng cũ. Còn Phạm Lang lúc ấy thương vợ nên cũng nhảy theo. Cả 3 vì thế mà bị lửa lớn thiêu chết thành tro.

Vì thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên Thượng đế thương tình phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Đình phúc Táo Quân. Thượng đế giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ Thị Nhi được phong làm Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Ba người không những được định đoạt may rủi, phúc họa của gia chủ mà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Ngoài ra câu chuyện này còn có những dị bản khác. Bạn có thể đọc thêm bài viết: Sự tích ông Công ông Táo: “Nhất thê nhị phu”

2.  Ông Táo chầu trời khi nào?

Theo sự tích kể trên, hàng năm, Táo Quân đều lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm. Dựa vào đó Thiên đình sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho mọi người.

2.1. Ông Công ông Táo về trời vào ngày nào?

Người Việt vẫn tin rằng hàng năm, công ông Táo chầu trời để bẩm báo mọi sự xảy ra dưới trần thế tới Ngọc Hoàng để định đoạt công tội. Vậy nên để thỉnh cầu các vị thần sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, bảo vệ gia đình khỏi những ma quỷ. Mỗi năm khi Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng, cung kính, mong Táo Quân sẽ chiếu cố cho gia đình.

Nhưng hiện nay mọi người vì bận rộn với công việc, không thể thực hiện lễ cúng đúng ngày 23 tháng Chạp. Vậy nên bạn có thể thực hiện cúng sớm hơn 1 – 2 ngày, có thể bắt đầu thực hiện từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp. Năm nay, 23 tháng Chạp âm lịch vào thứ Năm ngày 04/02/2021 là ngày trong tuần nên các gia chủ nên chuẩn bị đồ cúng sớm cho kịp giờ chầu của các Táo.

ông táo lên trời lúc mấy giờ

2.2. Ông Công ông Táo lên trời lúc mấy giờ?

Theo phong tục và tín ngưỡng thờ cúng dân gian thì trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là:

  • Nếu cúng vào chiều tối 22 tháng Chạp, giờ hoàng đạo là giờ Thân (15 – 17h), giờ Dậu (17 – 19h).

ông táo lên chầu trời

  • Nếu cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, giờ hoàng đạo là giờ Dần (3 – 5h), giờ Mão, (5 – 7h).

ông táo lên trời

Đây là những khung giờ linh thiêng thích hợp để cúng và tiễn đưa ông Táo về chầu trời. Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình không sắp xếp được thời gian cúng ông Công ông Táo sớm. Tuy nhiên mọi người cũng cần chú ý cúng và tiễn đưa ông Táo về trời trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ ông Táo cưỡi cá chép về báo cáo với Ngọc Hoàng.

Ngoài ra để biết rõ ngày giờ đẹp các ngày khác thì bạn có thể xem tại: Xem ngày giờ tốt – xấu miễn phí

3. Chuẩn bị gì trước khi cúng ông Công ông Táo về chầu trời

ông công ông táo về trời

– Lễ vật:

Cần chuẩn bị lễ vật cúng ông Công ông Táo về chầu trời cơ bản gồm có: mũ ông Táo Quân ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ cho táo ông và một mũ cho táo bà). Mũ cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Chuẩn bị thêm tiền vàng, 3 áo giấy (2 nam, 1 nữ), 3 đôi hài bằng giấy (2 nam, 1 nữ) và hình cá chép bằng giấy… Đặc biệt lưu ý rằng: không đốt tiền âm phủ vì ông công ông táo là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

-> Xem thêm:Lễ ông công ông táo cần chuẩn bị gì

– Nghi lễ:

Cần được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình. Ngoài ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua. Tục lệ cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Thực hiện nghi lễ như sau: Chuẩn bị lễ vật sau đó thắp nhang và khấn bài cúng. Chờ đến khi hương cháy hết 2/3 thì mang đồ vàng mã đi hóa, mang cá chép đi phóng sinh (nếu có). Vì người xưa quan niệm rằng hóa vàng khi hương còn cháy thì các vị thần linh mới nhận được đồ.

– Văn khấn:

Khi khấn ông công ông Táo về trời, người ta thường không cầu xin phú quý hay no đủ mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt cho gia đình, tránh các điều không hay. Đây là một nét đẹp tâm linh người Việt với mong muốn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem thêm: Văn khấn lễ ông Táo đúng và đầy đủ nhất

Cá chép:

Theo quan niệm truyền thống thì người Việt Nam hay chuẩn bị 3 con cá chép sống, để trong chậu nước sạch để cúng ông Táo. Việc làm này không chỉ là cúng phương tiện đi lại cho các táo mà còn thể hiện sự tôn trọng đến các vị thần linh. Hay với mong muốn năm sau bản thân sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi, đạt được thành công với sự tích “cá chép hóa rồng”.

Sau khi làm lễ xong nếu cúng cá chép sống thì nên đi phóng sinh tại các sông, ngòi, ao hồ. Khi phóng sinh cần chú ý không nên để phóng sinh thành sát sinh. Thả cá trôi theo dòng nước, không nên thả từ trên cao xuống. Nó có thể làm cá bị chết, lúc này việc làm của bạn không còn tốt nữa.

Cúng ông Công ông Táo là ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải thông điệp sống tốt sống thiện cho thế hệ sau. Là ngày Lễ đánh dấu một năm cũ sắp qua và một năm mới sắp đến. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ông Công ông Táo về chầu trời. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến ngày ông táo lên trời, dù bận đến mấy thì cũng nên dành thời gian để cúng Táo sớm cho kịp giờ nhé!

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp thì bạn có thể để lại Comment bên dưới. Các chuyên gia phong thủy của Thăng Long đạo quán sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ và chi tiết nhất.

Tham khảo: