Trong dân gian, luôn truyền miệng nhau về ngày Dương Công Kỵ Nhật. Vậy thực chất ngày này là ngày gì? Tại sao cần tránh làm đại sự vào trong ngày này, mọi thắc mắc sẽ được giải đáp bài viết dưới đây.
1. Nguồn gốc của ngày Dương Kỵ Công Nhật
Thời nhà Đường của Trung Quốc, ông Dương Quân Tùng nổi tiếng được biết đến là thầy Phong Thủy. Ông chuyên về nghiên cứu thiên văn, chiêm tinh, dự đoán cho quốc gia hồi ấy.
Nhà Đường đã có quãng thời gian vô cùng phồn thịnh, kinh tế phát triển. Dương Quân Tùng lúc này làm quan thời điểm đó và đảm nhận chức vụ tại cơ quan chiêm tinh, thiên văn quốc gia. Tại đây, chính vị quan tài ba này đã nghiên cứu ngày Dương Công Kỵ Nhật.
Trong giai đoạn triều Đường suy yếu, cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào diễn ra, Dương Quân Tùng đã tiên tri được số mệnh nhà Đường. Đoán trước được vận số nhà Đường đã hết, ông từ quan về quê. Sau thời gian ở quê, ông vẫn nghiên cứu phong thủy và sáng lập ra phái Phong thủy Loan. Ông nhận dạy học trò, tham gia tư vấn việc xây dựng nhà cửa.
Chính nhờ tài năng và tấm lòng nhân hậu, Dương Quân Tùng đã giúp cho nhiều gia đình cải thiện vận khí. Kinh tế từ đó cũng trở nên khấm khá. Để tưởng nhớ công ôn, người ta tôn ông là Dương Cứu Bần.
2. Ý nghĩa của ngày Dương Công Kỵ Nhật
Dương Quân Tùng là người khám phá ra ngày Dương Công Kỵ Nhật. Vậy thực chất ngày này là gì? Ngày Dương Công Kỵ Nhật được hiểu là một trong những ngày mọi người làm việc gì tiềm tàng tai nạn hoặc hiểm họa không đáng có. Đặc biệt trong xây dựng, nếu khởi công vào ngày này, sẽ dễ gặp gặp hỏa hoạn, tai họa không lường trước. Đây là những ngày xấu mà được Dương Quân Tùng khám phá và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Xem thêm bài viết: Ngày Thọ Tử là ngày gì
3. Cách tính ngày Dương Công Kỵ Nhật chuẩn xác nhất
Sau khi biết ý nghĩa của ngày Dương Công Kỵ Nhật, bạn cần xem cách tính ngày này để tránh. Theo lý thuyết, cả tháng đủ và tháng thiếu, cứ hai mươi tám ngày sẽ bắt đầu một vòng quay mới. Chu kì sẽ bắt đầu từ ngày 13 tháng 1, hay là ngày bách kỵ. Sau đó ở mỗi tháng sẽ thoái tự hai ngày, cuối cùng vào tháng Chạp là ngày 19. Như vậy, tổng cộng lại là mười ba ngày.
Tuy nhiên, riêng tháng 2 sẽ là ngày 12 thay vì là ngày 11. Mặc dù gây ra một số tranh cãi trong giới phong thuỷ nhưng theo nhiều sách cổ, ngày 12 là ngày chính xác hơn. Bởi hầu hết các thầy phong thủy đều lấy ngày 12 là ngày Dương Công Kỵ Nhật của tháng 2.
Theo cuốn Ngọc hạp thông thư của Hứa Chân Quân viết cách tính của ngày Dương Công Kỵ Nhật như sau:
- Mùa Xuân tính theo lịch âm, rơi vào các ngày: 13/1, 12/2 và 9/3.
- Mùa Hạ tính theo lịch âm, rơi vào các ngày: 7/4, 5/5 và 3/6.
- Mùa Thu tính theo lịch âm, rơi vào các ngày: 8/7, 29/7, 27/8 và 25/9.
- Mùa Đông tính theo lịch âm, rơi vào các ngày: 23/10, 21/11 và 19/12.
Như vậy, có tổng cộng 13 ngày này trong 1 năm. Mỗi tháng chỉ có 1 ngày, trừ tháng 7 là có 2 ngày. Bởi tháng 7 âm lịch thường biết đến là tháng có trường khí xấu. Tháng 7 âm bị ứng với quẻ “Bĩ” trong kinh dịch, dương khí suy tàn âm khí phát sinh. Tương tự áp dụng cách tính đó, bạn sẽ có ngày Dương Công Kỵ Nhật trong năm 2023 theo lịch dương như sau:
- Mùa xuân tính theo lịch dương, rơi vào các ngày: 13/2/2023, 14/3/2023 và 9/4/2023.
- Mùa hạ tính theo lịch dương, rơi vào các ngày: 7/5/2023, 3/6/2023 và 1/7/2023.
- Mùa thu tính theo lịch dương, rơi vào các ngày: 5/8/2023, 26/8/2023, 22/9/2023, 20/10/2023.
- Mùa đông tính theo lịch dương, rơi vào các ngày: 16/11/2023, 14/12/2023 và 10/1/2023.
Xem thêm bài viết: Ngày Con Nước là gì
4. Ngày Dương Công Kỵ Nhật nên kiêng kỵ điều gì?
Ngày Dương Công Kỵ Nhật mang lại điều tiêu cực, trăm sự không nên làm để tránh điềm hung. Mặc dù trăm sự trong ngày này xấu nhưng đặc biệt với lĩnh vực xây dựng lại càng xấu hơn. Vì vậy, điều kiêng kỵ trong ngày Dương Công Kỵ Nhật là không nên cử hành những việc quan trọng như động thổ, khởi công, đào giếng, tu sửa, tôn tạo,…
Như vậy, ở ngày này, những đại kỵ lớn sẽ là động thổ khởi công nhà cửa, an táng và xây dựng mộ phần. Nếu bạn lỡ làm vào ngày Dương Công Kỵ Nhật, bạn sẽ dễ phải chịu hậu quả nặng nề về cả kinh tế, sức khỏe, tâm linh. Do đó, phải xem xét kỹ lưỡng để tránh ngày Kỵ Nhật trong mỗi một công trình xây dựng. Điều này giúp cho quá trình thi công được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió.
Bên cạnh đó, những việc như khai trương, ký kết hợp đồng, báo hỷ, báo sinh cũng kiêng kỵ làm vào ngày này. Bởi chuyện hỷ dễ biến thành chuyện thành hung, mang lại xui xẻo, điềm dữ trong cuộc sống.
Xem thêm về: Ngày Nguyên Vũ Hắc Đạo là ngày gì
5. Cách hóa giải vận xui ngày Dương Công Kỵ Nhật hữu hiệu
Trong ngày Dương Công Kỵ Nhật, trường khí mang lại nhiều điều tiêu cực, xấu, không ổn định. Phần trên, chúng tôi đã nêu những điều kiêng kỵ không nên làm, tuy nhiên, nếu bạn lỡ hoặc bắt buộc cần làm. Chúng tôi xin gửi đến vài cách để hóa giải vận xui mà ngày này mang lại. Cách đơn giản và tâm linh nhất là bạn có thể sử dụng một số vật phẩm phong thuỷ giúp hấp thu nguồn dương khí mạnh mẽ, thu hút nhiều tài lộc. Những món đồ này có thể kể đến như: Quả cầu đá thạch anh, vòng tay phong thuỷ, tỳ hưu, tượng Phật bản mệnh,… Chúng sẽ giúp xua đuổi trường khí xấu cũng như tăng vận may, đặc biệt vào ngày này.
Xem thêm bài viết: Ngày Chu Tước Hắc Đạo là ngày gì?
6. LỜI KẾT
Trên đây là những thông tin thú vị về Ngày Dương Công Kỵ Nhật là gì của Thăng Long Đạo Quán gửi đến bạn. Những điều cần kiêng kỵ, cách hóa giải vận xui ngày này mà chúng tôi thông tin trên mong sẽ giúp ích cho bạn. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên khi biết được vận xui ngày này, bạn nên đưa ra phương án hợp lý để gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.
Để biết nhiều thông tin khắc như Tử Vi, Bát Tự, Phong thuỷ… hãy nhanh tay tải app Thăng Long Đạo Quán về điện thoại của mình.
Xem thêm về: