Bốc mộ (cải táng, sang cát, sang tiểu) là những từ quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cải táng, bốc mộ là gì. Bài viết sau của Thăng Long Đạo Quán sẽ giải đáp thắc mắc trên và chia sẻ một số điều thú vị liên quan đến phong tục này.
1. Bốc mộ (cải táng) là gì?
Bốc mộ có tên gọi khác là cải táng, sang cát, sang tiểu. Đây là việc di dời mộ của người đã mất sang khu mộ mới. Mục đích của bốc mộ là để thân thể người thân quá vãng được sạch sẽ, không còn bị nằm dưới đất ẩm.
Thông thường, phong tục bốc mộ, sang cát ở miền Bắc phổ biến hơn miền Nam. Việc làm này có những ý nghĩa như:
- Thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm của người còn sống với người thân đã mất.
- Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
- Ngoài ra còn chưa ý nghĩa để vong hồn người thân không hiu quạnh.
2. Ý nghĩa của nghi thức bốc mộ cải táng là gì
Được biết, trong bối cảnh và cuộc sống ngày nay, tập tục bốc mộ trở thành một đề tài tranh cãi gay gắt. Nhiều người cho rằng nó không còn phù hợp với thời đại này. Nhưng cũng không ít người vẫn duy trì tập tục này vì họ tin tưởng những tín ngưỡng được truyền từ ngàn đời nay. Vậy cải táng có ý nghĩa gì? Hay ý nghĩa của việc bố mộc là gì?
Theo quan niệm dân gian con người có thể luân hồi. Cho nên các gia đình sẽ tiến hành cải táng, giữ nguyên xương cốt của người chết để “lấy hơi” kiếp này giúp họ có thể đầu thai làm người ở kiếp khác.
Mặt khác, việc bốc mộ được coi là cách thể hiện hiếu đạo của con cái với ông bà tổ tiên. Đồng thời, người xưa tin rằng chỉ khi ông bà tổ tiên được an nghỉ một nơi tốt đẹp thì cả dòng họ sẽ phát đạt, con cháu được phù hộ may mắn, bình an.
Xem thêm:Bốc mộ có độc không?
3. Bốc mộ thường được thực hiện khi nào
Dân gian cho rằng, việc bốc mộ nên được thực hiện khi:
- Sau 3 năm có thể thực hiện bốc mộ vì lúc này thi thể vừa phân hủy, con cháu lại vừa hết tang. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm xưa. Hiện nay, địa chất có nhiều thay đổi, con người lại dùng nhiều loại hóa chất hơn trong sinh hoạt, đặc biệt là còn có nhiều người bị bệnh, phải xạ trị, dùng kháng sinh… Vì vậy mà sau 3 năm, hiện tượng thi thể chưa phân hủy hết diễn ra rất nhiều. Để tránh tình trạng trên, sau khi người mất 4 – 7 năm, người ta mới cải táng.
- Nếu năm nào hợp tuổi với người đã mất và với trưởng nam trong nhà thì có thể bốc mộ. Gia chủ lưu ý không nên bốc mộ vào những năm xung với tuổi của vong và trưởng nam trong gia đình vì có thể sẽ khiến cho gia đình gặp xui xẻo.
- Thời điểm nên tiến hành bốc mộ tốt nhất là vào cuối Thu đến trước ngày Đông Chí (thường là ngày 21 hoặc 22 tháng 12 dương lịch) vì đây là ngày “âm vượng”.
- Khi đã đáp ứng những tiêu chí trên, bạn nên nhờ thầy phong thủy chọn ngày, giờ tốt để bốc mộ. Tuy nhiên, nên chọn giờ bốc mộ vào ban đêm hoặc gần sáng. Người xưa cho rằng, bốc mộ vào lúc này sẽ không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, từ đó sẽ tránh được việc xương cốt người mất bị đen.
Xem thêm bài viết: Bốc mộ năm nhuận có được không?
4. Khi nào không nên thực hiện nghi thức cải táng?
Ngoài những dấu hiệu nhận biết khi nào nên bốc mộ thì dân gian cũng chiêm nghiệm ra những trường hợp không nên cải táng, “sang nhà mới” cho người thân đã khuất. Cụ thể:
- Không nên bốc mộ khi mộ kết.
Bởi theo người xưa mộ kết là nơi hội tụ linh khí đất trời, có ảnh hưởng trực tiếp đến vận may, con đường công danh sự nghiệp của dòng họ. Nếu bốc mộ kết sẽ khiến dòng họ lụn bại, sức khỏe suy yếu, làm ăn thất bát.
Dấu hiệu nhận biết mộ kết là cây cỏ xung quanh mọc nhanh, tươi tốt, ngôi mộ càng ngày càng nở to ra và đặc biệt khi mở nắp quan tài có một dây tơ hồng quấn quanh.
- Không nên bốc mộ khi mộ bị phạm trùng
Tức là ngôi mộ có nhiều loại trùng nhưng xác chết vẫn nguyên vẹn dù nhiều năm chôn cất. Người xưa khuyên rằng tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của cả dòng họ.
- Không nên cải táng khi có rắn vàng xuất hiện xung quanh ngôi mộ. Bởi đó có thể là lòng xà khí vật.
- Không nên bốc mộ khi hơi đất ấm áp, trong huyệt khô ráo, không có nước hay nước động giọt lại. Bởi đó là dấu hiệu của tường thụy, tức là mả phát tốt đẹp.
Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu trên nhưng bắt buộc phải chuyển mộ, bạn nên mời thầy phong thủy đến xem để chọn ra thời gian tiến hành “sang nhà mới” tốt nhất, tránh gây rắc rối cho gia đình.
Theo chuyên gia phong thủy Mai Đức Hải, cải táng, sang cát là sự kiện trọng đại và con cháu trong nhà thường sẽ nhận được một số “dấu hiệu” báo trước của người đã khuất. Đó có thể là lời chỉ dẫn, nhắc nhở con cháu, người thân để họ thực hiện nghi lễ một cách chỉnh chu và đúng với mong muốn của người đã mất.
5. Quy trình bốc mộ diễn ra như thế nào?
Trước khi bốc mộ, người ta thường thực hiện các công việc như: Chọn vị trí đẹp để đặt huyệt mộ mới, làm lễ cúng xin phép gia tiên tại nhà, cúng thần linh cai quản khu vực mộ người thân. Sau khi đã làm xong những việc trên, người được giao nhiệm vụ bốc mộ sẽ thực hiện những công việc sau.
- Đào đất mộ, sau đó cậy ván thiên, đổ rượu vào quan tài để tẩy uế.
- Lấy xương cốt người mất. Với những tử thi chưa phân hủy hết thì thường đổ xăng vào, châm lửa để đốt hết phần thi thể còn sót lại. Sau đó dùng dao lấy hết thi thể chưa phân hủy còn lại.
- Rửa xương bằng rượu ngâm ngũ vị hương. Sau đó thấm khô xương bằng vải sạch.
- Xếp xương theo thứ tự từ trên xuống dưới lên tấm ni lông và vải đỏ. Riêng hộp sọ thì cần phải dùng trà hoặc vải kê bên dưới, để mặt hướng lên trên.
- Kiểm tra xương cốt xem còn sót hay không. Thông thường, sau khi kiểm tra bằng mắt thường thì người ta sẽ thắp 1 bó hương cắm ở giữa đáy huyệt. Nếu thấy khói hương quyện vào, bay thẳng lên trên tức là đã lấy hết cốt. Nhưng nếu khói tỏa xuống, lởn vởn quanh lòng huyệt thì đồng nghĩa với việc xương chưa được bốc hết. Lúc này cần kiểm tra kỹ lại lần nữa.
- Cho đồng tiền cổ vào đáy tiểu rồi trải giấy trang kim lên (mặt kim quay vào lòng tiểu).
- Dùng vải bọc cốt trải lên giấy trang kim, cho xương vào cùng thất bảo hoặc tiền lẻ. Sau đó gấp vải bọc cốt lại, để hở mặt.
- Đóng nắp tiểu, dùng vải gấm hoa trùm lên trên rồi đặt vào trong quách. Tiếp đó dùng nêm gỗ cố định tiểu.
- Đặt đá thạch anh ngũ sắc vào giữa khe quách và tiểu sành rồi cho hoa cúc hoặc hoa nhài khô lên bên trên, đóng nắp quách lại.
Sau khi làm những công việc trên xong, người ta sẽ xây mộ, làm lễ tạ mộ và hàn long mạch.
Xem thêm:Cải táng, sang cát kiêng gì để không mang lại xui xẻo
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi cải táng, bốc mộ là gì. Để cập nhật nhanh chóng các kiến thức về phong thủy, phong tục Việt Nam, gia chủ hãy tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại. Ngoài ra, khi dùng ứng dụng này, gia chủ còn được dùng miễn phí các công cụ hữu ích như luận giải lá số Bát tự/ Tử vi, xem ngày tốt – xấu, xem tuổi…
Cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại tại đây: