Đa số các gia đình Việt Nam có truyền thống cũng Thần Tài, Thổ Địa vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng. Đây là một trong những tập tục lâu đời được kế thừa và phát huy từ xa xưa đến bây giờ. Vậy “Ngày Rằm mùng 1 cúng Thần Tài, Thổ Địa” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng đọc bài viết dưới đây của Thanglongdaoquan.vn để có câu trả lời nhé!

1. Ông Thần Tài – Thổ Đại là ai? Lễ vật cần chuẩn bị?

1.1. Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài và Thổ Địa

Theo dân gian, ông Thần Tài là vị thần phù trợ gia đình về tài lộc, tiền tài. Ông đại diện cho sự may mắn, giúp gia đình làm ăn phát đạt, đắc tài đắc lộc. Công việc ngày một phát triển, làm ăn thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông. 

Bên cạnh đó, ông Thổ Địa cũng là vị thần được thờ cúng theo tín ngưỡng từ xa xưa. Thần Thổ Địa hay còn được gọi là ông Công, vị thần này cai quản vùng đất mà ông được thờ cúng. Và mọi người tin rằng thần Thổ Địa sẽ mang đến may mắn, sự bình an, yên bình cho các thành viên trong gia đình khi sống trên mảnh đất ấy. 

Chính vì vậy, ông Thần Tài và Thổ Địa rất được người dân tôn kính chú ý tới những gì liên quan tới cúng bái 2 vị thần này. 

1.2. Lễ vật cúng Thần Tài, thổ địa ngày Rằm, mùng 1?

Hai vị Thần Tài, Thổ Địa là 2 vị thần đặc biệt có thể vừa ăn chay, vừa ăn mặn. Vậy nên chuẩn bị lễ vật ngày rằm, mùng 1 cúng Thần Tài, Thổ Địa bạn cần hết sức chú ý. Và khi cúng bàn nên chuẩn bị những lễ vật, đồ cúng đơn giản như sau:

  • Vàng mã

Tùy vào từng vùng miền, phong tục của từng địa phương mà bạn có thể cúng vàng mã hoặc không. Bởi nhiều người cho rằng thần linh là các bậc bề trên, không dùng đến tiền vàng. Nếu gia đình bạn có thắp hương vàng mã thì chỉ cần chuẩn bị một ít tiền vàng giấy hoặc vàng thỏi. Không nên chuẩn bị nhiều quá tránh gây lãng phí, tốn kém.

  • Lễ vật

Nếu gia đình có nhiều thời gian, tiền bạc thì khi chuẩn bị các lễ vật để thắp hương có thể chuẩn bị một vài món chay hoặc mặn. Như món mặn: xôi, bộ tam sên (trứng luộc, thịt lợn luộc nguyên miếng, tôm luộc), giò, gà… Món chay nên có: xôi, rau củ quả xào…

Nhưng nếu gia đình không có nhiều thời gian chuẩn bị thì có thể cúng những đồ lễ đơn giản như sau:

  • Một đĩa hoa quả
  • Một lọ hoa
  • Bánh kẹo ngọt hoặc bánh oản ngọt
  • Thuốc lá
  • Trầu cau tươi
  • Nến cốc hoặc đèn
  • Nhang thơm
  • Chén nước, chén rượu.

Nếu bạn chưa biết Các cách xác định hướng đặt bàn thờ Thần Tài, thì không thể bỏ qua bài viết này. Bởi khi đặt đúng hướng và hợp với gia chủ thì sẽ giúp hút tài lộc, may mắn hơn.

Mùng 1 ngày Rằm cúng gì cho ông Thần Tài, Thổ Địa
Mùng 1 ngày Rằm cúng gì cho ông Thần Tài, Thổ Địa

2. Văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1, ngày Rằm 

Bạn có thể tham khảo bài văn khấn chuẩn theo Văn khấn cổ truyền sau: 

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…… Ngụ tại………

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa, mùng 1, ngày Rằm
Văn khấn Thần Tài, Thổ Địa, mùng 1, ngày Rằm

3. Những lưu ý khi cúng Thần Tài Thổ Địa ngày Rằm, mùng 1 đầu tháng

  • Tượng Thần Tài và ông Địa phải đặt đúng vị trí. Nhìn từ hướng bàn thờ ra ngoài thì ông Địa ngồi bên trái, Thần Tài ngồi bên phải ban thờ. TLĐQ gợi ý: Cách xác định hướng bàn thờ Ông Địa
  • Hũ gạo, hũ muối, hũ nước ba hũ này lúc nào cũng phải đầy và nếu vơi phải châm thêm vào. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay mới.
  • Đĩa trái cây không được cao hơn bát nhang. Quả nên mua quả tươi, không bị thối ủng, hỏng và phải được bày theo số lẻ. Không nên bày hoa quả bằng nhựa như thế là đang lừa dối thần linh, không thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
  • Hoa dùng để thờ nên dùng hoa tươi, cắm theo số lẻ, không nên dùng hoa khô. Thần Tài rất thích hoa có mùi thơm nên bạn có thể chọn những hoa như hoa ly, hoa hồng, hoa cúc với hương thơm dịu nhẹ để cúng.
  • Thời gian nên thắp hương vào buổi sáng, không nên thắp hương mùng 1, ngày rằm quá 17h. Để biết chính xác thời gian đẹp thắp hương thì bạn có thể xem tại công cụ miễn phí Xem ngày giờ tốt – xấu của Thăng Long đạo quán.
  • Gia chủ phải ăn mặc lịch sự, trang nghiêm, rửa tay sạch sẽ, lòng đầy thành kính, không chút tà niệm.
  • Bàn thờ trước khi cúng cần lau dọn sạch sẽ nhưng không được dịch chuyển tượng 2 vị thần, bài vị và bát hương

4. Lời kết

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp bạn tìm câu trả lời cho thắc mắc ngày Rằm mùng 1 cúng Thần Tài Thổ Địa như thế nào. Hãy cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán để thường xuyên cập nhật tin tức phong thủy Việt bổ ích khác. Bên cạnh đó, hàng loạt công cụ tra cứu của ứng dụng, bao gồm xem ngày giờ tốt – xấu, xem tuổi kết hôn, động thổ, chuyển nhà, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,…. đang chờ mọi người trải nghiệm miễn phí.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây:

Xem thêm: