Nhiều học giả mệnh lý cho rằng chân mệnh ngũ hành mất cân bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới cuộc đời mỗi người. Cho nên Bát tự vượng hay suy một ngũ hành nào đó đều là điều không tốt. Nếu Bát tự vượng Thủy thì sẽ gây ảnh hưởng gì? Cách hóa giải ra sao? Hãy tham khảo ngay bài viết sau.

1. Bát tự vượng Thủy là gì?

Bát tự vượng Thủy hay còn gọi là thân vượng Thủy hoặc mệnh vượng Thủy là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ). Thuật ngữ này dùng để chỉ người có hành Thủy chiếm tỷ lệ lấn át 4 hành còn lại (Kim, Mộc, Hỏa, Thổ), dẫn tới mất cân bằng chân mệnh.

Nếu tổng ngũ hành của Tứ trụ là 100% thì một mệnh cục cân bằng khi mỗi hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ chiếm 20%. Như vậy, một người được gọi là Bát tự vượng Thủy tức là hành Thủy chiếm từ 20% trở lên trong tổng ngũ hành Tứ trụ.

2. Đặc điểm và ảnh hưởng của Bát tự vượng Thủy

Theo cuốn “Dự đoán theo Tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, bản mệnh mỗi người đều có ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với tỷ lệ khác nhau được tính dựa theo Tứ trụ giờ, ngày, tháng, năm sinh. Mỗi hành lại mang ý nghĩa, đặc điểm riêng và gây tác động trực tiếp đến từng khía cạnh cuộc sống bao gồm: tính cách, công việc, sức khỏe, tình duyên, gia đạo,…

Vậy người có Bát tự vượng Thủy sẽ có đặc điểm và ảnh hưởng gì?

Trong ngũ hành bản mệnh, hành Thủy thường chủ về Trí, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, khéo léo, năng động, cẩn trọng, hòa đồng, cởi mở. Tuy nhiên, người có hành Thủy quá nhiều sắc mặt thường hơi đen, tính tình thất thường, gian xảo, hay hơn thua, cả thèm chóng chán. Bên cạnh đó, Thủy quá vượng sẽ gây ra các bệnh về thận và bàng quang.

Ngoài ra, những mục tiêu đang thực hiện của người có Bát tự vượng Thủy thường gần thành công lại thất bại, giống như mỡ đến miệng mèo thì bay. Đặc biệt, vào những năm suy, họ sẽ càng lụi bại do tính cách và tư duy thất thường, không chuyên nhất của mình.

Có thể thấy sự mất cân bằng ở ngũ hành chân mệnh nói chung, vượng Thủy nói riêng dễ khiến tính cách con người trở nên tiêu cực, thu hút vận xui trong cuộc sống, đồng thời gây ra những khổ đau, rủi ro về bệnh tật, tai họa. Cho nên để cải vận cho Bát tự vượng Thủy tốt nhất là tìm cách cân bằng chân mệnh. Bởi ở trạng thái cân bằng sẽ giúp con người khỏe mạnh, trí vững tâm an, tự tin, sáng suốt, luôn dồi dào năng lượng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.

bát tự vượng thủy

3. Cách cải vận cho Bát tự vượng Thủy

Hiện nay có rất nhiều cách cải vận cho Bát tự vượng Thủy nhưng phổ biến nhất là dùng Dụng thần hoặc Hỷ thần. Cụ thể, dựa theo xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Từ đó, tính ra độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì. Khi nắm rõ điều này sẽ tìm ra Dụng thần và Hỷ thần thích hợp để cân bằng chân mệnh.

Bát tự vượng Thủy thường cải vận theo Dụng thần Thổ hoặc Hỷ thần Mộc. 

3.1. Cải vận cho Bát tự vượng Thủy theo Dụng thần Thổ

Dụng thần Thổ là một khái niệm thuộc bộ môn Bát tự (Tứ trụ) và được dùng chủ yếu trong trường hợp cân bằng ngũ hành chân mệnh, cải vận bổ khuyết. Theo đó, Dụng thần Thổ sẽ giúp giảm bớt hành Thủy đưa ngũ hành chân mệnh về trạng thái trung hòa vì Thổ khắc Thủy. Cho nên người mệnh vượng Thủy nếu muốn cải vận thì nên chọn màu sắc, vật phẩm, phương vị, thực phẩm,… theo Dụng thần Thổ. Cụ thể:

  • Về màu sắc:

Nâu, vàng đất, cam đất là những màu chủ đạo thân vượng Thủy nên chọn khi lựa quần áo, vật dụng cá nhân (túi xách, ví, ốp điện thoại,…) hay trang trí nội thất (đặc biệt là phòng ngủ).

  • Về phương hướng: 

Đông Bắc hay Tây Nam là những phương vị có Thổ. Nếu người có Bát tự vượng Thủy chọn nơi ở hay nghỉ dưỡng, làm việc hay đi du lịch theo hai hướng này sẽ hỗ trợ tốt cho việc giảm hành Thủy, cân bằng chân mệnh.

  • Về thực phẩm:

Người vượng Thủy muốn cải vận thì nên ưu tiên bổ sung các món làm từ thực phẩm thuộc hành Thổ vào thực đơn hàng ngày. Đó là thực phẩm có vị ngọt, tinh bột, có màu vàng hay da cam điển hình như:

– Thịt bò, trâu.

– Gạo, bột mì, bắp, hạt kê, lúa mạch, khoai lang, khoai tây, khoai môn, củ cải đường, nấm, bí, dừa, cà rốt, bắp cải, hành tây, đậu Hà Lan,…

– Quả nho, dưa leo, dưa hấu, táo, anh đào, hạnh nhân, đu đủ, xoài, chuối,…

– Mật ong, xi-rô cây, socola sữa, kẹo, mứt.

  • Về vật phẩm phong thủy

Việc chọn các vật phẩm phong thủy (cây đá, trang sức, phụ kiện,…) theo Dụng thần Thổ sẽ mang lại hiệu quả cải vận rất tốt cho người thân vượng Thủy. Sau đây là một số gợi ý theo Dụng thần Thổ mà bạn có thể tham khảo:

Cây phong thủyTrang trí tại bàn làm việc ở nhà hay tại công ty bằng một trong các loại cây sau: Sen đá nâu, cây Hoàng Liên gai, cây Bách Nhật Bản, Hoa Mai vàng, cây Đỗ Quyên hoa vàng, cây Tre thân vàng, hoa Ngâu, hoa Lan quân tử,…
Đá phong thủyMang trang sức (vòng tay, nhẫn, hoa tai, dây chuyền,…) hay phụ kiện (móc treo khóa, treo điện thoại,…) làm từ các loại đá: Mắt hổ vàng nâu, thạch anh tóc vàng, thạch anh vàng, cẩm thạch huyết, gỗ hóa thạch nâu, đá san hô….
Số phong thủySử dụng các số cá nhân (sim điện thoại, số tài khoản ngân hàng, biển số xe,…) thuộc hành Thổ (2, 5, 8) với các dạng như: xxx22.55.88; xxx22.5555; xxx55.8888;…
Một số vật phẩm cải vận cho Bát tự vượng Thủy.

3.2. Cải vận cho Bát tự vượng Thủy theo Hỷ thần Mộc

Hỷ thần có thể hiểu đơn giản là một ngũ hành bất kỳ có tác dụng làm giảm đi thân vượng hay làm tăng lên thân nhược khiến chân mệnh đạt được trạng thái cân bằng, giúp gia chủ tâm an vững trí. Đối với Bát tự vượng Thủy, Hỷ thần Mộc sẽ hỗ trợ làm tiêu hao bớt hành Thủy, từ đó đưa mệnh cục về trạng thái cân bằng (vì Thủy sinh Mộc).

Vì vậy, người vượng Thủy muốn cải vận thì nên chọn màu sắc, vật phẩm, phương vị, thực phẩm,… theo Hỷ thần Mộc. Cụ thể như sau:

  • Về màu sắc: 

Người vượng Thủy nên ưu tiên mặc quần áo, hay mang trang sức, phụ kiện cá nhân (túi xách, ví, vòng tay,….) với màu chủ đạo là xanh lá cây. Đây là tông màu thuộc hành Mộc sẽ giúp giảm bớt hành Thủy mà không lo gây ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh ra Kỵ thần.

  • Về phương hướng:

Dựa theo Hỷ thần Mộc thì người có Bát tự vượng Thủy nên chọn những nơi thuộc hướng Đông hoặc Đông Nam để làm nhà hay khu nghỉ dưỡng, làm việc hay du lịch,… Bởi hai phương vị này đều có hành Mộc.

  • Về thực phẩm: 

Cải vận theo Hỷ thần Mộc thì người vượng Thủy nên ưu tiên các món làm từ những thực phẩm có vị chua, có màu xanh lá cây điển hình như:

– Thịt gà, gan động vật

– Các loại rau xanh (rau cải, bông cải xanh, măng tây, cần tây, rau bina, rau muống, rau mồng tơi,…)

– Quả ổi, cóc, chanh, cam, bưởi, mận, dứa,….

– Giấm, sữa chua, kim chi, dưa chua muối, dưa bắp cải, dầu thực vật,…

  • Về vật phẩm phong thủy

Người thân vượng Thủy chọn vật phẩm phong thủy theo Hỷ thần Mộc cũng là một trong những phương pháp cải vận hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý mà Bát tự vượng Thủy có thể tham khảo:

Cây phong thủyTrang trí tại bàn làm việc ở nhà hay tại công ty bằng một trong các loại cây sau: cây Vạn niên thanh xanh, Trầu bà đế vương xanh, Ngũ gia bì, Trúc nhật, Kim ngân, Sen đá nâu, cây Hoàng Liên gai, cây Bách Nhật Bản, Hoa Mai vàng, cây Cau tiểu trâm, cây Dương xỉ,….
Đá phong thủyMang trang sức (vòng tay, nhẫn, hoa tai, dây chuyền,…) hay phụ kiện (móc treo khóa, treo điện thoại,…) làm từ các loại đá: Cẩm thạch, Ngọc bích, Thạch anh xanh, Thạch anh tóc xanh, Ưu linh, Aventurine, Serpentine,…
Số phong thủySử dụng các số cá nhân (sim điện thoại, số tài khoản ngân hàng, biển số xe,…) thuộc hành Mộc (3, 4) với các dạng như: xxx.343434; xxx.333333; xxx.444444; xxx11.33.44;…
Một số vật phẩm phong thủy theo Hỷ thần Mộc cho Bát tự vượng Thủy

4. Phương pháp xác định Bát tự vượng Thủy

Trong bộ môn Bát tự (Tứ trụ), muốn xác định chân mệnh Bát tự vượng hay nhược ngũ hành nào thì cần thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xét mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành thuộc Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Hay nói cách khác phải xét đủ 4 phương diện bao gồm:

  • Đắc lệnh: tức là Nhật chủ vượng ở chi tháng, ở nơi Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng.
  • Đắc địa: tức là Nhật chủ các chi khác được Trường Sinh (phải là nhật Chủ dương), Lộc Nhẫn (bản khí tàng của các Can tàng trong chi Chi là Tỷ, là Kiếp) hoặc gặp mộ khố (Nhật chủ dương gặp mộ khố là có căn, Nhật chủ âm vô khí, không có căn)
  • Được sinh: tức là Nhật chủ được Chính, Thiên, ấn của can chi trong tứ trụ được sinh cho.
  • Được trợ giúp: tức là Nhật can và các Can Chi khác trong Tứ trụ cùng loại gặp được Tỷ Kiên hoặc Kiếp Sát giúp thân.

Bước 2: Dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành để xác định người đó thuộc thân vượng hay thân nhược ngũ hành gì.

Áp dụng phương pháp truyền thống này sẽ giúp bạn xác định được bản thân có thuộc Bát tự vượng Thủy không. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với các chuyên gia mệnh lý, còn đối với người không am hiểu kiến thức Bát tự thì khó áp dụng.

Hiện nay, có một cách đơn giản giúp mọi người tự kiểm tra độ vượng suy của ngũ hành chân mệnh mà không cần tinh thông kiến thức Bát tự. Đó là sử dụng công cụ Lập lá số Bát tự (Tứ trụ) miễn phí của Thăng Long Đạo Quán. Công cụ được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh) giúp xem chi tiết vận mệnh con người cũng như xác định bạn thuộc Bát tự vượng Thủy hay không.

[form_tra_cuu type=”bat_tu”]

Ngoài ra, Thăng Long đạo quán hiện đã có phiên bản ứng dụng điện thoại nên người dùng có thể dễ dàng, tiết kiệm thời gian khi tra cứu Bát tự vượng Thủy không. Bởi ứng dụng hỗ trợ đầy đủ các công cụ miễn phí gồm lập lá số Bát tự và Tử vi, xem ngày tốt xấu, xem tuổi kết hôn, xem phong thủy nhà cửa, tìm vật phẩm cải vận bổ khuyết,… đồng thời cập nhật liên tục thường xuyên các tin tức về phong thủy Việt. Mặt khác, người dùng sẽ nhận thêm một bản tin phong thủy hàng ngày luận giải công việc, sức khỏe, tình yêu, tiền tài,… để biết những điều nên và không nên làm thì sẽ tốt cho cuộc sống của mình.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hay iOS tại đây:

>>> XEM THÊM CÁCH CẢI VẬN CHO NGƯỜI KHUYẾT: 

KIM MỘCHỎATHỔ