Như bất kỳ các môn khoa học nào khác, có thể nói đại sư phong thủy như những tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành. Với đặc thù là ra đời sớm từ hàng ngàn năm về trước, Phong thủy học có nhiều các đại sư phong thủy nổi tiếng sáng tạo những lý luận, nguyên lý. Những kiến thức họ để lại là nền móng cơ bản cho phong thủy hiện đại sau này. Cùng tìm hiểu về các đại sư phong thủy thông qua bài viết tổng hợp dưới đây của Thăng Long Đạo Quán. Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Đôi nét về các đại sư trong Phong thủy học 

Bắt nguồn từ Trung Quốc, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, hiện tại Phong thủy đã phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Phong thủy cũng như nhiều bộ môn khoa học khác đã trải qua một lịch sử lâu đời với nhiều lý luận và nhiều luồng tư tưởng khác nhau. 

Các Đại sư phong thủy là ai?
Các Đại sư phong thủy là ai?

Để có được sự phát triển như hiện nay, chúng ta không thể không nhắc tới các đại sư phong thủy học. Những đóng góp của họ đã giúp Phong thủy từ phát triển đầy đủ với các nguyên lý liên quan Ngũ hành, Âm dương, Can chi… 

Các đại sư phong thủy Trung Quốc theo dòng lịch sử đã giúp hình thành nên các trường phái Phong thủy học hiện đại. Những đóng góp họ theo thời gian là nền tảng để thế hệ sau đúc kết, đưa ra những lý luận mới trong từng thời kỳ. 

Cuối cùng, tính ứng dụng của phong thủy học hiện đại để nó trở thành hiện tượng toàn cầu hiện nay chính là nhờ sự đóng góp, xây dựng không hề nhỏ của các nhà Phong thủy học. 

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số các đại sư nổi tiếng, bao gồm trước và sau thời kỳ hình thành và phát triển của Phong thủy học.

2. Đóng góp về lý luận Phong thủy học của các đại sư

2.1 Quách Phác – ông tổ của Phong thủy học 

Quách Phác là người sống ở thời đại nhà Tấn (Trung Quốc). Ông đã có hình thành khái niệm phong thủy khi lần đầu tiên nhắc đến nó trong Táng thư. Vị đại sư cũng được công nhận là học giả uyên bác, ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Nhĩ nhã, Tam thương, Phương ngôn, Sơn hải kinh, Sở từ, Mục tiên tử truyện. Người đời tôn xưng ông là nhà văn học, nhà huấn đỗ học. 

Trong phong thủy, ông cũng là người xây dựng thuật xem xét tướng trạch trong thực tiễn. Trong Tấn thư – Quách phác truyện có ghi chép lại việc ông đã từng vì Tư Mã Duệ đi qua xem vùng đất Nghiệp, chọn phần đất mồ mả cho cha mẹ, xem tướng mộ cho những người khác. 

Xét từ góc độ luận thuyết Vọng khí Âm dương đã từng được Quách Phác sử dụng, ông không những nắm vững học thuyết Âm dương trong lòng bàn tay mà còn thuần thục nó trong việc ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, còn dùng tư tưởng khí luận xuyên suốt. 

Từ chính thành tựu to lớn trên mà người trong giới đều tôn Quách Phác là “Ông tổ của Phong thủy học”.

XEM THÊM:Nguồn gốc hình thành phong thủy

2.2 Hậu thiên Bát quái của Chu Văn Vương

Vốn là người khởi xướng lật đổ triều Thương, Chu Văn Vương thời trẻ từng bị giam cầm trong ngục. Trong thời gian này, ông chuyên tâm vào nghiên cứu, học tập các tri thức về trời đất của người xưa. Đồng thời tổng hợp Hà đồ Lạc thư và Tiên thiên Bát quái của Phục Hy. Từ đó phát triển thành Hậu thiên Bát quái. Một đóng góp khác của ông là chú thích quái hào trong Bát quái và sự biến hóa của quái hào, từ đó phát triển thành Chu dịch. 

Hậu thiên Bát quái và Chu dịch đã hàm chứa quy luật vận hành của vũ trụ và nguyên tắc sinh khắc của vạn vật, là vũ khí có lực nhất để hiểu rõ về sự huyền bí của đất trời thời cổ đại. 

Sau này, Bát quái và Chu dịch do Chu Văn Vương suy diễn đã trở thành nền tảng cho các loại học thuật. Phong thủy học kế thừa Hậu thiên Bát quái và Chu dịch của ông làm công cụ quan trọng để khảo sát, suy đoán cát hung. 

2.3 Sủ Lý Tử và “Táng địa hưng vượng luận” 

Sống ở thời Chiến Quốc, đại sư Sủ Lý Tử nước Tần đã tự tay xây dựng lăng mộ cho bản thân ngay từ lúc sinh thời. Ông từng tiên đoán rằng sau này cung điện của thiên tử sẽ kẹp mộ của ông vào giữa. Sau này chính cung Trường Lạc của người Hán vừa vặn xây vào phía Đông mộ của Sủ Lý Tử, cung còn được xây vào phía Tây của ngôi mộ. Từ đó danh tiếng ông nổi như cồn. Lời dự đoán về phần mộ của ông đã được Phong thủy cho là cội nguồn của luận thuật về đất táng hưng vượng. 

2.4 Thuyết Ngũ hành được phát triển bởi Đổng Trọng Thư

Đổng Trọng Thư (179 – 104 trước CN), là đại sư kinh học đời Tây Hán, là người sáng lập ra nền Nho học mới đời Hán. Tư tưởng triết học cơ bản là tư tưởng kết hợp lẫn nhau giữa thiên mệnh luận và thuyết Âm dương Ngũ hành.

Đổng Trọng Thư thời Hán Nho trong Thượng thư – Hồng phạm đã giải thích về Ngũ hành như sau: “Mộc ở bên trái, Kim ở bên phải, Hỏa ở phía trước, Thủy ở phía sau, Thổ ở giữa, đặt Mộc vào hướng Đông thì chủ khí mùa xuân, đặt Hỏa vào hướng Nam thì chủ khí mùa hạ, đặt Kim vào hướng Tây thì chủ khí mùa thu, đặt Thủy vào hướng Bắc thì chủ khí mùa đông”. Ông lấy cái trừu tượng của Ngũ hành làm thành 5 loại thuộc tính vật chất, mà không chỉ là 5 loại vật chất. 

Học thuyết Ngũ hành quy nạp vào thế giới khách quan là do 5 loại vật chất cơ bản nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành, sự phát triển và biến đổi của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên (bao gồm con người trong đó) đều là kết quả của 5 loại vật chất không ngừng vận động và tác dụng lẫn nhau. Sự đối lập, dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau giữa Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là quy luật và nguyên nhân sinh tồn của vạn sự vạn vị. trong vũ trụ. 

Quan niệm này giản nhưng lại duy vật, giống với quy lui trong “Bảng tuần hoàn các nguyên và hóa học” và định luật Bảo toàn với chất của nền khoa học cận đại, có sự diệu kỳ của khúc nhạc khác nhau mà diễn hay như nhau.

2.5 Quản Lộ thời Tam quốc lý luận về tướng đất

Quản Lộ, người nước Ngụy thời Tam quốc, là một thuật sĩ nổi tiếng, tinh thông Chu dịch, phong thủy và chiêm bốc, đồng thời ông cũng là người đã sáng tạo ra một bộ lý luận về tướng đất. Quản Lộ từng căn cứ vào “Tứ tượng” trong phong thủy để phán đoán hung của âm trạch, vô cùng ứng Khiêm. 

Tam Quốc chí – Ngụy thư – Quản Lộ truyện ghi chép, có một lần ông đi qua phần mộ tổ tiên của Vô Khâu Kiệm, dựa vào cây mà than: “Mặc Hậu cây cối tươi tốt; hình không thể lâu, bài vị mặc dù đẹp, sau này khó có thể giữ; Huyền vũ giấu đầu, chòm sao Thanh long không chân, Bạch hổ bị nuốt, Chu tước khóc thương, bốn nguy cơ đã có đủ, pháp đương diệt tộc, không quá 2 năm sẽ ứng nghiệm”. Sau này, quả nhiên Vô Khâu Kiệm vì mưu phản nên bị diệt cả họ tộc. Cũng vì sử sách ghi chép thuật chiêm bốc và âm dương của Quản Lộ khá cao, vì thế người đời sau mượn danh của Quản Lộ, suy diễn ra một bộ tác phẩm đại thành thuật tướng đất là Quản thị địa lý chỉ mông, và quyến Quản thị địa liên thiên có ảnh hưởng lớn tới việc quản lý đất đai ở Trung Quốc thời cổ đại.

XEM THÊM: Phong Thủy Số là gì?

3.  Những cái tên nổi bật khác 

3.1 Đại sư phong thủy học đầu tiên 

Vào thời Hán Đế đã từng xuất hiện một vị đại sư phong thủy nổi tiếng, đó là Thanh Ô Tử. 

Là người chuyên chức về tướng mộ thời xưa, ông là nhân vật có công sáng lập đầu tiên. Bắt đầu từ ông, phong thủy học được chuyên nghiệp hóa đồng thời phát triển lên thành hai nhánh lớn là khảo sát đất mộ và khảo sát nhà ở. 

Tuy nhiên, do thời kỳ mà Thanh Ô Tử chưa có những ghi chép rõ ràng khiến người ta không có nhận thức xác định về niên đại mà sinh sống. Có người nghĩ rằng ông sống trong giai đoạn sớm nhất của các triều đại Trung Quốc là Thương Chu, người khác lại tin rằng ông sống vào triều Tần. 

Tác phẩm truyền lại cho đời sau có điển tích về tướng mộ Thanh Ô Kinh nhưng đáng tiếc đã bị thất lạc. Hiện nay, người ta đều biết Thanh Ô tiên sinh tạng kinh thư được thu thập vào Tứ khố toàn thư. Nhưng căn cứ vào khảo chứng, sách này không phải là sách cổ mà người đời sau mượn danh nghĩa của Thanh Ô Tử làm nên. 

3.2 Bàn Canh giúp triều đại hưng vận mấy trăm năm

Bàn Canh là quân chủ sớm nhất thời cổ đại hiểu về việc dùng phong thủy giúp đất nước thịnh vượng, ông là để vương thứ 19 của triều Thương.

Khi Bàn Canh vừa kế vị, triều Thương đã vô cùng suy yếu. Để đất nước cường thịnh, thúc đẩy phong thủy phát triển, đích thân quốc quân Bàn Canh chuyên chú phong thủy đã lựa chọn đất mới để dời đô. 

Căn cứ vào yêu cầu của Phong thủy học, để chấn hưng đất nước, Bàn Canh quyết định dời đô. Lúc đó, triều Thương từ khi Thương Thang diệt Hạ đến bây giờ đã 4 lần dời đô, lần dời đô thứ 5 của Bàn Canh đã gặp phải sự phản đối của quần thần. Vì các đại thần để có nhà cửa, ruộng đất, nô lệ của mình tại đô thành hiện có đã mất nhiều công sức, nay dời đi thì thành công cốc. 

Tự mình khảo sát, cuối cùng Bàn Canh lựa chọn Ân có thể chiêu cát tránh hung làm kinh đô mới. Để thuyết phục bách quan, Bàn Canh hứa với các quần thần, dự đoán sau khi dời đến Ân, triều Thương nhất định có thể chấn hưng được lần nữa. Sau đó, triều đại quả nhiên hùng mạnh, triều Thương vốn đã suy tàn, sau khi dời đô lại trường tồn trong khoảng thời gian mấy trăm năm nữa. Đến nay, khi nhắc đến triều Thương người ta thường gọi là triều Ân Thương.

Tác động của các đại sư lên mọi mặt của phong thủy
Tác động của các đại sư lên mọi mặt của phong thủy

3.3 Đại sư đệ nhất phong thủy Viên Thiên Canh

Viên Thiên Canh là người sống vào cuối đời Tuy, đầu đời Đường, được công nhận là “đại sư đệ nhất phong thủy” Trung Quốc thời cổ đại.

Tương truyền, Viên Thiên Canh là con trai của Tùy Văn Đế Dương Kiên, mẹ bị hoàng hậu sát hại, vì thế được đem cho viên gia nuôi dưỡng. Sau đó ông đến núi Nga Mi học đạo thuật, vì may mắn được gặp cha của Lý Thuần Phong là Lý Bá và Dược vương Tôn Tư Mạc nên được truyền dạy thuật số, y thuật, tướng thuật, trở thành đại sự phong thủy danh tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Viên Thiên Canh tinh thông thuật số, đã từng dự đoán Võ Tắc Thiên sẽ được đại quý từ khi bà còn nhỏ. Khi ông tự chọn mồ mả cho mình, ông đến Thiên Cung ở Lãng Trung, cho rằng đây là bảo địa hiếm có, rồi chôn miếng tiền đồng vào nơi huyệt vị. Khi xây mộ, người ta lại phát hiện ra Lý Thuần Phong cũng lựa chọn nơi đây làm mộ địa, đành đến nha môn bẩm báo. Kết quả lại phát hiện ra trên mặt đồng tiền của Viên Thiên Canh có cắm trâm bạc của Lý Thuần Phong. Thế là hai vị đại sự mỗi người lùi phần mộ của mình về phía sau 2 dặm. Câu chuyện được lưu truyền rộng rãi này cũng đã chứng minh được trình độ học vấn tinh thâm trong phong thủy.

3.4 Lý Thuần Phong và những đóng góp cho Phong thủy học cổ đại 

Từ nhỏ Lý Thuần Phong đã mất cha mẹ, theo sự phụ lên núi học thuật. Vào thời Tùy Dạng Đế, thiên hạ đại loạn, sư phụ liền phái Lý Thuần Phong xuống núi phò giúp chân chúa. Trước tiên, Lý Thuần Phong đến nhờ cậy quân Ngõa Cương, sau đó phò tá cho Lý Uyên, trở thành quân sự khai quốc của triều Đường.

Sau khi triều Đường thành lập, Lý Thuần Phong chuyên tâm nghiên cứu thiên văn, soạn Giáp Tý nguyên lịch. Đóng góp cống hiến kiệt xuất vào sự phát triển của thiên văn, lịch pháp, số học cho thế hệ sau. Ông còn đảm nhận vai trò là người chỉ đạo trong quá trình tạo nên các tác phẩm như Lương thư, Trần thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tùy thư, Tấn thư, tự mình viết Thiên văn chí, Lý lịch chí, Ngũ hành chí, bảo tồn tư liệu lịch sử cho sự biến đổi thiên tượng và thiên tai thời cổ đại.

Chính vì những thành tựu chứng tỏ ông là một nhà phong thủy học vô cùng nổi tiếng. 

4. Các đại sư phong thủy với sự phát triển của hai phái Hình thế và Lý khí 

Môn phái Lý khí do Trần Đoàn sáng lập, tương truyền ông đã phát minh ra phương pháp dùng luật lữ quái tượng để lựa chọn phong thủy, thịnh hành ở Tứ Xuyên thời cổ đại. 

Một tôn sư đời đầu khác của Lý khí là Lại Văn Tuấn cũng để lại những đóng góp không nhỏ. Đó là tự mình sáng tạo ra hệ thống Phong thủy học thiên tinh hoàn chỉnh. Đến nay, “Thiên tinh hạt sa pháp” và “Phụ tinh thủy pháp” do ông phát minh ra vẫn được mọi người sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, ông còn bổ sung vào Nhân bàn dựa trên cơ sở Thiên bàn và Địa bàn trong La bàn. 

Môn phái Hình thế nổi bật với Tổ sư Dương Quân Tùng đời Đường. Ông từng chạy giặc về Giang Tây nghiên cứu phong thủy để tạo ra nhiều điển tịch nổi tiếng: Hám long kinh, Nghi long kinh, Thanh mang áo ngữ, Thiên ngọc kinh, Ngọc xích kinh, Họa Giáp đồ, Tứ đại huyệt pháp, Lập chùy phú, Bạt sa đồ, Thai phúc kinh, Vọng long kinh, Đảo trượng pháp. Nền tảng mà ông để lại sau này được đồ đệ ông là Tăng Văn Thuyên truyền lại cho các thế hệ đệ tử sau. Từ đó hình thành nên phái Hình thế nổi tiếng. 

5. Lời kết 

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử thì ngành khoa học nào cũng cần những cá nhân kiệt xuất để phát triển, tổng hợp các lý luận, tri thức và tính ứng dụng. Phong thủy học cũng không nằm ngoài quy luật này. Sau khi tìm hiểu thì có thể nói, những cống hiến của các đại sư Phong thủy học cho bộ môn này không thể đong đếm. 

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây: