Hư Không Tạng Bồ Tát có công đức to lớn, trí tuệ vô biên và lòng kiên trì như kim cương. Vốn là một hình tượng phổ biến trong Phật giáo, vậy Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu.
1. Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?
Hư Không Tạng Bồ Tát có nhiều cái tên được người đời xưng tụng như: Phật Hư Không Tạng Bồ Tát, Hư Không Quang, Hư Không Dựng…
Trong tiếng Phạn, tên của Ngài là Akasagarbha, tức “viên ngọc quý của bầu trời”. Ngài cũng được biết đến qua lời kể của Đức Phật Thích Ca theo Kinh Đại Bảo Tích.
Ngài được thờ phụng nhiều tại các quốc gia Đông Á, gồm Việt Nam. Người đời đôi khi còn cho rằng ngài chính là anh trai song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bởi Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát bổn nguyện có nhắc tên của Ngài được dịch là kho tàng không gian vô biên, tức là vị Bồ Tát sáng suốt, có trí tuệ vô biên.
Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng thường thấy đầu đội mũ Ngũ Phật toạ trên đài sen lớn rất tráng lệ và tinh tế. Tay trái của Ngài cầm cành sen có miếng ngọc Như ý để đáp ứng cầu mong của chúng sinh. Hoa sen tượng trưng cho sự tinh khiết và sự phúc đức thì còn tượng trưng cho trí tuệ.
2. Chuyện về Hư Không Tạng Bồ Tát
Mỗi vị Phật đều có nhiều truyền thuyết và câu chuyện được các đời tông phái Phật ghi chép lại. Hư Không Tạng Bồ Tát cũng không ngoại lệ, có nhiều điều đặc biệt về ngài.
2.1. Thân thế của Ngài
Bồ Tát Hư Không Tạng từng là trợ thủ đắc lực của Thích Ca Mâu Ni tại Thích Ca Mâu Ni Viện, mã hiệu Vô Tận Kim Cương Mạn Đà La trong Đại Tạng Kinh Thái Lan. Đôi khi, với mật danh Như Ý Vương, Ngài là Tôn chủ Hư Không Tam tạng của Viện Mandala Thai Tạng Giới.
Hình vẽ Mandala Kim cương có khắc họa Ngài như một trong 16 vị thần thông thái, có mật danh là Hưng Thịnh có Kim cương, viên mãn Kim cương.
Qua ngàn kiếp người thì có rất nhiều truyền thuyết, rất nhiều câu chuyện về thân thế của Ngài. Mỗi thân phận lại có một mục đích số phận, thậm chí mỗi câu chuyện về ngài đều chứa những điều đặc biệt phía sau.
Một số kinh điển Phật giáo ghi rằng trước khi tu Bồ tát đạo, Ngài là con trai của Chuyển Luân Thánh Vương Trang Nghiêm. Dù vậy thái tử đã không lên ngôi mà xuất gia, một lòng tu theo Phật.
Xem thêm: Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
2.1. Về tên gọi của Bồ Tát
Tên của Ngài xuất phát từ việc khi Ngài trở thành bồ tát, khiến hương bột, ô lụa đủ màu, hoa và nhạc trời đã được rót vào 3000 Đại Thế Giới, khiến chúng sinh khắp nơi đều hạnh phúc, thích thú.
Chư thiên vui mừng và tụng niệm vị đại bồ tát này, người đã được đặt tên là Hư Không Tam Tạng. Ngài là vị bồ tát đại diện cho lòng từ bi, tình thương và niềm vui, sự thanh thản vô lượng.
Khi chúng sinh thờ phụng, nhìn vào đôi mắt của Ngài để tự nhắc nhở mình tránh xa điều ác, lấy những tấm gương đáng quý và luôn đi theo con đường chân chính hướng thiện. Đức Thích Ca hết lòng khen ngợi Ngài về trí tuệ, quang minh và lòng nhẫn nại một tâm tu hành.
Ngoài ra, một số tác phẩm của Phật giáo khác cũng giải thích đầy đủ về cái tên “Hư Không Tạng” tức là phúc tạng, trí tạng và vô lượng, chữ “Tạng” trong tên Ngài có 3 hàm nghĩa:
- Năng tạng danh tạng: Tức là vị Bồ Tát hội tụ công đức vô lượng, không bờ không bến của thế gian và xuất thế gian
- Sở tạng danh tạng: Là thị hiện sở tạng của chúng sinh, tập trung công đức vô lượng của chư Phật, tuy nhiên, do chúng sinh phúc mỏng nên không thể cảm nhận được
- Năng sinh danh tạng: Ngài vì lòng từ bi vô lượng, xót thương chúng sinh mà khai pháp giới tạng, sinh ra 7 bảo vật vô lượng kim cương và ban chúng cho chúng sinh.
Xem thêm bài viết: Nghi thức tụng kinh Địa Tạng đầy đủ nhất
3. Thờ cúng Hư Không Tạng Bồ Tát
3.1. Ý nghĩa việc thờ Phật tại gia
Thờ Hư Không Tạng tại nhà là một nét đẹp nên được các phật tử và những ai yêu thích tìm hiểu đạo Phật làm. Thành tâm tôn kính ngài để được:
- Được Ngài phù hộ, độ trì về trí tuệ, phúc đức, gặp nhiều may mắn. Lúc cần thiết có thể chọn được con đường đúng đắn.
- Được Ngài khai thông trí tuệ, làm việc gì cũng thành công, như ý.
- Được Ngài ban cho tấm lòng nhân ái, giúp cân bằng cảm xúc, sống hạnh phúc không bon chen.
3.2. Cách thờ phụng Ngài
Thường thì một vị Phật, Bồ Tát thường sẽ có ngày đản sinh, ngày Phật/Bồ tát thành đạo và ngày xuất gia. Tuy nhiên, không có nhiều tài liệu ghi chép rõ về vị Bồ Tát này. Chúng ta có thể tham khảo Bồ Tát Hư Không Tạng là anh em song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Do đó, ngày vía của Ngài, cũng tức ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày 30 tháng 7 âm lịch.
Về cách bố trí bàn thờ Phật, Thăng Long Đạo Quán cũng có một bài viết chi tiết. Mời các bạn tham khảo.
Xin lưu ý thêm, trong ngày vía Phật thì quý gia chủ cần việc thiện tích đức, thực hiện ăn chay, phóng sinh, bố thí, thường xuyên niệm “Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát” để được phù hộ.
4. Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Một số tài liệu ghi chép rằng, vào ngày 13 âm lịch hàng năm, nếu tụng thần chú Hư Không Tạng thì sẽ được tăng trưởng phước báu, trí tuệ, được phù hộ độ trì.
Câu thần chú theo tiếng Phạn đọc là “Om Vaja ratna om trah svaha” còn theo tiếng Nhật Bản là “On bazara aratano on taraku”, còn đối với người dân Việt Nam nếu muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.
Việc đọc thần chú này phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, người trì tụng phải có tâm chí thành và trì tụng nhiều lần.
5. Lời kết
Xin cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết Hư Không Tạng Bồ Tát là ai. Hy vọng sau khi tham khảo các bạn đã biết thêm được nhiều kiến thức về đạo Phật cũng như việc thờ phụng các Ngài.
Các bài viết liên quan khác: