Hình ảnh đoàn lân với trống xập xình dường như rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Nhất là vào thời điểm này, khi Tết Trung thu đang đến gần, các đoàn múa lân lại càng bận rộn hơn.

Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của truyền thống múa lân nhé.

Múa lân có nguồn gốc từ đâu?

Múa lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ Tết và các lễ hội truyền thống, văn hóa và tôn giáo. Hơn nữa, vào các dịp khai trương kinh doanh, lễ kỉ niệm hoặc lễ cưới, múa lân như là một lời chúc, lời cảm ơn của gia chủ.

Bắt nguồn từ môn nghệ thuật múa nhân gian đường phố ở Trung Quốc. Bộ ba con thú Lân – Sư – Rồng theo quan niệm nhân gian Trung Hoa tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, phát đạt,…Kể từ khi văn hóa Trung Hoa du nhập vào Việt Nam, tục múa lân cũng từ đó mà rộng rãi hơn.

Hình ảnh lân và ông địa xuất phát từ một câu chuyện cổ Trung Hoa. Vào thời xa xưa, có một con thú cứ vào rằm tháng Tám là gây hoảng sợ cho dân làng. Một ngày nọ, có một nhà sư từ vùng đất xa xôi đến để giúp người dân trừ ác thú. Nhà sư cho đệ tử bụng to, mặc đồ đỏ rực, tay cầm chiếc quạt thần để xua ác thú và những đệ tử khác thì đánh trống khua chiêng dồn dập làm con ác thú khiếp sợ mà bỏ chạy.

Hình ảnh ông địa và lân.
Hình ảnh ông địa và lân.

Từ đó, có nhiều biến thể của câu chuyện và hành động này được tạo ra. Dần già nố trở thành một môn nghệ thuật nhân gian cầu an lành, xua đuổi những điềm xấu với tên gọi “múa lân” như bây giờ.

Tham khảo: Tết trung thu ở Việt Nam và Trung Quốc với những nét khác biệt độc đáo riêng

Văn hóa múa lân có ý nghĩa gì?

Múa lân không chỉ là môn nghệ thuật nhân gian mà còn là lời cầu chúc sự thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tùy theo không gian và mùa lễ hội, lân sư rồng sẽ có những bài múa khác nhau, không chỉ múa riêng lẻ mà còn có thể múa chung để tạo thành bộ ba hoàn hảo nhất.

Bộ môn nghệ thuật này có những tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Miền Bắc thường gọi là múa sư tử, miền Nam gọi chung là múa lân, và thường được múa trong những ngày cận kề Tết Trung thu. Có thể bắt đầu từ đêm 12, 13 âm lịch và nhộn nhịp nhất là đêm 14, 15 âm lịch. Ở Việt Nam, múa lân vào dịp Tết trung thu là niềm vui sướng của tuổi thơ, là ký ức đẹp đẽ sẽ theo mãi suốt cuộc đời của những người từng hòa mình trong không khí đấy.

Không khí múa lân nhộn nhịp diễn ra hằng năm
Không khí múa lân nhộn nhịp diễn ra hằng năm.

Hằng năm cứ cận kề rằm tháng 8, lồng đèn ngập tràn màu sắc, đường phố nhộn nhịp tiếng kèn trống, tiếng cười vui của trẻ con và những lời chúc rôm rả của người lớn.

Khi xưa, lúc Việt Nam đang là nước thuần nông nghiệp, khắp nhà đều trồng lúa thì khoảng thời gian này chính là lúc vừa kết thúc vụ hè. Lúc này  ba mẹ ông bà mới có thời gian rảnh mà hòa vào khí sắc đất trời, cùng con cháu trò chuyện. Những chú lân như lời cầu chúc, xua điềm xấu kéo điềm may cho một vụ mùa bội thu, nửa năm khởi sắc. Nên cứ dịp Tết trung thu cứ nơi đâu vang lên tiếng trống, chập chõa, tiếng hò reo của bọn trẻ là nơi đó sẽ có những chú lân sư rồng tưng bừng nhộn nhịp xuất hiện.

Xem thêm: Sự tích chú Cuội chị Hằng, câu chuyện về nguồn gốc Tết Trung thu thân thuộc nhất!