Thập Thần trong Tứ trụ Bát tự là gì? Thập Thần có ý nghĩa ra sao? Và làm sao để có thể tính được Thập Thần một cách đơn giản nhưng chính xác? Nếu bạn đang không biết làm gì với những câu hỏi trên, hãy cùng đọc hết bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán nhé!

1. Thập Thần trong Tứ trụ là gì?

Thập Thần trong Tứ trụ chính là biểu hiện của mối quan hệ ngũ hành với nhau, gồm “ta” là chủ thể, Thiên can của ngày là Nhật chủ, mệnh chủ. Rồi phối hợp với âm dương, ngũ hành Sinh – Trắc – Trợ – Tiết – Hao của Can chi Tứ trụ và luận đoán.

Thập Thần bao gồm: Chính Ấn, Thiên Ấn (hoặc Kiêu thần), Thương Quan, Thực Thần, Chính Quan, Thất Sát (hoặc Thiên Quan), Chính Tài, Thiên Tài, Kiếp Tài (hoặc Dương Nhẫn), Tỷ Kiên. 

Mối quan hệ “ta” với Nhật chủCùng dấuKhác dấu
Tên đầy đủ Gọi tắtTên đầy đủGọi tắt
Ngang vai “ta”Tỷ KiênTỷKiếp TàiKiếp
“Ta” sinhThực ThầnThựcThương QuanThương
Sinh “ta”Thiên ẤnKiêuChính ẤnẤn
“Ta” khắcThiên TàiThiênChính TàiTài
Khắc “ta”Thiên QuanSátChính QuanQuan

Liên hệ với Dịch lý học: 

TaGọi là Dụng Thần
Giúp TaGọi là Nguyên Thần
Hại TaGọi là Kỵ Thần
Ta giúpGọi là Tiết Thần
Ta hạiGọi là Cừu Thần

2. Mối quan hệ sinh – khắc của Thập Thần

2.1. Mối quan hệ tương sinh

  • Tỷ Kiên, Kiếp Tài (Ta) sinh Thực Thương 
  • Thực Thương sinh Tài (Chính Tài và Thiên Tài) 
  • Tài sinh Quan (Thiên Quan, Chính Quan)
  • Quan sinh Ấn (Chính Ấn, Thiên Ấn) 
  • Ấn sinh Thân (Ta, Tỷ Kiên, Kiếp Tài)
Mối quan hệ sinh - khắc của Thập Thần
Mối quan hệ sinh – khắc của Thập Thần

2.2. Mối quan hệ tương khắc

  • Ta khắc Tài (Chính Tài, Thiên Tài) 
  • Tài khắc Ấn (Chính Ấn, Thiên Ấn) 
  • Ấn khắc Thực Thương (Thực Thần, Thương Quan) 
  • Thực khắc Quan (Chính Quan, Thiên Quan)
  • Quan khắc Ta (Tỷ Kiên, Kiếp Tài)

Dùng Nhật can (ngày sinh) để biết năm tháng hành vận tốt xấu, tra cứu quan hệ Thập thần. 

VÍ DỤ: Nhật can của bạn là “Tân Kim”, thì những ai có Nhật can tương tự hoặc đang hành vận Tân Kim sẽ tương ứng với “Anh em, bạn bè: Có thể là người người hợp tác nhưng cũng có thể là người tranh tài đoạt lợi”. Tuy nhiên, tốt hay xấu còn tùy thuộc vào mệnh cục vượng, suy, cường, nhược mà luận hung cát.

Mộc sẽ là Tài tinh của Tân Kim, tương ứng với “Tài sản, quản lý tiền tài, trúng thưởng, lương /cha/ vợ, người phụ nữ có tình cảm”. 

Hoả sẽ là Quan tinh (Chính quan – Thiên quan) biểu thị cho “Chức danh, địa vị, danh dự, Chồng, con cái, nghề nghiệp tư pháp, hung sát”

3. Ý nghĩa của các nhóm Thập Thần

3.1. Quan Sát: Chính Quan, Thất Sát (Thiên Quan)

Quan Tinh tại mệnh thì khi được người khác khích lệ, động viên mới có được thành tựu.

Người nào quản lý, khắc chế ta thì gọi là Thiên Quan và Chính Quan.

  • Cái khắc, ta cùng tính âm dương với ta gọi là Thiên Quan (Thất Sát, có thể gọi tắt là Sát).
  • Cái khắc ta khác tính âm dương với ta gọi là Chính Quan (hay gọi là Quan)

3.2. Ấn Tinh: Chính Ấn, Thiên Ấn

Mệnh có Dụng thần là Ấn Tinh thì lúc nào cũng muốn nhận được sự quan tâm của người khác. 

Chính Ấn (Ấn) và Thiên Ấn (Kiêu) chính là người sinh ra ta (tức cha mẹ, phụ mẫu). Trong đó:

  • Người sinh ra ta cùng tính âm dương gọi là Thiên Ấn (Kiêu).
  • Người sinh ra ta khác tính âm dương gọi là Chính Ấn (Ấn).
Mệnh có Dụng thần là Ấn Tinh luôn muốn được người khác quan tâm
Mệnh có Dụng thần là Ấn Tinh luôn muốn được người khác quan tâm

3.3. Tỷ Kiếp: Tỷ Kiên, Kiếp Tài

Mệnh có Dụng thần Tỷ Kiên, Kiếp Tài thì muốn thành công cần được bạn bè tương trợ, giúp đỡ nhiều.

Người bằng vai với ta là anh em, bằng hữu, bạn bè, Tứ Trụ gọi là Tỷ Kiên và Kiếp Tài.

  • Cái cùng tính âm dương với ta gọi là Tỷ Kiên
  • Cái khác tính âm dương với ta gọi là Kiếp Tài

3.4. Thực Thương: Thương Quan, Thực Thần

Thực Thương chính là 1 cặp trong Thập Thần. Thực Thần hoặc Thương Quan chính là cái mà ta sinh gồm có: con cái, năng lực, đồ đệ.

Mệnh có dụng thần là Thương Quan, Thực Thần thường là người có trí tưởng tượng phong phú, đầu óc sáng tạo. Trong đó:

  • Cái ta sinh và cùng tính âm dương với ta gọi là Thực Thần.
  • Cái ta sinh và khác tính âm dương với ta gọi là Thương Quan.

3.5. Tài Tinh: Chính Tài, Thiên Tài

Mệnh có dụng thần Tài Tinh thông thường rất thích tiền bạc. Đặc biệt nếu mệnh chủ là nam mà có Dụng thần Tài Tinh thì càng nhiều tiền lại càng phong lưu, đa tình.

Người ta khắc chế ràng buộc là cấp dưới, cái làm hao ta, Tứ Trụ gọi là Chính Tài và Thiên Tài.

  • Người ta khắc cùng tính âm dương gọi là Thiên Tài (gọi tắt là Thiên).
  • Người ta khắc khác tính âm dương gọi là Chính Tài (gọi tắt là Tài).

4. Tính chất của Thập Thần

Trong Tứ trụ, Thập Thần đại diện cho chức vụ, quyền lực, nghề nghiệp, tính cách, quyền lực,… Cụ thể:

4.1. Chính Quan

Chính Quan đại diện cho người đứng đầu
Chính Quan đại diện cho người đứng đầu

Chính Quan là cái khắc “ta”, đại diện cho sự chính trực, quan chức tốt, làm quan chức, người điều hành, tuân thủ luật pháp. Chính Quan được cho là Cát thần, và phát triển nhất là khi thân vượng.

Chính Quan có công dụng trong mệnh là: bảo vệ Tài, áp chế Thân, kìm hãm Tỷ và Kiếp. Đồng thời, Thân mà nhược Tài vượng thì nên có Chính Quan để bảo vệ Tài, giúp tài không hao đi. Còn Thân vượng mà ấn nhược thì Chính Quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. 

Tâm tính của Chính Quan: Có tinh thần trách nhiệm, ngay thẳng, chính trực. Tuy nhiên lại khá bảo thủ, có phần cứng nhắc.

Chính Quan ở các trụ

  • Quan ở niên trụ: đây là người có ý chí từ khi còn nhỏ, chăm chỉ học hành nên được thuận lợi, được hưởng phúc từ tổ tiên. 
  • Quan ở nguyệt trụ: thường là người con út nên được nuông chiều, cuộc sống hanh thông.
  • Quan ở nhật trụ: là người thông minh, tài giỏi, văn võ song toàn. Với nam thì có vợ hiền thục, còn nữ thì có chồng chu đáo.
  • Quan ở thời trụ: được nhờ phúc con cái.

Mệnh nữ có Chính Quan

  • Quan là sao biểu thị cho chồng, nếu bị hình, xung, khắc, phá, hoặc là kỵ thần thì duyên nợ không được thuận.
  • Nhật chi có Quan, lại tọa, Nguyệt đức, Thiên đức thì đây là người con gái ngoan hiền, lấy được chồng như ý.
  • Quan tọa tại Kiến lộc, Quan đới, Trường sinh, Đế vượng: lấy được người chồng tốt, chồng có chức có quyền. Còn nếu tọa ở Mộ, Tử, Tuyệt thì duyên vợ chồng chưa đẹp,người vợ có thể khắc với chồng.
  • Tứ trụ Chính Quan nhiều lại hợp: đa đình, có phần lẳng lơ.
  • Chính Quan và sao Tài cùng cột: sẽ lấy được người chồng giàu có.
  • Chính Quan và Đào Hoa cùng cột: được sống rất thọ.
  • Chính Quan, Dịch mã cùng nhật chi: là người có sắc nhưng lại bạc phận.
  • Chính Quan tọa cùng Mộc Dục: lấy phải người người chồng háo sắc, ham mê sắc dục.
  • Chính Quan gặp Không Vong: hôn nhân không được hoà hợp, dễ 2 lần đò.
  • Chính Quan gặp Thiên Quan ở mệnh cục: sau khi lập gia đình không được hạnh phúc.
  • Quan và Thương Quan gặp ở mệnh cục: vợ chồng mỗi người một nơi, hoặc có thể không làm vợ hợp pháp.

Trong trường hợp Chính Quan nhược hoặc mệnh cục không có thì có thể:

  • Nếu Tỷ kiếp mạnh thì vợ chồng sống với nhau ngày càng nhạt nhoà.
  • Chỉ có Thương Quan mà không có Tài rất có thể khắc chồng, chồng chết yểu.
  • Không có Tài, nhiều Ấn: vợ khắc chồng
  • Không có Ấn nhưng nhiều Quan: người hạ tiện, tiểu nhân
  • Quan toạ, Dương nhẫn: công việc nhiều trở ngại, bị cản trở nhiều.

Mệnh nam có Chính Quan

Với nam thì Chính Quan đại diện cho cho người con con (con gái). Bởi nam lấy Tài làm vợ, Tài sinh Quan và Sát là con. Vậy nên nam lấy Quan làm con gái, lấy Sát làm con trai (vì âm – dương khác với Nhật can là con gái, giống là con trai).

4.2. Thất Sát (Thiên Quan)

Thất Sát đại diện cho những tên tham quan
Thất Sát đại diện cho những tên tham quan

Thất Sát hay còn được gọi là Thiên Quan, là cái khắc “ta”, nó đại diện cho những tham quan xấu trong xã hội.

Trong mệnh, Thân luôn bị Thất Sát tấn công lại, vậy nên Thân dễ bị hao tổn, vậy nên rất cần Thực Thương để khắc chế Thất Sát lại. 

Khi Thân nhược, Thất Sát bị coi là hung thần, là hao Tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế Tỷ kiếp.

Thất Sát ở các trụ

  • Thất Sát ở niên trụ: con đầu lòng thường là trai, gia đình tuy nghèo khó nhưng là người có ý chí, xuất chúng. Thậm chí là có địa vị nếu Thương bị chế.
  • Thất Sát ở nguyệt trụ: an năm và can giờ có Thực Thần mà Thương chế ngự thì mệnh rất đáng quý.
  • Thất Sát ở nhật trụ: vợ hoặc chồng là người sống ngay thẳng, được mọi người kính trọng. Nhưng nếu không có Thực Thần tiết chế thì vợ chồng lại thường mâu thuẫn. 
  • Thất Sát ở thời trụ: khổ về đường con cái. Nhưng trong Tứ trụ có Thần khắc Thất Sát thì con là người có tài. 

Mệnh nữ có Thiên Quan

  • Tứ trụ nhiều Thiên Quan mà không có chế: người này tính tình thất thường, không có chính kiến, dễ mất trinh tiết.
  • Can chi có cả Thiên Quan lẫn Chính Quan: dễ hai lần đò.
  • Thiên Quan, Chính Quan cùng trụ và có cả Tỷ kiếp: chị em tranh nhau một chồng.
  • Quan – Sát hỗn tạp, không có Thực Thương chế ngự: làm nhân tình, kẻ mua vui, nếu được chế thì có thể làm vợ chính.
  • Thiên Quan lại gặp Không vong mà không tìm cách hoá giải thì vợ chồng duyên nợ ngắn.
  • Thiên Quan tọa Trường sinh, Kiến lộc, Quan đới, Đế vượng: lấy được chồng tài giỏi.  Nếu toạ Tử, Mộ, Tuyệt thì duyên vợ chồng không được dài.
  • Mộc dục có Thiên Quan tọa: chồng không chung thuỷ, đa tình.
  • Thiên Quan vượng còn Nhật chủ yếu: dễ bị cô độc, hiu quạnh.
  • Địa chi có Thiên Quan gặp Hình: vợ chồng hay cự cãi.
  • Thất Sát một sao, có Thực Thần, Dương nhận chế phục: người vợ lấn át chồng.
  • Thời trụ có Thất Sát, ngày tọa Dương Nhẫn: làm kỹ nữ, khắc chế chồng
  • Thất Sát tọa Đào hoa: bạc phận.
  • Thiên Quan và Chính Ấn một trụ: mệnh vượng.

Mệnh nam có Thiên Quan

Thiên Quan đại diện cho tình cảm của người cha với người con trai. Tâm tính của Thiên Quan: trượng nghĩa, nhanh nhẹn, năng động,… Tuy nhiên lại không làm chủ được bản thân mà dễ bị lôi kéo.

4.3. Chính Ấn

Chính Ấn tượng trưng cho học hành, danh dự,...
Chính Ấn tượng trưng cho học hành, danh dự,…

Chính Ấn là cái sinh ra “ta”, “Ấn” có nghĩa là con dấu, biểu trưng cho quyền lợi, học hành, chức vụ, danh dự, phúc thọ,… 

Chính Ấn đại diện cho tình cảm của người mẹ đẻ và là sao thuộc về học thuật. Công năng của Chính Ấn, sinh Thân, chống lại Thực Thương.

Tâm tính của Chính Ấn là sự nhân từ, bao dung, không màng danh lợi, thông minh nhưng lại an phận, trì trệ.

  • Chính Ấn tọa tại Hoa Cái: có người mẹ thông minh.
  • Chính Ấn toạ Dịch Mã thì xa mẹ.
  • Chính Ấn tọa Thiên Ất quý nhân: thì người mẹ là người có danh tiếng.
  • Chính Ấn tọa Thiên, Nguyệt Đức: thì mẹ nhân hậu, hiền từ.
  • Chính Ấn mà ở niên trụ: tiền đồ học hành rộng mở.
  • Chính Ấn ở nguyệt trụ: là người hiền lương, ít ốm đau bệnh tật. 
  • Chính Ấn ở nhật trụ: lấy được vợ hoặc chồng là người hiền lành, tử tế, được nhờ vào nửa kia.

Mệnh nữ có chính Ấn:

  • Nhiều Chính Ấn cùng với thân vượng: khắc chồng, người chồng hay đau ốm, hiếm hoi về đường con cái.
  • Có Chính Ấn gặp Chính Quan là Hỷ Thần: là người có nhan sắc, xuất thân danh giá.
  • Chính Ấn gặp Nguyệt Đức, Thiên Đức: người vợ đảm đang, hiền lương.
  • Nếu Chính Ấn cùng trụ với Dương Nhận, Thương Quan: dễ đi tu hành.
  • Tài nhiều mà vượng, Chính Ấn nhược: người vợ không được đoan chính.

4.4. Thiên Ấn (Kiêu)

Thiên Ấn đại diện cho người có uy quyền
Thiên Ấn đại diện cho người có uy quyền

Thiên Ấn hay còn gọi là Kiêu, đại diện cho sự uy quyền, có địa vị trong nghề như: luật sư, y học, nghệ sĩ, nghề tự do,… Đồng thời, Kiêu còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ.

Công năng của Thiên Ấn sinh Thân, chống lại Thực Thương. Thân nhược mà có Thiên Ấn thì được phù trợ. Nhưng nếu gặp Thực Thần thì thân bị vất vả.

Nếu Thiên Ấn quá nhiều thì người bất hạnh, phúc bạc, khó khăn trong đường con cái hoặc hay đau ốm… Khi đó thì chỉ có Thiên Tài mới có thể giải được hạn.

Mệnh có Thiên Ấn lại còn gặp Quan – Sát hỗn tạp (có cả Thiên Quan và Chính Quan, không tính Quan và Sát là tạp khí) là người có nhiều chiến tích nhưng cũng dễ bị thất bại. => Khi thân quá vượng Thiên Ấn thì lại là hung thần, không tốt cho mệnh.

Kiêu có tâm tính nhanh nhạy, nhiều tài nghệ, nhưng lại khá ích kỷ, cô độc và bị ghẻ lạnh.

Thiên Ấn ở các trụ

  • Thiên Ấn ở niên trụ: dễ làm mất đi thanh danh của gia đình, không được giáo dục tốt.
  • Kiêu ở nguyệt trụ: phù hợp với các nghề diễn viên, nghệ thuật, y học, làm tự do,… Nếu nguyệt trụ cùng có Nguyệt Đức và Thiên Đức thì tính tình ôn hoà, mệnh khá đẹp.
  • Kiêu ở nhật trụ: lấy vợ hoặc chồng khi là Kỵ Thần thì không hay.
  • Kiêu ở thời trụ: khi là Kỵ Thần thì gây bất lợi cho con cái, con khó phát triển.

Mệnh nữ có Thiên Ấn

  • Nhiều Thiên Ấn thì chửa đẻ gặp khó khăn.
  • Thực Thần và Thiên Ấn cùng trụ: khi đẻ dễ bị bệnh sản phụ.
  • Can Chi đều có Thiên Ấn: phúc mỏng mà lại khắc thêm cả chồng.
  • Quá nhiều Thiên Ấn: phúc mỏng, nếu gặp thêm Cô Thần thì dễ sống đơn độc cả đời.

4.5. Tỷ Kiên

Tỷ Kiên đại diện cho bạn bè, đồng nghiệp
Tỷ Kiên đại diện cho bạn bè, đồng nghiệp

Tỷ Kiên là ngang “ta”: là can có cùng hành và cùng dấu với Nhật can. Có thể gọi tắt là Tỷ, đại diện cho bạn bè, đồng nghiệp, tay chân cấp dưới, người cùng phe, khắc vợ, khắc, cha, đoạt tài,… Nữ thì sẽ đại diện cho tình chị em, còn nam đại diện cho tình anh em.

Khi Thân bị nhược thì Tỷ Kiên có thể tương trợ Thân. Hay như của cải nhiều, nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng nếu Thân vượng mà Tỷ nhiều và không bị chế ngự thì có thể cấp dưới không hoà thuận, kết hôn muộn, cứng nhắc, thô bạo, khó hoà hợp với những người xung quanh, thậm chí khắc vợ, khắc cha, khó tích tụ tiền của.

Tỷ có tâm tính mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ. Nhưng lại dễ bị cô độc, một phần do không thích hoà nhập và bị cô đơn. => Khi thân vượng Tỷ Kiên thì lại bị cho là hung thần, vì khi đó Tỷ tranh đoạt tài với thân. 

Tỷ Kiên ở các trụ

  • Tỷ Kiên ở niên trụ: gia đình nghèo khó, vất vả từ nhỏ nên phải độc lập.
  • Tỷ ở nguyệt trụ: sống độc lập, có ý nắm gọn của cải.
  • Tỷ ở nhật trụ: hôn nhân muộn, dễ tái hôn, đi xa không được lợi.
  • Tỷ Kiên ở cột giờ: ít con cái.

Tỷ Kiên ở mệnh nữ

  • Nhiều Tỷ Kiên, Nhật chủ vượng lại không có Quan: hiếm con cái.
  • Tỷ hợp Quan: chồng bị tranh đoạt.
  • Quá nhiều Tỷ Kiên: gia đạo, vợ chồng bất hoà, nửa kia dễ có người khác.
  • Kiếp Tài và Tỷ Kiên cùng trụ: vợ chồng hay bất hoà.
  • Tỷ Kiên trong tứ trụ mạnh: chủ đích muốn sống độc thân.
  • Quan yếu, Tỷ mạnh: vợ chồng duyên nợ mỏng.
  • Thiên can có Tỷ, Kiếp: tranh chồng.
  • Có Tỷ Kiên, Dương nhận hình xung phá hại: cẩn thận tai nạn bất ngờ.
  • Trong Tứ trụ nhiều Tỷ, Kiếp: dễ bị người khác ganh ghét, đố kỵ.

4.6. Kiếp Tài

Kiếp Tài đại diện cho cấp dưới, bạn bè, tranh dành
Kiếp Tài đại diện cho cấp dưới, bạn bè, tranh dành

Kiếp Tài cũng ngang “ta”, gọi tắt là Kiếp, là can hành nhưng khác dấu với Nhật can. Kiếp đại diện cho cấp dưới, bạn bè, tranh giành lợi ích, khắc cha, khắc vợ, lang thang,…

Thân vượng mà có nhiều Kiếp Tài cũng giống như Tỷ Kiên ở trên. Nữ sẽ đại diện cho tình anh em, còn nam đại diện cho tình chị em.

Chức năng của Kiếp Tài cũng giống như Tỷ Kiên. Kiếp có tâm tính nhiệt tình, ngay thẳng, kiên nhẫn, nhưng đôi khi lại dễ bị mù quáng, thiếu lý trí, có phần liều lĩnh, manh động.

Trong Tứ trụ Bát Tự nếu nhiều Kiếp quá thì nam khắc vợ, người vợ hay ốm đau, mang nhiều bệnh tật. Nữ tranh chồng, có thể mất chồng, tài bị hao tổn, anh chị em trong nhà không hoà thuận. Nam hay nữ nhiều Kiếp Tài thì tính tình đều cố chấp, bảo thủ.

Nếu cùng một cột thời gian, Thiên tài và Kiếp tài sẽ không có lợi cho cha, dễ hai lần vợ. Trong mệnh cục, Hỷ Tài bị Kiếp Tài khắc phá thì tài sản không giữ được, dễ hao mòn, phá người vợ. 

Kiếp Tài ở các trụ

  • Kiếp ở niên trụ: là người thiếu ý chí, hôn nhân không bền vững, bị cấp dưới quay lưng.
  • Kiếp ở nguyệt trụ: là người sĩ diện, ham cờ bạc, khó tích tụ tiền của, thích gây sự với những người xung quanh.
  • Kiếp tài ở nhật trụ: kết hôn muộn, có thể tái hôn, nam khả năng đoạt vợ người.
  • Kiếp tài ở thời trụ: khó khăn trong đường con cái, có phần khắc con

4.7. Thực Thần

Thực Thần đại diện cho phúc thọ, nhiều lộc....
Thực Thần đại diện cho phúc thọ, nhiều lộc….

Thực Thần hay còn gọi là Thực, là cái mà Nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật can). Thực Thần đại diện cho phúc thọ, có lộc, người béo. Với nữ là tượng trưng cho con gái.

Thực Thần có chức năng là làm sinh tài, đối địch với Thất Sát, làm Quan bị tổn thương. Khi Thực Thần gặp Thất Sát có thể khắc chế và giúp thân được yên ổn, giảm bớt tai hoạ, nên được xem là Cát thần.

Thực Thần có tâm tính rộng rãi, thoáng đãng, ôn hoà, vui vui. Nhưng đó là vẻ bề ngoài, còn thực chất bên trong lại khá giả tạo.

Nếu Thiên can –  Địa chi đều có Thực Thần thì phúc lộc dồi dào. Tuy nhiên lại không thích hợp với người công chức, mà hợp với người làm kinh doanh, làm nghề tự do. Nữ mệnh mà có Thực Thần thì hay tỏ ra khinh thường chồng.

Nếu Thực Thần và Thiên Quan cùng một trị thì là người nắm quyền binh nhưng không được nhàn hạ, dễ vất vả, lao khổ và ít con cái. 

  • Thực Thần gặp hình xung: xa mẹ từ khi còn nhỏ.
  • Thực Thần tọa Trường sinh, Quan đới, Kiến lộc, Đế vượng hoặc Cát thần: có cả tài lẫn tiền.
  • Thực Thần tọa Mộ: không thọ lắm. Tọa Tử, Tuyệt, Bệnh hoặc gặp Không vong hay hung sát: phần phức mỏng, dễ chết yểu.
  • Tứ trụ có 1 Thực Thần, Nhật trụ có Chính Quan thì phú quý.
  • Tứ trụ có 4 Thực Thần: người sống cơ cực, bần hàn. Nữ mệnh gặp phong trần, nhưng gặp Thiên Ấn thì được hóa giải.
  • Nhiều Thực Thần, ít Thiên Quan:  ít con cái.
  • Can sinh Thực Thần, Chi sinh Kiếp Tài: phúc phần dày, gặp khó khăn nguy hiểm cũng vượt qua được.

Thực Thần ở các trụ

  • Thực Thần ở niên trụ: được hưởng ân đức của tổ tiên, công danh sự nghiệp thăng tiến, cuộc sống sung túc.
  • Thực Thần ở nguyệt trụ: can tháng sinh ra Thực Thần, chi tháng tàng can mà từ đó sinh ra Quan (Thương Quan hay Chính Quan) thì làm gì cũng thuận lợi.
  • Thực Thần ở nhật trụ: lấy được vợ hoặc chồng tốt.
  • Thực Thần ở thời trụ: có phúc về hậu vận, nhưng nếu Thực và Thiên Ấn cùng một cột thì có thể cô đơn.

Mệnh nữ có Thực Thần:

  • Tứ trụ nhiều Thực Thần: là người đa tình, góa phụ. Nếu Nhật chủ yếu thì càng rõ.
  • Ngày Can dương nhiều Thực Thần: mệnh phong trần.
  • Ngày Can âm nhiều Thực Thần: làm phục vụ viên, tạp vụ.
  • Thực Thần và Thiên Quan cùng trụ: khó khăn khi sinh con, nếu ở cột giờ thì khó lấy chồng.
  • Thực Thần tọa Mộc dục, Đào hoa: con cái có tính hiếu sắc, đa tình.
  • Thực Thần tọa Dịch mã: con cái sống xa cha mẹ.
  • Thực Thần tọa cát thần, Quý nhân: được con thông minh, học nhanh.
  • Thực Thần gặp Không vong: hiếm hoi về đường con cái.

4.8. Thương Quan (Thương)

Thương Quan biểu trưng cho thôi việc, mất chức
Thương Quan biểu trưng cho thôi việc, mất chức

Thương Quan hay còn gọi là Thương cũng là cái Nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật can). Thương tượng trưng cho thôi việc, mất chức, bỏ học, mất quyền lợi, không trúng tuyển, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với người con trai.

Thương có chức năng là sinh tài, đối địch với Thất Sát, làm thương tổn Quan. Sợ nhất là “Thương Quan gặp quan là tai hoạ ập đến”. => Thương Quan là hung thần, đặc biệt là khi thân nhược.

Thương Quan có tâm tính thông minh, hoạt bát, nhiều tài nhưng hiếu thắng, tuỳ tiện, không thích bị ràng buộc.

Người mà có Thương lộ rõ thậm chí còn dám bám bổ thần thánh, ma quỷ. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, người này tính rất xấu.

Nhưng Thương Quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là Thương Quan, không quá ghê gớm.

4.9 Chính Tài (Tài)

Chính Tài đại diện cho sản nghiệp, tiền lương,...
Chính Tài đại diện cho sản nghiệp, tiền lương,…

Chính Tài hay còn gọi là Tài, là cái bị thân khắc (có dấu khác với Nhật can) là cái nuôi sống “ta”. Tài đại diện cho tài vận, tài lộc, sản nghiệp, tiền lương. Với nam, Tài còn đại diện cho vợ cả.

Chính Tài có công dụng là sinh Quan và Sát, áp chế Kiêu thần, làm hại Chính Ấn. => Chính Tài được xem là Cát thần.

Chính Tài có tâm tính cần cù, thật thà, tiết kiệm nhưng lại có phần cẩu thả, trì trệ trong công việc.

Nếu Tài nhiều thì không tốt cho đường học hành, dốt nát. Tài có kho khi gặp gặp xung tất sẽ phát tài. 

Thân vượng có Chính Tài còn gặp Thực Thần là được nhờ cậy vợ lúc khó khăn. Chính Tài và Kiếp Tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì cuộc đời dễ gặp kẻ tiểu nhân, nên tài bị thất thoát. 

Chính Tài tọa sao

  • Chính Tài tọa Mộc Dục hoặc Đào Hoa: người vợ dễ có người khác sau lưng.
  • Chính Tài tọa Dịch Mã: gặp được vợ hiền thảo.
  • Chính Tài tọa Tọa Mộ, Tử, Tuyệt: vợ chồng tình cảm nhạt phai.
  • Tài tọa Dương Nhẫn: vợ chồng hay mâu thuẫn.
  • Tài tọa Hoa Cái: vợ thông minh nhưng lạnh nhạt.
  • Tọa Thiên Ất Quý Nhân: vợ xinh đẹp và thông minh.
  • Chính Tài và Chi ngày hội hợp: vợ chồng hòa thuận. không hợp với Chi ngày mà hội hợp với chi khác: người vợ bất chính.
  • Mệnh cục đều có Chính Tài, Kiếp Tài: trong cuộc sống dễ gặp kẻ tiểu nhân quấy phá, ảnh hưởng tiền tài.
  • Tứ trụ có Chính Tài nhưng quan sát vượng: chồng sợ vợ, còn vợ thì chán chồng.
  • Mệnh nam tứ trụ có Chính Tài hợp Can ngày: dễ có 2 đời vợ, cuộc sống vợ chồng gặp nhiều biến cố.

Chính Tài ở các trụ

  • Chính Tài ở niên trụ: thân vượng là ông cha giàu có.
  • Chính Tài ở nguyệt trụ: cha mẹ có của, sống nhờ vào cha mẹ, sống khá tiết kiệm.
  • Chính Tài ở nhật trụ: nếu gặp Hình xung khắc Hại thì vợ chồng giàu có nhưng hay bất hoà.
  • Chính Tài ở thời trụ: được con cái giàu có.

Mệnh nữ có Chính Tài

  • Nếu thân nhược, Chính Tài nhiều lại vượng hoặc hội, hợp thành cục: là người lẳng lơ, hay vụng trộm.
  • Chính Tài quá vượng: vợ chồng nên ở riêng vì không hợp với nhà chồng.
  • Chính Tài Quan lộ thiên Can: tình tình hoà nhã. Chính Tài, Quan không lộ thiên Can: tính bướng và ương ngạnh.
  • Chính Tài quá nhiều mà phá ấn: bất hoà với em chồng.

Xem thêm: Sao Văn Xương quý nhân trong Bát Tự

4.10. Thiên Tài

Thiên Tài đại diện cho đánh bạc, trúng số...
Thiên Tài đại diện cho đánh bạc, trúng số…

Thiên Tài cũng là cái bị thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật can) cũng là cái nuôi sống “ta”. Thiên Tài đại diện cho phát tài nhanh chóng, đánh bạc, trúng số trúng thưởng, của riêng mình,tình cảm với cha. Với nam còn biểu hiện cho tình cảm với vợ lẽ.

Chức năng của Thiên Tài: áp chế Kiêu Thần, sinh Quan Sát, làm hại Chính Ấn. => Thiên Tài được coi là Cát thần.

Thiên Tài có tính thông minh, khẳng khái, sống tình nghĩa, lạc quan, phóng khoáng, nhạy bén. Nhưng lại có phần ba hoa, kiềm chế kém,…

Thiên Tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì tiền tài danh lợi đều có. Với nam, Thiên Tài thấu can thì kỵ nhất gặp Tỷ và Kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ.

Nếu Thiên Tài đều có ở Can Chi thì sống xa quê hương rồi thành danh, của cải nhiều, tình duyên đẹp. Thiên Tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ. Thiên Tài lâm Mộc Dục là người háo sắc phong lưu. Thiên Tài lâm Mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm.

Thiên Tài tọa ở các trụ:

  • Thiên Tài ở niên trụ: sống xa quê, nay đây mai đó. Can năm có Thiên Tài, chi năm có Tỷ Kiếp: cha xa quê, thậm chí mất ở nơi đất khách.
  • Thiên Tài ở nguyệt trụ: can năm, can tháng đều có Thiên Tài thì người cha nắm quyền, hoặc mình là con nuôi.
  • Nguyệt trụ có Thiên Tài, thời trụ có Tỷ Kiếp: giàu trước nghèo sau. Chi giờ tàng can mà từ đó có Thiên Tài, vợ thứ đoạt quyền vợ cả hoặc chồng thiên lệch vợ lẽ. 
  • Nhật, thời trụ có Thiên Tài: nếu không bị hình xung, gặp Tỷ kiếp thì từ trung niên trở đi cuộc sống dư giả, giàu có.

Mệnh nữ có Thiên Tài

  • Thiên Tài nhiều lại quá vượng, Thân nhưng lại kỵ Tài: phần lớn vì bố mẹ mà bị liên lụy.

Để biết chi tiết hơn thì quý anh/chị nên xem mệnh tổng quan bằng đủ giờ ngày tháng năm sinh của mình trên công cụ XEM LÁ SỐ BÁT TỰ. Với mục đích hiểu rõ hơn về chính mình, mệnh vận của minh. Từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục yếu điểm.

5. Hướng dẫn cách tính Thập Thần trên bàn tay

Cách tính Thập Thần đơn giải qua bàn tay
Cách tính Thập Thần đơn giải qua bàn tay

Cần ghi nhớ các vị trí trong lòng bàn tay:

  • Hàng trên cùng: từ ngón út, bắt đầu từ chữ Kiếp, từ ngón út đọc từ phải qua trái Kiếp – Thương – Ấn – Tài – Quan.
  • Hàng giữa: đọc từ phải qua trái: Ta – Sinh – Ta – Khắc – Ta.
  • Hàng cuối cùng: đọc từ phải qua trái: Tỷ – Thực – Kiêu – Thiên – Sát.

Từ đó, ta có thể hiểu như sau:

  • Chữ Ta tại ngón út chính là Nhật chủ – tức Tỷ, Kiếp.
  • Chữ Sinh tại ngón đeo nhẫn là Ta sinh – tức Thực, Thương.
  • Chữ Ta tại ngón giữa là Sinh Ta – Tức Ấn, Kiêu.
  • Chữ Khắc tại ngón trỏ là Ta Khắc – Tức là Thiên, Tài.
  • Chữ Ta tại ngón cái là Khắc Ta tức Quan, Sát.

Hàng chữ trên cùng đọc từ phải qua trái là Kiếp, Thương, Ấn, Tài, Quan. Là Thập Thần, đại diện cho các Can xét quan hệ khác dấu với Nhật chủ.

Hàng chữ dưới cùng đọc từ phải qua trái là Tỷ, Thực, Kiêu, Thiên, Sát là Thập thần đại diện cho các Can xét quan hệ cùng dấu với Nhật chủ.

VÍ DỤ: Can ngày là Giáp, can Ất có Thập thần đại diện là gì? Ta biết Giáp là dương Mộc, Ất là âm Mộc khác dấu nhau. Giáp và Ất ngang vai, vì ngang vai nên ta dùng chữ TA ở dòng giữa, ngón út. Giáp Ất khác dấu nên từ chữ TA đọc lên vị trí tương ứng của dòng trên là Kiếp (dòng khác dấu) vậy Thập thần đại diện Ất là Kiếp Tài (Kiếp).

LƯU Ý: Mọi thông tin trên chỉ là kiến thức cơ bản, và sẽ có những sự thay đổi về thuộc tính khi tương tác với nhau trong nhiều hoản cảnh khác nhau (thiên biến vạn hóa).

6. KẾT LUẬN

Qua những thông tin trên mà Thăng Long Đạo Quán chia sẻ về Thập thần trong Tứ trụ, hy vọng bạn đọc hiểu thêm về: Mối quan hệ sinh – khắc của Thập Thần, ý nghĩa của các nhóm Thập Thần, Tính chất của Thập Thần và cách tính Thập Thần trên bàn tay một cách đơn giản nhất.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 1900.3333 hoặc Zalo: 0855.100000.

Tải ứng dụng của Thăng Long Đạo Quán về điện thoại để biết nhiều thông tin hơn về: Bát tự, Phong thuỷ, Tử vi,…

 

Số Phận Do Trời Định – Mệnh Vận Do Ta Định.

Phúc Lộc Tại Nhân – Thành Bại Tại Trí – Tâm An – Trí Vứng Ắt Vận Thông.

Tất Cả 70% Là Do Chúng Ta Phong Thủy, Mệnh Lý Chỉ Là Hỗ Trợ, Bổ Trợ Chứ Không Quyết Định Tốt Xấu.