Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu tọa lạc ở đâu? Có thể tới nơi đây vào thời gian nào trong tuần? Nếu tín chủ đang băn khoăn về những câu hour này, vậy đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1. Đôi nét về Ông Thất Phủ Cổ Miếu nơi giao thoa văn hóa Việt Trung 

Năm 1679, sau khi được chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) chấp thuận, tướng quân người Hoa Trần Thượng Xuyên cùng hơn 3.000 quân thân tín, cùng với gia quyến vào vùng Bàn Lân (nay thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khai hoang lập nghiệp.

Trần Thượng Xuyên và cộng đồng người Việt định vùng đất này trước đó đã cùng nhau khai khẩn, mở mang đất đai và tạo lập Nông Nại Đại Phố – một thương cảng đô hội, phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ.

Sau 6 năm an cư trên đất Việt, tướng quân Trần Thượng Xuyên đã cùng cộng đồng người Hoa tạo dựng nên cơ sở tín ngưỡng Thất phủ cổ miếu.

Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu hay hay còn gọi là Chùa Ông, Miếu Quan Đế hay Thất Phủ Cổ Miếu Biên Hòa. Ban đầu, ngôi miếu được gọi là miếu Quan Đế vì thờ Quan Thánh Đế Quân ( tự là Trương Sinh, tên thật là Quan Vũ, sau đổi thành Quan Vân Trường). Sau đó, miếu đổi tên thành Thất Phủ Cổ Miếu do được đóng góp thành lập từ 7 phủ người Hoa lúc bấy giờ: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu, và Ninh Ba.

Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu ở đâu??

Chùa Ông được khai nguyên từ năm 1684. Ngôi chùa được tọa lạc ở số 48 đường Đặng Đại Độ, thuộc phường Hiệp Hoà (xưa kia gọi là cù lao Phố), thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây được xem là cơ sở tín ngưỡng đầu tiên của người Hoa trên vùng đất Nam Bộ.

chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu
Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu

Chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu thờ những ai?

Ngoài thờ Quan Đế, chùa Ông cù lao Phố còn thờ Ngũ Hành Nương Nương, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngũ điện Diêm La Thiên Tử Bao (Bao Công), Thái Tuế Tinh Quân, Huyền Đàn Triệu Nguyên Soái, Thần Tài Âm Phủ, Bạch Vô Thường,…

Thời gian mở cửa Miếu Quan Đế 

Khi tới chùa Ông, khách sẽ không bị mất phí tham quan. Không những vậy chùa Ông còn mở cửa tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7, chủ nhật). Điều này rất tiện lợi cho khách ở xa muốn tới vãn cảnh. 

Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn những ngày tốt và tránh các ngày xấu trong tháng. Xem ngay NGÀY TỐT XẤU miễn phí trên Thăng Long Đạo Quán để tìm được ngày đẹp đi cầu bình an, tài lộc nhé!

2. Một số lưu ý khi đến chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu

Trang phục

Cũng giống như khi đi lễ tại chùa chiền, miếu mạo hay các nơi thờ cúng linh thiêng khác, khi tới chùa ông, các bạn nên ăn mặc chỉn chu, áo quần gọn gàng.

Bạn có thể mặc những trang phục dáng dài, tuy nhiên không nên quá lòe loẹt 

Bạn không nên lựa chọn những chiếc váy quá ngắn hay quần cộc vì vừa khiến mọi người không thiện cảm, vừa không phù hợp với không khí nơi đây.

Điều này thể hiện lòng thành kính khi tới cầu, lễ.

Cách sắm lễ

Lễ mặn: Thịt lợn, thịt gà, giò, chả…Các loại thịt này cần được làm sạch, nấu chín và đặt ở ban Công đồng.

Đối với du khách không chuẩn bị được lễ mặn thì có thể thay thế bằng lễ chay hoặc lễ đen:

Lễ chay gồm:Hương, hoa quả, tiền vàng, hài, nón,…

Mâm lễ chay khi vào chùa Ông Cù Lao
Mâm lễ chay khi vào chùa Ông Cù Lao

Một số lưu ý khác

  • Không nên nói chuyện quá to, gây ồn ào ảnh hưởng tới những người đi lễ khác, không nên bình phẩm, chạy qua lại.
  • Không để trẻ em nghịch ngợm, chạy loạn gây ảnh hưởng đến người khác, đồ tế, sờ mó vào tượng…

Xem thêm về: Kinh nghiệm đi lễ Phủ Tây Hồ

3. Nên cầu gì ở chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu

Thông thường, mọi người đến chùa Ông sẽ cầu bình an, sức khỏe, gia đạo yên bình, may mắn trong công việc hay vấn đề làm ăn kinh doanh được thuận buồm xuôi gió.

Điện thờ chính Quan Công

Văn khấn khi đi lễ:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy quan thế âm bồ tát.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Quan Thánh Đế Quân.

Con kính lạy ngài Ngũ Hành Nương Nương,

Con kính lạy ngài Ngũ điện Diêm La Thiên Tử Bao

Con kính lạy ngài Huyền Đàn Triệu Nguyên Soái, Thần Tài Âm Phủ, Hắc Bạch Vô Thường.

Tín chủ  con là… (hoàng văn A)

Ngụ tại… (số nhà 999 đường A, phường, xã B..Quận, huyện….tỉnh thành…..Quốc gia)

Hôm nay là ngày… tháng…năm.

Tín chủ  con đến nơi…….. thành tâm kính nghĩa: Cảm tạ công đức của Quan Thánh Đế Quân đã ban phúc lành che chở cho dân. Nay Tín chủ  chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, trà quả…

Cầu mong Quan Thánh Đế Quân chứng giám, và phụ hộ cho Việt Nam quốc thái dân an, che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Khi lễ nên nói ra những mông ước của mình một cách thành tâm nhất
Khi lễ nên nói ra những mong ước của mình một cách thành tâm nhất

Cách hạ lễ đúng chuẩn

Sau khi nhang cháy hết, bạn vái 3 vái trước ban thờ rồi hạ tiền vàng đem đi đốt. Lưu ý khi hóa tiền vàng bạn cần hóa từng lễ một để không bị nhầm lẫn giữa các ban. Bắt đầu hóa từ ban thờ chính rồi các ban khác.

Sau khi hóa tiền vàng xong bạn mới quay lại hạ lễ dâng cúng. Bạn phải hạ ban ngoài cùng đầu tiên rồi hạ đến các ban.

Xem thêm về: #6 Bài khấn đi chùa đầu năm đầy đủ

Thụ lộc

Sau khi hạ lộc xong, bạn không nên giữ cho riêng mình mà nên tán lộc đi để có thể nhận về được nhiều lộc của Thần Phật. Những người giữ lộc để hưởng một mình sẽ bị cho là cô độc và cô quả. 

Chỉ khi phân phát lộc tới nhiều người thì chúng ta sẽ mang lại được nhiều hơn sự may mắn và phúc lộc cho bản thân và gia đình.

4. Hội chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu diễn ra vào ngày nào?

Hàng năm, từ ngày mùng 10 – 113 tháng Giêng, tại đây diễn ra hội chùa Ông, thu hút rất đông khách từ trong và ngoài tỉnh tới chiêm bái, dâng hương, dâng lễ. 

Ngoài ra mỗi năm chùa Ông còn có rất nhiều ngày lễ lớn như vía Ông, vía Bà, Vu Lan, trong những ngày lễ đó chùa Ông thu hút rất nhiều khách thập phương tới cúng bái, tham quan vãn cảnh.

Hình ảnh mọi người đi lễ hội tại Thất phủ cổ miếu
Hình ảnh mọi người đi lễ hội tại Thất phủ cổ miếu

Xem thêm bài viết: Ngày Lễ Vu Lan nên đi chùa nào?

5. LỜI KẾT

Mong rằng bài viết trên đây của Thăng Long Đạo Quán đã giúp quý bạn đọc hiểu thêm về chùa Ông Thất Phủ Cổ Miếu và cách sắm lễ khi tới đây.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình.

Kính chúc Bách gia luôn hạnh phúc, nhiều sức khoẻ, tài lộc!

Để nhận thêm các thông tin về tín ngưỡng và các tin phong thủy khác, tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi:

Xem thêm về: