Cúng rằm là một trong những nghi thức không thể thiếu trong phong tục của người Việt. Việc thờ cúng vào ngày 15 hàng tháng là dịp để con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên của mình cũng như cầu xin ông bà, tổ tiên luôn ở bên cạnh mình, mang đến những điều lành cho tất cả mọi người trong gia đình. Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu các cách cúng rằm chuẩn xác nhất thông qua bài viết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Ý nghĩa của việc cúng rằm

Theo quan niệm dân gian, ngày rằm là ngày Vọng (theo Hán – Việt có nghĩa nhìn xa trông rộng). Đây là ngày mà mặt trời và mặt trăng đối xứng nhau và đạt khoảng cách xa nhau nhất trong tháng. Điều ngày khiến người xưa tin rằng, đây là thời điểm mà mặt trăng và mặt trời có thể nhìn thấu nhau. Ánh sáng của mặt trăng và mặt trời sẽ cùng nhau rọi chiếu, giúp thanh lọc và làm thuần khiết tâm hồn mỗi người, giúp họ tránh xa những tà ác, những điều xấu xa trong lòng từ đó cũng được gột rửa.

Hướng dẫn các cách cúng rằm chuẩn xác nhất
Hướng dẫn các cách cúng rằm chuẩn xác nhất

Ngày rằm được coi là ngày tốt nhất trong tháng. Tương tự như ngày mùng 1, ngày rằm cũng là ngày để con người ta nhớ về tổ tiên, nguồn cội của mình. Nếu ngày mùng 1 bạn không thể thực hiện nghi lễ thờ cúng thì có thể đẩy lùi sang ngày rằm nhé!

XEM THÊM:Món chay ngày rằm

2. Các cách cúng rằm

2.1. Cúng rằm tháng Giêng

Dân gian ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” để ám chỉ tầm quan trọng của nghi lễ này trong tháng đầu tiên, tháng bắt đầu của một năm. 

2.1.1. Chuẩn bị

Để chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, việc đầu tiên bạn cần làm chính là lau dọn bàn thờ. Hãy sử dụng khăn ẩm để lau dọn nhẹ nhàng những vết bẩn trên bàn thờ và các vật dụng trên bàn thờ (bát hương, lọ hoa, chén rượu…).

Tuy nhiên, đừng quên nguyên tắc không được xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn. Có nhiều nơi cho rằng, bạn nên thắp một nén hương trước khi lau dọn để xin phép tổ tiên. Cũng đừng quên lau dọn nhẹ tay, tránh làm đổ vỡ các vật phẩm thờ cúng trên ban thờ nhé!

Vàng mã là lễ vật chỉ để cúng gia tiên, không dùng để cúng thần linh, Phật. Do đó, bạn chỉ nên dâng vàng mã lên bàn thờ gia tiên. Tùy vào quan niệm, điều kiện của từng gia đình thì sẽ chuẩn bị số lượng tiền vàng khác nhau. Tuy nhiên, tiền vàng cúng Rằm cần có những thứ cơ bản như tiền âm phủ và vàng thỏi bằng giấy (ít nhất 3 lễ và nhiều nhất 9 lễ tiền vàng).

Ngoài những lễ vật trên, bạn có thể cúng thêm các lễ vật khác như quần áo gia tiên, ô tô, nhà cửa…với số lượng vừa phải hoặc không dùng cũng không sao. Vì không phải ngày rằm nào cũng bắt buộc phải cúng những đồ vàng mã này.

XEM THÊM: Ý nghĩa mùng 1 và ngày rằm hàng tháng

2.1.2. Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng được chia ra thành 2 mâm cỗ chính: Mâm cỗ cúng Phật và mâm cúng gia tiên.

a. Mâm cỗ cúng Phật

Mâm cỗ cúng Phật trong ngày rằm tháng Giêng là mâm cỗ mặn, bao gồm các món cơ bản, đầy đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành:

  • Hoa tươi (thường là hoa cúc vàng)
  • Ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu)
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả
  • Xôi chè
  • Các món đậu
  • Món canh 
  • Món xào

Một số nơi sẽ cúng cả chè trôi nước với mong ước đầy đủ, trọn vẹn, cuộc sống đoàn viên, hạnh phúc.

b. Mâm cỗ cúng gia tiên

Mâm cỗ cúng gia tiên (dành cho các gia đình không thờ Phật) là mâm cỗ mặn, có 4 bát và 6 đĩa. Trong đó:

  • 4 bát: măng, bóng, miến, mọc.
  • 6 đĩa: thịt gà (hoặc lợn) luộc, giò (hoặc chả), nem, xôi (hoặc bánh chưng), đĩa xào (hoặc nộm) và nước chấm.

2.1.3. Thời gian cúng rằm tháng Giêng

Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất sẽ diễn ra vào buổi sáng (15/1 âm lịch). Nếu điều kiện không cho phép, các bạn có thể cúng trước vào ngày 14/1 tháng Giêng với các nghi lễ tương tự. 

Nghi thức cúng rằm tốt nhất được tiến hành vào giờ Ngọ.

2.1.4. Những việc thường làm vào ngày rằm tháng Giêng

Để công việc được thuận lợi, hanh thông, vào ngày này hàng năm, người dân thường đi chùa, làm những điều lành, hướng thiện hoặc ăn chay để cả năm được thuận lợi, may mắn.

2.1.6. Các bước cúng rằm tháng Giêng

  • Bước 1: Cho mâm lễ lên bàn thờ.
  • Bước 2: Thắp 3 cây hương, chắp tay và đọc văn khấn.
  • Bước 3: Sau khi đọc văn khấn, bạn cúi lạy 3 lạy rồi cắm cây hương lên bàn thờ (mỗi lư hương 1 cây).

2.1.7. Văn khấn rằm tháng Giêng

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô dì, tỷ muội họ nội, họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……….

Ngụ tại: ……….

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm … gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ ………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

2.2. Cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày lễ xá tội vong nhân trong phong tục của các nước Á Đông. Tháng này vừa là tháng cô hồn (Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để thả ma quỷ về dương gian) vừa là tháng Vu Lan, con cái báo hiếu cha mẹ.

2.2.1. Chuẩn bị

Cũng tương tự như cúng ngày rằm, đây cũng là dịp cúng quan trọng nhất trong năm. Đừng quên dọn dẹp ban thờ tổ tiên, ban thờ Phật theo những nguyên tắc nêu trên nhé!

Vàng mã cũng là thứ mà bạn cần cực kỳ cẩn trọng trong ngày lễ này:

  • Vàng mã cúng gia tiên: giấy vàng mã, xe, tiền âm phủ, những món đồ mà người đã khuất thích lúc còn sống.
  • Vàng mã cúng chúng sinh: 15 lễ tiền vàng hoặc nhiều hơn, 20-50 bộ quần áo và tiền để đốt cho chúng sinh.

2.2.2. Mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Mâm cỗ ngày rằm tháng 7 thường có những món ăn nào?
Mâm cỗ ngày rằm tháng 7 thường có những món ăn nào?

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 được chia ra thành 3 mâm cỗ chính (tùy theo phong tục thờ cúng của từng nhà), trong đó:

a. Mâm cúng Phật

Mâm cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 thể hiện sự thành tâm, sống hướng thiện cũng như cảm tạ trời Phật đã mang đến cuộc sống an yên, che chở con người vượt qua nhiều tai ương.

Mâm cỗ cúng Phật thường bao gồm các món (Có thể gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình):

  • Xôi (gấc, đậu xanh, hạt sen)
  • Canh rau củ
  • Món xào (chay/ mặn)
  • Món nem (chay/ mặn)
b. Mâm cúng gia tiên

Mâm cúng gia tiên là mâm cúng trong nhà, mâm cúng cho ông bà tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình. Mâm cỗ này thường là các món mặn, bao gồm các món cơ bản sau:

  • Thịt gà (hoặc thịt lợn luộc)
  • Giò (hoặc chả)
  • Món xào (hoặc nộm)
  • Món hầm rau củ
  • Nem
  • Món mặn (Sườn…)
c. Mâm cúng chúng sinh

Như đã nói ở trên, tháng 7 là tháng cô hồn, là tháng xá tội vong nhân vì vậy không thể bỏ qua mâm cỗ cúng chúng sinh để thể hiện lòng từ bi với các linh hồn vất vưởng.

Mâm cỗ cúng chúng sinh bao gồm các món:

  • Bánh kẹo 
  • Nước
  • Gạo, muối, cháo loãng
  • Nhang đèn

2.2.3. Thời gian cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 thường được cúng rải rác từ ngày mùng 10 đến ngày 15 tháng 7 Âm lịch và các nghi lễ cần được thực hiện vào buổi sáng với lễ cúng Phật, cúng gia tiên và thực hiện vào chiều tối với lễ cúng chúng sinh.

2.2.4. Văn khấn rằm tháng 7

a. Văn cúng Phật

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

b. Văn cúng ông Địa

Nước CHXHCN Việt Nam, năm… (tên gọi của năm theo âm lịch) ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Nay tín chủ là…(họ tên người khấn), quê xã… huyện… tỉnh…, ngụ tại… cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái.

Kính cẩn dâng trầu rượu, trà nước, vàng bạc, đèn nhang,, hoa quả, cùng mọi phẩm vật.

Cung mời:

Đức bản gia Thổ công tại vị ở trước

Đức Thổ địa thần kỳ tại vị ở trước

Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước.

Xin chư thần giáng làm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm được hưởng phúc bình an, không tai nạn, không hạn, không ách, đắc tài, sai lộc, vạn sự hanh thông.

Thượng hưởng.

c. Văn cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ….

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

d. Văn cúng chúng sinh

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may

Cô hồn nam bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:………………………….

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

XEM THÊM:Văn khấm rằm tháng 7

2.3. Cúng rằm hàng tháng

2.3.1. Chuẩn bị

Nghi thức chuẩn bị bàn thờ gia tiên tương tự như với như khi chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng và rằm tháng 7.

Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị vàng mã, trầu cau nhưng không cần quá cầu kỳ như 2 ngày cúng rằm quan trọng bên trên.

2.3.2. Mâm cỗ cúng rằm hàng tháng

Mâm cỗ cúng rằm hàng tháng khá đơn giản, chủ yếu gồm các lễ vật sau:

  • Hương 
  • Hoa tươi (thường là hoa cúc(
  • Trầu 3 lá, cau 3 quả
  • Rượu (có thể có hoặc không). Nếu không sử dụng rượu có thể dùng nước lọc 3 chén
  • Hoa quả (hoặc bánh kẹo tùy sở thích)

2.3.3. Thời gian cúng rằm hàng tháng

Thời gian cúng rằm chuẩn nhất sẽ được thực hiện vào buổi sáng (chuẩn bị xong lễ vật trước 9-10h). Trong trường hợp bận, các bạn có thể cúng trước vào ngày 14 hoặc cúng vào buổi chiều ngày 15 (cần chuẩn bị xong lễ vật cúng trước 18-19h).

2.3.4. Những việc thường làm vào ngày rằm hàng tháng

Vào ngày rằm, các bạn cần làm những việc hướng thiện, tránh nói tục chửi bậy. Nhiều người vào ngày này sẽ đi ăn chay để tâm hồn thanh tịnh.

2.3.5. Văn khấn rằm hàng tháng

a. Cúng Thổ công, thần linh

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

b. Văn cúng gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

3. Sự khác nhau giữa cúng rằm tháng Giêng và cúng rằm hàng tháng

Không giống như cúng rằm hàng tháng, cúng rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn của năm, vì vậy đòi hỏi các nghi thức cũng như sự chuẩn bị cầu kỳ hơn, thậm chí đến văn khấn rằm tháng Giêng và văn cúng rằm hàng tháng cũng có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể chi tiết các bạn có thể khám phá ở các phần trên của bài viết nhé!

4. Các lưu ý khi cúng rằm

  • Không thắp số lượng nén hương chẵn.
  • Gia đình tránh mâu thuẫn, cãi cọ khi đọc văn khấn.
  • Cần đọc văn khấn thành tâm, tập trung, tránh bị phân tâm.
  • Nếu không thuộc văn khấn thì bạn có thể in hoặc viết văn khấn ra giấy rồi đọc.
  • Cần đọc văn khấn với âm thanh vừa phải, không đọc quá nhỏ và tránh đọc quá to. Theo quan niệm dân gian, đọc văn khấn quá to là phạm húy, khiến cho các vong hồn bên ngoài nổi lòng tham mà vào hưởng lễ vật.
  • Trong quá trình cúng rằm phải làm thật thành tâm, không được vội vàng.
  • Sau khi hương cháy 2/3 nén thì bạn mang vàng mã ra đốt.
  • Nên đốt vàng mã cháy hết để gia tiên nhận được lễ vật lành lặn. Theo quan niệm dân gian, nếu đốt vàng mã không cháy hết thì người cõi âm sẽ nhận được lễ vật bị rách.
  • Cần đốt vàng mã ở trong lư để tránh tàn tro bay ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi đốt, bạn nên tưới 1 ít nước lên tro để tránh lửa lan ra ngoài, gây cháy nổ.
  • Cúng vàng mã ngày Rằm quan trọng là lòng thành của gia chủ. Do đó, bạn chỉ nên cúng và hóa hàng với số lượng vừa phải.
  • Cần giữ cơ thể sạch sẽ trước ngày cúng, giữ bản thân không ô uế bằng không sử dụng thức ăn có mùi.
  • Với ngày lễ cúng rằm tháng 7, cần ghi rõ họ tên người nhận lên các vật dụng đốt cho người thân. Khi đốt, cần đọc rõ tên người nhận để tránh bị các vong linh khác tranh giành.
  • Nên cúng mâm chay trong lễ xá tội vong ân. Người xưa truyền rằng cúng món mặn cho cô hồn sẽ làm khơi dậy lòng tham sân si.
  • Rải tiền vàng ra mâm cúng phải để đủ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, mỗi hướng cắm 7 cây hương. Bày mâm cúng ngoài trời hoặc trước cửa nhà.

5. Lời kết

Trên đây là bài viết hướng dẫn các cách cúng rằm chuẩn xác nhất có thể bạn chưa biết. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: