Chúng ta thường nghe cáo phó nhưng nhiều người còn thắc mắc cáo phó là gì, nghi lễ này có vai trò gì, cách viết cáo phó ra sao thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này. 

1. Cáo Phó là gì?

Cáo phó là một bảng thông tin đầy đủ, bao gồm tất cả thông tin cá nhân của người đã mất và đám tang. Như vậy, cáo phố sẽ gồm họ tên, ngày sinh, ngày giờ mất, thời gian, địa điểm làm tang lễ. Nội dung cáo phó thường được in trên giấy A0, đặt trước cổng tang gia hoặc địa điểm tổ chức tang lễ. Cáo phó cũng có thể gửi đến từng người thân, bạn bè ở phương xa thông qua các phương tiện truyền thông hoặc bằng ảnh (thư báo điện tử), tờ rơi. 

Ảnh cáo phó được dán ở cổng, cửa nhà để thông báo tang sự đến mọi người
Ảnh cáo phó được dán ở cổng, cửa nhà để thông báo tang sự đến mọi người

2. Cách viết cáo phó

Hiểu được cáo phó là gì, ắt hẳn các bạn cũng tự hỏi về cách viết cáo phó. Viết cáo phó rất đơn giản, chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin để người đọc có thể có thể nắm được thông tin, và đảm bảo tính trang trọng, nghiêm túc. Bài cáo phó cần đảm bảo đầy đủ thông tin sau: 

  • Lời nói mở đầu: Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin
  • Phần thân gồm: 
  • Họ tên, tuổi, ngày tháng năm sinh (hoặc chỉ cần năm sinh) của người đã mất.
  • Chỗ ở hiện tại, chức vụ công tác.
  • Thời gian từ trần, hưởng thọ ở tuổi bao nhiêu.
  • Tang lễ được tổ chức từ ngày … đến ngày….
  • Địa điểm cụ thể sẽ tổ chức lễ viếng
  • Thời gian, địa điểm tổ chức lễ truy điệu, lễ di quan và lễ an táng.
  • Lời kết: Thay mặt gia đình trưởng nam… cùng các em, các cháu… kính báo. Mong nhận được cảm thông trong lúc tang gia bối rối. 

Trong trường hợp chưa biết cách ghi, viết cáo phó thế nào cho đúng, cũng như các thông tin về người đã khuất, tang lễ thì bạn nên hỏi lại ý kiến của mọi người. Ngày nay cũng có rất nhiều nơi bán cáo phó in sẵn, người nhà có thể mua sẵn để điền thông tin vào. Tuy nhiên việc viết tay vẫn thể hiện sự cẩn thận, chu đáo của gia đình hơn. 

Hiện nay có rất nhiều bản cáo phó in sẵn rất tiện lợi
Hiện nay có rất nhiều bản cáo phó in sẵn rất tiện lợi

Xem thêm về: Kim Tĩnh là gì?

3. Ý nghĩa của viết cáo phó là gì?

Thật ra rất nhiều người thắc mắc rằng viết cáo phó để làm gì, việc này có tác dụng gì? Trước đây người ta thường sử dụng giấy báo tử, tại sao lại chuyển qua dùng phó cáo, ắt hẳn phải có dụng ý của nó. 

3.1. Cung cấp tất cả thông tin quan trọng nhất của tang lễ

Trước đây, người ta dùng giấy báo tử để thông báo về sự ra đi của người đã khuất, nhưng trên này lại không có nhiều thông tin. Việc nhắc lại tên, quê, ngày tháng năm sinh như một lần định danh lại người chết, xác định đúng người. Thứ 2 nữa, trên giấy báo tử không có  những thông tin quan trọng như: địa chỉ tổ chức tang lễ, thời gian diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu, lễ di quan,…để người khác biết. Lúc này người ta phải gọi điện hỏi lại hoặc gia đình sẽ lại phải gửi thông báo thêm lần nữa. Điều này gây mất thời gian cho cả 2 bên, nhất là những lúc tang sự bối rối dễ có sai sót. 

Một điều quan trọng nữa là người đọc sẽ biết được thời gian và địa điểm chi tiết diễn ra các quá trình của tang lễ từ đó sắp xếp để tham gia. 

Cáo Phó để thông báo cho mọi người sự ra đi của một người
Cáo Phó để thông báo cho mọi người sự ra đi của một người

3.2. Thông báo đến tất cả mọi người một cách nhanh gọn

Hiện nay, khi viết cáo phó, bạn có thể dán, đặt ở nhiều nơi khác nhau. Chẳng hạn như: đặt trước cổng nhà, cổng nơi tổ chức tang lễ, dán ở đầu xóm, đầu ngõ, trên mạng xã hội hay đọc thông tin trên loa xã, huyện, truyền hình, đài,…

Do đó, gia đình có thể gửi tin buồn này đến tất cả người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng một cách nhanh chóng qua cáo phó. Và quan trọng là đảm bảo thông tin đến được khắp tất cả mọi người mà không lo thiếu sót ai, gây mất lòng, xích mích.

Xem thêm về: Cặp đèn cầy bái quan là gì?

4. Các mẫu cáo phó 

Thực tế hiện nay có rất nhiều mẫu cáo phó tin buồn, nhưng như đã nói ở phần cáo phó là gì thì dù mẫu nào cũng bắt buộc đều đầy đủ thông tin, mặc dù cách trình bày, dẫn dắt có đôi phần khác biệt. Việc chọn mẫu cáo phó như thế nào cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tôn giáo, địa vị, vùng miền,…

4.1. Mẫu cáo phó phổ thông

Dạng cáo phó phổ thông thường được nhiều người dùng nhất, dành cho những gia đình không theo tôn giáo. Kiểu mẫu này có cách trình bày đơn giản, ngắn gọn. 

CÁO PHÓ hoặcTIN BUỒN (được in to chính giữa) 

Đại điện gia đình người mất vô cùng thương tiếc báo tin.

HỌ VÀ TÊN (của người mất)
Ngày tháng năm sinh
Hưởng dương ở tuổi
Quê quán

Thời gian từ trần (giờ, phút, ngày/tháng/năm theo cả dương lịch và âm lịch).

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Lễ nhập quan lúc… ngày

Thời gian, địa điểm tổ chức lễ viếng.
Lễ truy điệu diễn ra vào giờ,…ngày….tháng…năm

Địa điểm tổ chức lễ an táng.

Sau đó, linh cửu sẽ được an táng tại….

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG THIẾU SÓT KÍNH XIN QUÝ VỊ NIỆM TÌNH THA THỨ

TANG GIA ĐỒNG BÁO

 

Ngoài những thông tin trên, nội dung cáo phó còn có thể thông báo về đơn vị, \ và chức vụ công tác của người mất (thường là những người làm chức vị cao, làm ở nhà nước

Ví dụ như:

(ảnh người đã khuất)

CÁO PHÓ

GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN:

PGS-TS 

NGUYỄN VĂN A

Nguyên Phó Giám Đốc trường Đại Học B

Sinh ngày 17 tháng 5 năm 1933

Quê quán: xóm 9 xã Đông Ngạc huyện Từ Liêm tỉnh Hà Nội

Đã từ trần lúc 17h30 ngày 22 tháng 11 năm 2019

( Tức ngày 26 tháng 10 năm Kỷ Hợi)

HƯỞNG THỌ 87 tuổi

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

LỄ NHẬP QUAN lúc 9h00

LỄ VIẾNG lúc 11h00

Ngày 23/11/2019 ( tức ngày 27 tháng 10 năm Kỷ Hợi)

LỄ ĐỘNG QUAN lúc: 6h00

Ngày 26/11/2019 (tức ngày 1 tháng 11 năm Kỷ Hợi)

Sau đó Linh Cửu Được Đưa Đi An Táng Tại:

Hoa Viên Nghĩa Trang Hà Nội

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG THIẾU SÓT KÍNH XIN QUÝ VỊ NIỆM TÌNH THA THỨ

TANG GIA ĐỒNG BÁO 

Bản cáo phó được in ra để dán ở cổng tổ chức tang lễ

4.2. Mẫu cáo phó Phật Giáo

Thông tin cáo phó theo Phật giáo có nội dung như sau:

 

CÁO PHÓ 

Nam mô tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật
Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cùng Chư Tôn Đức, thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần.

Họ tên và Pháp danh (pháp danh là tên được dùng khi họ tham gia đạo Phật).
Năm sinh – Quê quán

Thời gian vãng sanh
Hưởng thọ bao nhiêu tuổi.
Địa điểm tổ chức tang lễ.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thời gian tổ chức lễ nhập quan, phát tang và thăm viếng.
Thời gian diễn ra lễ động quan.
Địa điểm tổ chức lễ an táng.

Sau đó, linh cửu sẽ được an táng tại….

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG THIẾU SÓT KÍNH XIN QUÝ VỊ NIỆM TÌNH THA THỨ

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO 

Mẫu cáo phó Phật giáo

4.3. Mẫu cáo phó theo đạo chúa

Mẫu cáo phó theo đạo Chúa gồm phần chữ và biểu tượng của lòng Chúa thương xót.

Về phần nội dung, gồm những thông tin như sau:

 

CÁO PHÓ

Trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và Phục sinh, Gia đình chúng tôi trân trọng báo tin
Danh xưng – Trần Thị A 

 Ngày/tháng/năm sinh … Quê quán … 

Đã được Chúa gọi về lúc giờ, ngày/tháng/năm (bao gồm lịch âm và lịch dương)
+ Hưởng thọ bao nhiêu tuổi
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Thời gian diễn ra nghi lễ nhập quan và phát tang.
Thời gian và địa điểm tổ chức Thánh lễ tại nhà
Các Hội đoàn Giáo xứ thăm viếng và cầu nguyện.
Thời gian cử hành nghi thức động quan và di quan
Thánh lễ an táng (thời gian và địa điểm).

TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG THIẾU SÓT KÍNH XIN QUÝ VỊ NIỆM TÌNH THA THỨ

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO 

Bản Cáo Phó của đạo Công Giáo

Tóm lại dù có sự đa dạng về tôn giáo, vùng miền thì bảng Cáo Phó vẫn giữ những thông tin nhất định, không có quá nhiều khác biệt vì vậy tang chủ không cần lo lắng. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ tang lễ, người ta sẽ chuẩn bị từ A đến Z bao gồm cả cáo phó cho gia chủ.

5. Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về cáo phó là gì, để các bạn nắm rõ vấn đề này. Thực tế, việc viết Cáo Phó là một thủ tục phổ biến và quan trọng mà bất kỳ nhà nào cũng làm, do đó chúng ta không nên bỏ qua. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Thăng Long Đạo Quán để được tư vấn chi tiết nhất. Hoặc tải ứng dụng về điện thoại để cập nhật tin tức về: Phong tục, Tử vi, Phong thuỷ… hàng ngày.

Xem thêm về: