Ngoài âm dương, ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) cũng được coi là nguồn gốc cốt yếu của vạn vật nói chung, con người nói riêng. Trong mệnh lý học, tính vượng suy của ngũ hành sẽ tác động chân mệnh và tạo ra 2 trường hợp mệnh vượng hoặc khuyết. Bài viết sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Bát tự mệnh vượng cũng như phương pháp cải vận cho từng loại. 

1. Bát tự mệnh vượng là gì?

Bát tự mệnh vượng hay còn gọi là thân vượng là khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và thường dùng để chỉ người có một ngũ hành nào đó quá thịnh so với 4 hành còn lại, gây mất cân bằng chân mệnh.

Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chiếm 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự mệnh vượng có nghĩa là một trong năm hành chiếm 20% trở lên trong tổng ngũ hành Tứ trụ. Ví dụ, Bát tự vượng Thủy tức là hành Thủy quá thịnh hơn so với Kim, Mộc, Hỏa, Thổ.

2. Ảnh hưởng của người mệnh vượng trong đời sống?

Theo cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,… Cụ thể như sau:

  • Hành Kim chủ về Nghĩa, thể hiện sự cương trực, quyết đoán. Nếu Kim vượng sẽ dẫn tới tính cách độc đoán, cứng nhắc, bướng bỉnh, dễ sinh tham vọng, hiếu chiến, hữu dũng vô mưu.
  • Hành Mộc thường chủ về Nhân, thể hiện sự ôn hòa, thẳng thắn. Nhưng nếu hành Mộc quá nhiều sẽ khiến chủ sự dễ sinh nóng nảy, ương bướng, cố chấp, bảo thủ, cứng rắn, nói xong mới nghĩ nên hay gây mất lòng.
  • Hành Thủy thường chủ về Trí, thể hiện sự thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, người có hành Thủy quá nhiều sắc mặt thường hơi đen, tính tình thất thường, gian xảo, hay hơn thua, cả thèm chóng chán.
  • Hành Hỏa thường chủ về Lễ, thể hiện sự dũng cảm, kiên cường. Nhưng nếu Hỏa quá thịnh thì tính tình trở nên dễ nóng vội, bốc đồng, bảo thủ, gia trưởng, hay ganh đua thắng thua.
  • Hành Thổ thường chủ về Tín, thể hiện sự chân thành, bất tín. Nhưng Thổ quá vượng sẽ dễ khiến tính cách trở nên hướng nội, cứng nhắc, chậm chạp, trì trệ, bảo thủ, cố chấp, khô khan, tự ái, không biết phân biệt lý lẽ.

bát tự mệnh vượng

Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, Bát tự mệnh vượng dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho Bát tự mệnh vượng tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái đó sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

3. Cách cải vận mệnh vượng 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp cải vận mệnh vượng nhưng phổ biến nhất chính là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Đây là hai khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết.

Theo đó, dựa vào xem xét các mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.

Mặt khác, cải vận theo Dụng thần hoặc Hỷ thần được coi là một cách hữu hiệu giúp điều chỉnh vận mệnh con người thuận theo tự nhiên mà không lo gây ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh ra Kỵ thần.

Dưới đây là cách cải vận chi tiết cho từng Bát tự mệnh vượng.

3.1. Cải vận cho Bát tự vượng Kim

Bát tự vượng Kim hay còn gọi là thân vượng Kim thường dùng để chỉ người có hành Kim quá thịnh, lấn át 4 hành còn lại, gây ra mất cân bằng chân mệnh. Trong phong thủy, thân vượng Kim thường được cải vận theo 2 cách sau:

  • Cách 1: theo Dụng thần Hỏa. Bởi vì Hỏa khắc Kim sẽ làm giảm bớt hành Kim đưa ngũ hành chân mệnh về trạng thái cân bằng.
  • Cách 2: theo Hỷ thần Thủy. Do Kim sinh Thủy nên khi dùng Hỷ thần Thủy sẽ làm tiêu hao bớt hành Kim trong thân vượng, từ đó trung hòa mệnh cục.

>> Hãy theo dõi chi tiết 2 cách cải vận cho Bát tự vượng Kim tại đây.

3.2. Cải vận cho Bát tự vượng Mộc

Bát tự vượng Mộc (còn gọi là thân vượng Mộc) là một khái niệm dùng để miêu tả người có hành Mộc quá nhiều, khiến ngũ hành chân mệnh mất cân bằng. Trong phong thủy, thân vượng Mộc thường được cải vận theo 2 phương pháp sau:

  • Cách1: theo Dụng thần Kim. Vì Kim khắc Mộc nên sẽ tiêu hao bớt hành Mộc trong thân vượng, giúp ngũ hành chân mệnh hài hòa.
  • Cách 2: theo Hỷ thần Hỏa. Do Mộc sinh Hỏa nên khi dùng Hỷ thần Hỏa sẽ làm giảm bớt hành Mộc trong thân vượng Mộc để mệnh cục hài hòa.

>> Tìm hiểu cụ thể về 2 phương pháp cải vận cho Bát tự vượng Mộc tại đây.

3.3. Cải vận cho Bát tự vượng Thủy

Bát tự vượng Thủy (tên khác là thân vượng Thủy) là một thuật ngữ dùng để chỉ người có hành Thủy quá thịnh so với 4 hành còn lại, khiến chân mệnh mất cân bằng. Để thay đổi vận hạn, thân vượng Thủy thường áp dụng theo 2 cách sau:

  • Cách 1: theo Dụng thần Thổ. Bởi Thổ khắc Thủy nên sẽ làm giảm bớt hành Thủy, từ đó đưa mệnh cục ngũ hành về trạng thái trung hòa.
  • Cách 2: theo Hỷ thần Mộc. Do Thủy sinh Mộc nên Hỷ thần Mộc cũng có tác dụng giúp thân vượng Thủy về trạng thái hài hòa.

>> Chi tiết hai cách cải vận cho Bát tự vượng Thủy sẽ được chia sẻ tại đây.

3.4. Cải vận cho Bát tự vượng Hỏa

Bát tự vượng Hỏa (còn gọi là thân vượng Hỏa) là một khái niệm dùng để chỉ người mang hành Hỏa quá nhiều, lấn át 4 hành khác, gây mất cân bằng ngũ hành chân mệnh. Trong phong thủy, thân vượng Hỏa sẽ được cải vận theo 2 cách phổ biến sau:

  • Cách 1: theo Dụng thần Thủy. Do Thủy khắc Hỏa nên Bát tự vượng Hỏa sẽ bị Dụng Thần Thủy làm tiêu hao bớt hành Hỏa, giúp mệnh cục cân bằng.
  • Cách 2: theo Hỷ thần Thổ. Bởi Hỏa sinh Thổ nên Hỷ thần Thổ cũng có tác dụng làm tiêu hao hành Hỏa, từ đó trung hòa chân mệnh.

>> Hãy theo dõi chi tiết 2 phương pháp cải vận cho Bát tự vượng Hỏa trên tại đây.

3.5. Cải vận cho Bát tự vượng Thổ

Bát tự vượng Thổ (tên khác là thân vượng Thổ) là một thuật ngữ thuộc bộ môn Bát tự và dùng để chỉ người mang hành Thổ quá thịnh, dẫn tới ngũ hành chân mệnh không hài hòa. Trong phong thủy, thân vượng Thổ sẽ được cải vận theo 2 cách phổ biến sau:

  • Cách 1: theo Dụng thần Mộc. Do Mộc khắc Thổ nên Bát tự vượng Thổ sẽ bị Dụng thần Mộc làm triệt tiêu bớt hành Thổ, từ đó cân bằng chân mệnh.
  • Cách 2: theo Hỷ thần Kim. Vì Thổ sinh Kim nên Hỷ thần Thổ cũng sẽ làm giảm bớt hành Thổ giúp trung hòa ngũ hành chân mệnh.

>> Tìm hiểu chi tiết 2 phương pháp cải vận cho Bát tự vượng Thổ trên tại đây.

cải vận mệnh vượng

 

4. Phương pháp xác định Bát tự mệnh vượng

Trong bộ môn Bát tự (Tứ trụ), muốn xác định Bát tự khuyết hay vượng ngũ hành nào thì cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Hay nói cách khác phải xét đủ 4 phương diện bao gồm:

  • Đắc lệnh: tức là Nhật chủ vượng ở chi tháng, ở nơi Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng.
  • Đắc địa: tức là Nhật chủ các chi khác được Trường Sinh (phải là nhật Chủ dương), Lộc Nhẫn (bản khí tàng của các Can tàng trong chi Chi là Tỷ, là Kiếp) hoặc gặp mộ khố (Nhật chủ dương gặp mộ khố là có căn, Nhật chủ âm vô khí, không có căn)
  • Được sinh: tức là Nhật chủ được Chính, Thiên, ấn của can chi trong tứ trụ được sinh cho.
  • Được trợ giúp: tức là Nhật can và các Can Chi khác trong Tứ trụ cùng loại gặp được Tỷ Kiên hoặc Kiếp Sát giúp thân.

Bước 2: Dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì.

Áp dụng phương pháp truyền thống này sẽ giúp bạn xác định được bản thân có thuộc Bát tự mệnh vượng hay không. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các chuyên gia mệnh lý, còn đối với người không nghiên cứu sâu về Bát tự thì khó áp dụng.

Hiện nay, có một cách đơn giản giúp mọi người tự kiểm tra độ vượng suy của ngũ hành chân mệnh mà không cần tinh thông kiến thức Bát tự. Đó là sử dụng công cụ Lập lá số Bát tự (Tứ trụ) miễn phí của Thăng Long Đạo Quán. Công cụ được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh) giúp xem chi tiết vận mệnh con người cũng như xác định thân vượng hay nhược.

[form_tra_cuu type=”bat_tu”]

Ngoài ra, bạn có thể xem Bát tự thân vượng ngũ hành nào thông qua ứng dụng Thăng Long Đạo Quán. Ứng dụng cung cấp hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí gồm lập lá số Bát tự hay Tử vi, xem ngày tốt xấu, xem tuổi, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,… và cập nhật thường xuyên các tin tức phong thủy Việt. Bên cạnh đó, mọi thắc mắc của người dùng sẽ được hỗ trợ giải đáp trực tiếp từ các chuyên gia phong thủy.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây: