Ngày không vong là ngày gì? Có nên tổ chức các sự kiện hay công việc có tính trọng đại trong ngày không vong không? Ngày không vong được cho là ngày xấu nhất trong 6 ngày lục diệu mà mọi người nên tránh. Để tìm hiểu sâu hơn về ngày không vong, hãy cùng Thăng Long Đạo Quán phân tích qua bài viết sau nhé!
1. Khổng Minh Lục Diệu là gì?
Khổng Minh hay còn được biết với cái tên là Gia Cát Lượng. Ông được coi là một trong những nhà quân sư nổi tiếng nhất sống ở thời Thục Hán, Tam Quốc. Bên cạnh tài quân sư, ông cũng được biết tới là người có khả năng tính toán như thần, thậm chí có thể dự đoán được những điều chưa xảy ra.
Ông đã ứng dụng những kiến thức của mình vào các hoạt động chính trị quan trọng của mình. Một số bộ môn nổi tiếng của ông như: Kỳ Môn Độn Giáp, Thiên Văn nhưng nổi tiếng hơn cả có lẽ là Khổng Minh Lục Diệu.
Lục Diệu còn được gọi với cái tên khác là Lục Nhâm. Chữ “Nhâm” tức là Can Nhâm trong số 10 Thiên Can và đồng thời cũng có nghĩa là Hoài Thai, Đảm nhiệm và gánh vác.
Lục Nhâm tức là có 6 chỗ hoài thai về sự việc. Sáu yếu tố này hàm chứa những thông tin quan trọng về Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Lục Diệu cũng chính là biểu tượng của 6 cung tương ứng với 6 ngày: Đại An – Lưu Niên – Tốc Hỷ – Xích Khẩu – Tiểu Cát – Không Vong.
XEM THÊM: Thập Nhị Kiến Trừ là gì?
2. Ngày không vong là gì?
Ngày không vong bị coi là ngày xấu nhất trong 6 ngày Lục Diệu. Không vong được hiểu là một trạng thái trung gian, chuyển tiếp có trường khí hỗn độn, phức tạp. Khi con người, sự vật sự việc rơi vào trạng thái biến hóa này trong chu kỳ vận động sẽ bế tắc, khó khăn, kìm hãm cản trở trong việc phát triển. Thành quả đạt được không đáng mừng, thậm chí còn thiệt hại, hao tốn, mất trắng.
- “Không” nghĩa là hư không, là phủ định, vô sản, thành quả thu được rất thấp.
- “Vong” nghĩa là mất mát, hao tốn, thiệt hại, thua lỗ.
Không vong được phân thành 2 loại không vong như sau:
- Đại không vong: Chỉ vị trí giáp ranh của hai hướng mà kim độ La bàn chệch khỏi chính sơn trên 7 độ. Như hướng Bắc (thuộc cung Khảm), hướng Tây bắc (thuộc cung Càn), khi tọa độ của một căn nhà là 337 độ La bàn thì so với sơn Hợi hướng Tây bắc (Càn) nó cách vị trí chính kim là 7 độ (sơn Hợi 330 độ). Trong khi nếu so với sơn Nhâm của hướng Bắc (Khảm) thì nó lệch so với chính kim độ sơn Nhâm là 8 độ (sơn Nhâm 345 độ). Trường hợp này bị liệt phạm ngày Đại không vong – thuộc ranh giới của hai hướng lớn; trường khí sẽ bất ổn, hỗn tạp.
- Tiểu không vong: Chỉ vị trí một công trình nằm ở ranh giới giữa hai sơn trong cùng một hướng nhưng khác nhau về thuộc tính Âm Dương. Cụ thể: Sơn Cấn chính kim là 45 độ và sơn Dần chính kim là 60 độ (cả hai sơn này cùng thuộc hướng Đông bắc – Cấn). Khi hướng của công trình ở 52 độ, tọa độ này sẽ cách chính kim sơn Cấn 7 độ và cách chính kim sơn Dần 8 độ. Việc khó xác định trường khí tọa độ này chịu ảnh hưởng của sơn nào, do vậy sẽ liệt vào Tiểu không vong.
Sự phân loại ngày Không Vong có sự dị biệt, do đó, với cách tính ngày Không Vong cũng lưu truyền hai thuyết phổ biến nhất. Hãy theo dõi tiếp ở phần sau để biết thêm chi tiết.
Xem thêm bài viết: Trùng tang là gì?
3. Cách tính ngày không vong
3.1. Cách tính theo Lục Diệu
Theo các tính này của Khổng Minh Gia Cát Lượng, có sáu trạng thái vận hành phát triển theo quy luật, gồm Đại an, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát và Không vong.
Mùng 1 tháng 1 âm lịch sẽ khởi đầu từ cung Đại An, thuận theo kim đồng hồ sang ngày mùng 2 là cung Lưu Niên cứ liên tục cho đến khi hết tháng. Tương tự khi sang tháng 2 sẽ bắt đầu từ cung Lưu Niên, mùng 2/2 âm lịch là cung Tốc Hỷ cứ tịnh tiến cho đến hết tháng. Với các tháng 3, tháng 4… tháng 12 cách tính cũng tương tự như vậy!
VÍ DỤ: Như ngày 12/7 âm lịch. Tháng Giêng mở đầu với ngày Đại an, tháng 2 ngày Lưu niên, tháng 3 ngày Tốc hỷ, tháng 4 ngày Xích khẩu, tháng 5 ngày Tiểu cát, tháng 6 ngày Không Vong. Sang tháng 7 lại quay trở lại ngày Đại an, ngày 1 tháng 7 tính từ cung đó trở đi, đến ngày 12 rơi vào cung ngày Không Vong.
3.2. Cách tính theo Lục Thập Hoa Giáp
Đây là cách xuất hiện từ đời nhà Thương (Trung Hoa), với mỗi ngày lại có một cặp Can Chi khác nhau. Theo lịch học của phương đông, tên của mỗi ngày, tháng, năm đều được gọi bằng tên của Thiên can và Địa chi.
Theo nguyên tắc Âm Dương, tên của ngày gồm có: can Âm + chi Âm hoặc can Dương + chi Dương. Năm can Dương (gồm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) kết hợp với 6 chi Dương (như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất).
Ngoài 5 can Dương còn có 5 can Âm (gồm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) kết hợp với 6 chi Âm (như Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão).
Như vậy khi kết hợp ta sẽ có được Lục thập (60) Hoa Giáp. Người xưa chia Lục thập Hoa giáp này thành 6 tuần giáp. Mỗi tuần giáp có 10 ngày tương ứng với 10 Thiên can, so sánh với 12 Địa chi sẽ có 2 ngày bị dư ra. Người ta gọi 2 ngày này là 2 ngày Không Vong.
- Giáp Tý gặp hai ngày Tuất, Hợi là Không vong
- Giáp Dần gặp hai ngày Tý, Sửu là Không vong
- Giáp Thìn gặp hai ngày Dần, Mão là Không vong
- Giáp Ngọ gặp hai ngày Thìn, Tị là Không vong
- Giáp Thân gặp hai ngày Ngọ, Mùi là Không vong
- Giáp Tuất gặp hai ngày Thân, Dậu là Không vong
VÍ DỤ: Trong tháng có ngày Giáp Tý sau ngày Giáp Tý sẽ là ngày Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu đến ngày Giáp Tuất, Ất Hợi là hai ngày Không vong. Tương tự như vậy, Trong tháng có ngày Giáp Thân tiếp nối đến vị trí ngày Ngọ, ngày Mùi kế sau đó là hai ngày Không vong.
4. Những điều cần kiêng kỵ trong ngày không vong
Ngày Không vong với bản chất là hao thiệt, tốn kém, mất mát, xác suất thành công và hy vọng mong manh, nên vì lẽ đó dù là ngày không vong được xác định theo Lục diệu hay được xác định theo Lục thập Hoa giáp cũng tránh tiến hành những công việc mang tính chất đại sự, đặc biệt những công việc liên quan đến tiền bạc, danh lợi như: Ký kết hợp đồng kinh tế, nhập học, nhận chức, khai trương mở cửa hàng, xuất hành cầu tài, xây dựng nhà cửa, kết hôn… Vì nếu tiến hành phạm phải những ngày Không vong này thành quả thường có nguy cơ tan tành mây khói, vất vả lao lực mà không có công lao, không đắc sở nguyện, gia đạo chia rẽ…
XEM THÊM:Ngày đại an là gì?
5. Ngày không vong là ngày nào trong năm
Âm Lịch | Dương Lịch | |
Tháng 11 | – Ngày 2 tháng 11 năm Nhâm Dần – Ngày 8 tháng 11 năm Nhâm Dần – Ngày 14 tháng 11 năm Nhâm Dần – Ngày 20 tháng 11 năm Nhâm Dần – Ngày 26 tháng 11 năm Nhâm Dần | – Ngày 25 tháng 11 năm 2022 – Ngày 1 tháng 12 năm 2022 – Ngày 7 tháng 12 năm 2022 – Ngày 13 tháng 12 năm 2022 – Ngày 19 tháng 12 năm 2022 |
Tháng 12 | – Ngày 1 tháng 12 năm Nhâm Dần – Ngày 7 tháng 12 năm Nhâm Dần – Ngày 13 tháng 12 năm Nhâm Dần – Ngày 19 tháng 12 năm Nhâm Dần – Ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Dần | – Ngày 23 tháng 12 năm 2022 – Ngày 29 tháng 12 năm 2022 – Ngày 4 tháng 1 năm 2023 – Ngày 10 tháng 1 năm 2023 – Ngày 16 tháng 1 năm 2023 |
6. Cách xem ngày phong thủy
Trong ngày Đại Cát – Tiểu Cát không phải lúc nào cũng tốt mà còn phải tùy vào thời điểm trong ngày mà cử hành lễ mới biết tốt hay không. Muốn chọn một thời điểm hoàn hảo trong ngày tốt phải nhờ thầy phong thủy giỏi mới có khả năng tính toán và đưa ra dự báo đúng đắn đến gia chủ. Nếu không mọi việc không thành tiền mất tật mang gây nhiều hệ lụy cho sau này.
Biết được điều đó Thăng Long Đạo Quán đã tạo ra công cụ xem ngày do các chuyên gia phong thủy thực hiện chỉ với những bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Truy cập Thăng Long Đạo Quán
- Bước 2: Vào mục XEM NGÀY và chọn mục bạn muốn xem
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các mục
- Bước 4: Công cụ sẽ cho ra kết quả một cách chi tiết
7. Lời kết
Ngày không vong là một ngày vô cùng xấu mà bạn cần phải né tránh và cẩn thận khi làm bất cứ công việc gì trong ngày này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về 6 ngày lục diệu thì hãy theo dõi các bài viết của Thăng Long Đạo Quán để không bỏ lỡ nhiều thông tin thú vị nhé!
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000. Nhanh tay cài đặt ứng dụng phù hợp về điện thoại của mình tại đây:
Xem thêm về: