Trung thu là một ngày lễ quen thuộc của người dân Việt Nam vào tháng 8 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên vẫn còn không ít người thắc mắc Trung thu là gì? Trung thu bắt nguồn từ đâu, có ý nghĩa gì? Tại sao chọn Rằm tháng 8 là Trung thu?… Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
1. Trung thu là gì?
Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có lịch sử rất lâu đời và nguồn gốc rất đa dạng. Có tài liệu ghi chép Tết Trung thu được vua nhà Lý tổ chức lần đầu chính thức tại kinh thành Thăng Long nhằm để tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân ấm no. Theo đó, nhà vua cho tổ chức các hoạt động như đua thuyền, rước đèn kéo quân, múa lân, múa rối nước,… Cũng từ đó nó trở thành một phong tục truyền thống quan trọng của người Việt.
Tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích chú Cuội, chị Hằng, thỏ ngọc trên cung trăng. Tương truyền, ngày xưa có nàng tiên nữ tên là Hằng Nga xinh đẹp và mang lòng nhân ái, đặc biệt yêu quý trẻ em. Khi Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “làm bánh ngày Rằm”, Hằng Nga được cho phép xuống trần gian để học cách làm bánh ngon. Tại đây, nàng gặp được Cuội – một anh chàng chuyên bốc phét.
Khi được hỏi cách làm bánh ngon, Cuội nói dóc rằng cứ bỏ hết tất cả nguyên liệu vào rồi đem nướng lên là được. Tưởng chừng làm như vậy sẽ thất bại nhưng không ngờ, những chiếc bánh ra lò lại thơm phức, những đứa trẻ ăn thủ đều khen rất ngon. Vui mừng Hằng Nga bèn đem những chiếc bánh còn lại về cung trăng để dự thi.
Nhưng khi chia tay ở gốc cây đa đầu làng, Cuội do lưu luyến nên đã bất ngờ nắm lấy tay Hằng Nga. Thế là cả nàng cùng Cuội và cây đa đầu làng bị kéo lên tận cung trăng. Tưởng sẽ vui vẻ nhưng khi Cuội lên cung trăng lại thấy buồn bã vì nhớ nhà. Anh chàng chỉ có những chú thỏ của Hằng Nga làm bạn.
Còn Hằng Nga, nàng lấy tên loại bánh mình làm là “bánh trung thu” và giành được giải nhất. Song nàng không lấy phần thưởng đó mà cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào mỗi đêm Rằm tháng Tám. Cũng từ đó, cứ đến ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức rước đèn, múa lân, ăn bánh trung thu dưới ánh trăng để kỷ niệm chú Cuội, chị Hằng và thỏ ngọc xuống trần thế liên hoan. Đồng thời còn đặt tên cho ngày đặc biệt này là “Tết Trung thu”.
Nhưng dù theo nguồn gốc nào thì cứ đến ngày Tết Trung thu (trùng ngày Rằm tháng Tám, 15/8 âm lịch), người dân Việt cũng sẽ làm mâm cỗ dâng cúng tổ tiên, thần linh, sau đó cùng nhau tận hưởng khí trời mát mẻ của mùa thu. Đêm xuống nhà nhà sẽ uống trà, ăn bánh trung thu và ngắm trăng.
Hy vọng đọc xong bài viết Trung thu là gì? Bạn đã hiểu rõ hơn về nguồn gốc đặc biệt của ngày này.
2. Ý nghĩa tết Trung thu
Theo các nhà nghiên cứu phong tục Việt Nam, ý nghĩa Trung thu rất đa dạng và phân chia như sau:
2.1. Ngày Trung thu và các mối liên hệ đặc biệt
Người Việt tin rằng cuộc đời và mặt trăng có một mối liên hệ rất sâu sắc. Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, hạnh phúc. Trăng khuyết đại diện cho sự đau buồn, chia ly. Mà ngày Tết Trung thu, trăng tròn sáng và đẹp nhất, rất thích hợp để các gia đình quây quần bên nhau. Theo phong tục, nhà nhà sẽ làm cỗ cúng gia tiên, đêm xuống thì ngồi tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh trung thu và vừa ngắm trăng vừa kể chuyện cuộc đời.
Ý nghĩa Trung thu đầu tiên là sự đoàn viên hay có thể hiểu Trung thu là Tết đoàn viên.
Được biết, Trung thu là gì? Đây không chỉ là tết ngắm trăng mà còn là dịp để người ta tiên đoán vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh vượng; Trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ; còn trăng thu màu xanh lục thì năm đó ắt sẽ có thiên tai. Người xưa tin rằng đây là sự “âm thầm” giúp đỡ của thần mặt trăng nên cứ đến ngày Rằm tháng 8, nhà nhà lại chuẩn bị mâm lễ cúng trăng.
Ý nghĩa Trung thu thứ hai là sự biết ơn.
2.2. Ý nghĩa Trung thu với trẻ em
Chẳng biết tự bao giờ, những hoạt động vui chơi như rước đèn, làm đồ chơi trung thu, múa lân, ca hát, phá cỗ,… trở thành các tập tục truyền thống của trẻ em trong ngày Tết Trung thu. Ngoài ra, các bé còn được nghe ông bà, cha mẹ kể truyện cổ tích hay câu chuyện đời thường khi trăng Rằm lên cao. Dịp lễ này giống như một ngày nghỉ đặc biệt giúp mỗi đứa trẻ thỏa sức bay nhảy với thế giới thần tiên mơ mộng của mình. Đây chính là ý nghĩa Tết Trung thu với trẻ em.
Trẻ nhỏ thì sẽ được cha mẹ tặng quà (mặt nạ, đèn lồng, đèn ông sao,…), được tham gia các hoạt động rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, múa rối nước,… rất náo nhiệt. Lâu dần, Tết Trung thu ở Việt Nam được “định nghĩa” thành Tết thiếu nhi.
Mặt khác, điều này cũng tạo nên một đáp án khác cho câu hỏi “Trung thu là gì?”. Trung thu là Tết thiếu nhi – ngày vui vẻ nhất của trẻ em trên khắp cả nước Việt Nam.
2.3. Ý nghĩa bánh trung thu
Bánh trung thu mà người Việt thường dâng cúng tổ tiên hay để biếu tặng hoặc nhấm nháp dưới ánh trăng đó là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy không rõ nguồn gốc người làm ra hai loại bánh này nhưng ý nghĩa bánh trung thu lại được lưu truyền rộng rãi.
Được biết, bánh dẻo được làm thành hình dáng vầng trăng tròn nhằm thể hiện cho sự vẹn nguyên, đủ đầy, viên mãn. Đồng thời, màu trắng ngà của chiếc bánh trung thu này tượng trưng cho tình yêu bền vững của vợ chồng.
Còn bánh nướng lại đại diện cho mặt trời. Nhân bánh mặn, ngọt, thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình. Ý nghĩa bánh trung thu này là dù bạn có trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống thì luôn có người thân bên cạnh, bảo vệ bạn.
Như vậy, Trung thu là gì? Từ quan niệm dân gian của người Việt đó là Tết thiếu nhi, cũng là Tết đoàn viên.
3. Tại sao người lớn thích đi chơi vào Trung thu?
Nhiều người lớn thích đi chơi vào Trung thu là tết thiếu nhi, ra ngoài vào dịp này. Đặc biệt ngày này vô cùng đông đúc. Dưới đây là một vài lý do mà người ta giải thích về dịp này:
- Đi chơi rằm tháng 8 là để ôn lại những ký ức tươi đẹp của tuổi thơ qua cảnh không khí đông đúc rộn ràng, ngắm nhìn các em nhỏ rước đèn.
- Trung thu dù còn là khoảnh khắc ngắn ngủi, để các gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau.
- 15 tháng 8 âm còn dịp để bày tỏ tình cảm với nửa kia, để đăng những bộ ảnh đẹp, lưu lại những khoảnh khắc thanh xuân mà thời gian trôi đi ta sẽ không bao giờ lấy lại được.
Đây là chính là những ý nghĩa Tết trung thu đối với người lớn. Trung thu trong đời sống hiện đại không chỉ gói gọn cho trẻ em nữa, đây gần như là một dịp lễ hội mà con người Việt Nam ai cũng có thể tham gia, tạm quên đi nỗi vất vả của công việc hàng ngày.
Đừng bỏ qua: Cúng rằm tháng 8 Ban Thần tài
4. Các hoạt động thường gặp trong ngày Tết trung thu
Trung thu như là dịp lễ hội của cả nước nên không quá lạ khi vào dịp lễ này, tất cả trẻ em trên toàn quốc sẽ được vui chơi thỏa thích với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sau đây là một số hoạt động phổ biến nhất mỗi lần tới Tết Trung thu mà người dân hay tham gia:
4.1. Rước đèn kéo quân
Rước đèn là một tập tục lâu đời của các em nhỏ trong ngày Tết trung thu. Thông thường, mỗi đứa trẻ sẽ được cha mẹ ông bà tặng hoặc tự tay làm ra một chiếc đèn trong các loại đèn trung thu sau: đèn ông sao, đèn cù (đèn ông sư), đèn kéo quân, đèn lồng, đèn ống bơ, đèn hoa đăng, đèn giấy nhún. Sau khi chọn được chiếc đèn trung thu yêu thích, các bạn nhỏ sẽ tụ tập lại và đi quanh khắp xóm làng.
Bên cạnh đó, hoạt động rước đèn kéo quân của các em nhỏ đã giúp không khí ngày Tết Trung thu trở nên nhộn nhịp, vui tươi.
4.2. Làm đồ chơi trung thu
Trung thu là gì? Vốn là dịp để vui chơi giải trí, nên dĩ nhiên với mọi người thì không thể thiếu những món đồ chơi từ truyền thống đến hiện đại. Đa số các em nhỏ đều được cha mẹ, ông bà mua tặng mặt nạ, đèn lồng, đầu sư tử,… Song tại một số địa phương, gia đình, trẻ em còn được tự tay làm cho riêng mình những món đồ chơi do người lớn chuẩn bị nguyên liệu trước đó. Chẳng hạn như: tô vẽ mặt nạ, làm đèn ông sao, đèn cù, đèn ống bơ,…
4.3. Bày cỗ – phá cỗ
Một trong những phần không thiếu trong ngày Tết Trung thu dành cho thiếu nhi đó là hoạt động thi đua bày – phá cỗ. Cỗ mừng Trung thu của các trẻ em thường được tổ chức tại nhiều nơi khác nhau như: ở trường lớp, làng xóm, hay ở gia đình. Những mâm cỗ sẽ được chuẩn bị từ nhiều bánh kẹo (bánh nướng, bánh dẻo, kẹo ngọt, bim bim,…) và các loại hoa quả (bưởi, chuối, táo, thanh long, lê, ổi, na, hồng ngâm, hồng đỏ, cà rốt, đu đủ, su su,….).
Mặt khác để mâm cỗ của mình trở nên đặc sắc, các bé thường cùng người lớn tạo hình các loại hoa quả thành những con vật dễ thương như: bưởi chó, táo cua, cá chép dưa hấu, thỏ bưởi, heo bưởi, chim công cà rốt, rùa na, cá thanh long, nhím lê – nho, ếch su su, gấu cam, ốc sên chuối táo,… Đến khi trăng Rằm lên tới đỉnh đầu cũng là lúc các em nhỏ phá cỗ, cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.
Xem thêm: Mâm ngũ quả Trung thu
4.4. Múa Lân
Ngoài rước đèn, người dân còn thích tham gia múa lân hoặc đứng xem người khác múa lân. Ở Việt Nam, các em nhỏ múa lân sẽ múa từ đầu đến cuối nơi mình sinh sống. Còn người lớn sẽ mở cửa rước lân vào nhà nhảy múa với mong muốn xua đuổi tà khí, mang lại nhiều điều tốt lành cho gia đình. Đây còn là cách “ủng hộ các cháu nhỏ” bởi cuối bài biểu diễn, sẽ có động tác lân ngậm tiền thưởng.
Tuy nhiên, hoạt động múa lân từng nhà này ngày nay không còn được duy trì. Thay vào đó sẽ là các màn biểu diễn múa lân tại một nơi cố định.
4.5. Ngắm trăng
Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng trước đó nguồn gốc của nó là ngày tết trông trăng. Trăng ngày Rằm tháng Tám là đẹp, tròn và sáng nhất. Từ xưa, đa số các em nhỏ sẽ được ngồi quây quần bên người lớn vừa ngắm trăng vừa nghe kể chuyện về những điều lý thú trong cuộc sống. Song hoạt động ngắm trăng này ngày nay không còn phổ biến.
>> Xem thêm:Trung thu là Tết đoàn viên
5. Các tên gọi khác của ngày Trung Thu
- Ở Nhật Bản, Tsukimi hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Đây là ngày truyền thống của quốc gia này nhằm tôn vinh Mặt trăng.
- Tại Hàn Quốc, Trung thu lại có tên là Chuseok (nghĩa là đêm mùa thu, đêm trăng đẹp nhất năm), kéo dài 3 ngày (từ 14/8 đến 16/8 âm lịch). Cũng giống như Việt Nam, đây là tết đoàn viên, người đi xa trở về thăm thân.
- Trung thu còn được biết đến là Lễ hội lồng đèn hoặc Lễ hội bánh Trung thu với các phong tục không khác gì với Việt Nam và Trung Quốc…
- Ở Việt Nam, Trung thu còn là Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi, như đã đề cập ở phần ý nghĩa trên.
- Trung Quốc gọi dịp này Tết Hoa đăng, người dân ở đây sẽ đèn lồng ở trước nhà mà còn thả các loại lồng đèn có hình dáng hoa đăng, bên trong có ghi ước nguyện cùng với ngọn nến thắp sáng và được thả trôi trên dòng nước.
Trên đây là “tất tần tật” giải đáp về Trung thu là gì mà bạn có thể tham khảo. Hãy thường xuyên truy cập website hoặc cài đặt ứng dụng Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để mỗi ngày cập nhật kiến thức phong tục Việt Nam và phong thủy Việt. Ngoài ra, người dùng ứng dụng sẽ được trải nghiệm với hàng loạt công cụ tra cứu miễn phí (xem ngày tốt xấu, xem Bát tự, Tử vi, xem tuổi vợ chồng,…).
Tải ngày ứng dụng Thăng Long Đạo Quán tại đây.
Các bài viết khác liên quan: