Giờ hoàng đạo được nhắc đến rất nhiều mỗi khi muốn làm việc trọng đại trong cuộc sống. Theo phong thủy và quan niệm của nhiều người, giờ hoàng đạo giúp công việc thuận lợi, suôn sẻ hơn rất nhiều. Vậy bạn đã biết cách tính giờ hoàng đạo chuẩn hay chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thăng Long Đạo Quán để có câu trả lời nhé!

Hướng dẫn cách tính giờ hoàng đạo
Hướng dẫn cách tính giờ hoàng đạo

Giờ Hoàng Đạo là gì?

Trước khi nghiên cứu các cách tính giờ hoàng đạo, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giờ hoàng đạo là gì nhé!

Theo phong tục xưa của ông cha ta, giờ hoàng đạo được xem là giờ tốt. Người xưa quan niệm rằng có hai loại giờ: Giờ hoàng đạo (giờ tốt) và giờ hắc đạo (giờ xấu). Một ngày được chia ra thành 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo là khung giờ được hầu hết mọi người lựa chọn để làm các việc lớn, việc trọng đại với bản thân hoặc gia đình (cưới hỏi, đón dâu, làm lễ cúng, nhập trạch,…). Tuy nhiên, không phải giờ hoàng đạo nào cũng được áp dụng với rất cả mọi người.

XEM THÊM: Những điều chưa biết về giờ hoàng đạo

Quan niệm của người Việt Nam về giờ hoàng đạo

Người Việt Nam quan niệm rằng trên trời có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát túnằm ở tứ phương trên bầu trời. Và 28 chòm sao này được chia thành 2 nhóm: Chòm sao tốt và chòm sao xấu. Nếu giờ nào thuộc cung của sao tốt sẽ là giờ tốt và ngược lại.

28 chòm sao nằm ở 4 phương:

  • Phương Đông là chòm sao Thanh Long, trong chòm này có 7 sao: sao Giác, sao Cang, sao Đê, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Cơ.
  • Phương Bắc là chòm sao Huyền Vũ, trong chòm này có 7 sao: sao Đẩu, sao Ngưu, sao Nữ, sao Hư, sao Nguy, sao Thất, sao Bích
  • Phương Tây là chòm sao Bạch Hổ, trong chòm này có 7 sao: sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Mão, sao Tất, sao Chuỷ, sao Sâm.
  • Phương Nam là chòm sao Chu Tước, trong chòm này có 7 sao: sao Tỉnh, sao Quỷ, sao Liễu, sao Tinh, sao Trương, sao Dực, sao Chẩn.

Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Cụ thể:

  • Sao Giác: Sao tốt. Đây là sao chủ về thi cử đỗ đạt, may mắn, nhiều vinh hiển, lợi tài hộc, rất tốt cho việc cưới hỏi. Ngoài ra, ngày có sao này không nên mai táng, ma chay và xây cất mộ phần.
  • Sao Cang: Sao xấu. Cần cẩn trọng, làm việc gì cũng phải tính toán cẩn thận để tránh sai lầm.
  • Sao Đê: Sao xấu. Thuận cho việc cầu an, lễ bái, tụng kinh, không nên tùy tiện làm việc lớn trong ngày này.
  • Sao Phòng: Sao tốt. Thuận cho các việc liên quan đến tài sản ruộng đất, động thổ, cưới hỏi vì sao này chủ vượng về các vấn đề trên.
  • Sao Tâm: Sao xấu. Tránh các việc chi xuất tiền bạc, khai trương cửa hàng, hôn thú, kiện tụng.
  • Sao Vĩ: Sao tốt. Tốt cho các việc như xuất ngoại, khai trương, ký kết hợp đồng, nhậm chức. Bên cạnh đó, ngày có sao Vĩ cũng tốt cho các việc xây cất nhà cửa, tu sửa mồ mả.
  • Sao Cơ: Sao tốt. Tốt cho việc làm nhà, mở tiệm, khai trương.
  • Sao Đẩu: Sao tốt. Thuận cho việc như hôn sự, sinh nở,  trồng trọt, chăn nuôi.
  • Sao Ngưu: Sao xấu. Tránh các việc cưới xin, khai trương, truy xuất kho, vốn vì chủ sao này về hao tổn tài sản và sức khỏe.
  • Sao Nữ: Sao xấu. Tránh các việc về cho vay mượn tiền bạc, ký kết hợp đồng, nhậm chức, hôn sự.
  • Sao Hư: Sao xấu. Kiêng kỵ cưới xin, tổ chức hôn sự.
  • Sao Nguy: Sao xấu. Tránh các việc khai trương, mở tiệm, xây nhà, động thổ.
  • Sao Thất: Sao tốt. Thuận cho việc khai trương, ký hợp động, đầu kinh doanh.
  • Sao Khuê: Sao xấu. Tốt cho việc xây dựng, động thổ, chôn cất, an táng người chết, kiêng kỵ cưới hỏi, kinh doanh, nhận chức.
  • Sao Lâu: Sao tốt. Tốt cho việc nhậm chức, hôn thú, khai trương, xuất ngoại.
  • Sao Vị: Sao tốt. Mọi sự đều cát, đều vượng.
  • Sao Mão: Sao xấu. Tránh các việc như xây dựng, chăn nuôi, hôn sự, kinh doanh vì không có cát tinh tốt.
  • Sao Tất: Sao tốt. Tốt cho các việc như xây nhà, động thổ, tổ chức hôn nhân, cưới xin, xuất nhập kho, truy xuất tiền bạc đều cát lợi.
  • Sao Chủy: Sao xấu. Tránh các việc nhậm chức, cho vay tiền bạc, ký kết hợp đồng.
  • Sao Sâm: Sao tốt. Thuận cho các việc hôn sự, kinh doanh, ký kết, xuất ngoại.
  • Sao Tỉnh: Sao tốt. Tốt cho việc làm nhà, phát triển công việc, thi cử đỗ đạt, hôn sự đại cát nhưng kiêng kỵ an táng, làm mồ mả.
  • Sao Quỷ: Sao xấu. Ngày có sao này thường không tốt cho các việc báo hỷ, xây nhà, động thổ. Tuy nhiên, tốt cho việc mai táng, ma chay.
  • Sao Liễu: Sao xấu. Kiêng kỵ đi xa, truy xuất tiền bạc.
  • Sao Tinh: Sao xấu. Kiêng kỵ việc cưới xin, dựng vợ gả chồng.
  • Sao Trương: Sao xấu. Tránh các việc như xây dựng, hôn sự, mở tiệm, kinh doanh đầu tư.
  • Sao Dực: Sao tốt. Nên làm các việc như động thổ, xây dựng, hôn thú đều may mắn.
  • Sao Chẩn: Sao tốt. Thuận lợi cho các việc nhậm chức, thi cử, kinh doanh, truy xuất vốn, đầu tư thương mại, hôn sự, an táng.

Xem thêm bài viết: #2 Cách tính canh giờ trong ngày cực đơn giản, nhanh chóng

Các cách tính giờ hoàng đạo

Tính giờ hoàng đạo theo 12 con giáp

Trong phong thủy, cách tính giờ hoàng đạo khá đơn giản. 12 giờ sẽ tương ứng với 12 con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Mỗi giờ bằng 2 tiếng thông thường. Như vậy 12 giờ bằng với 24 tiếng/ngày.

Căn cứ vào giờ địa chỉ của 12 con giáp thì giờ hoàng đạo sẽ thể hiện qua các câu thơ lục bát. Trong bảng dưới đây, nếu chữ nào có âm “Đ” ở đầu thì đó là giờ hoàng đạo.

Chu kỳ tính giờ hoàng đạo bằng bài thơ lục bát, mỗi cặp, câu lục bát sẽ tương ứng với 12 giờ/ngày. Trong bài thơ sẽ có 6 cặp câu là 6 giờ hoàng đạo. (12 giờ chia đều thành 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo).

Ví dụ: Nhìn trong bảng trên chúng ta thấy được ngày Dần và ngày Dậu thì giờ hoàng đạo sẽ là: Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu.

Như vậy, căn cứ vào bảng trên bạn sẽ thấy được các khung giờ hoàng đạo để có kế hoạch phù hợp cho mình mỗi ngày. Nếu hôm đó không đẹp ngày bạn có thể hoãn lại để làm vào hôm khác.

LƯU Ý: Bảng thông tin trên có thể không chính xác tuyệt đối bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy nó chỉ mang tính chất để bạn tham khảo.

Tính giờ hoàng đạo để xuất hành

Xuất hành là đi ra khỏi nhà để làm việc hoặc tìm may mắn cho gia đình. Vì thế cần phải chọn giờ hoàng đạo xuất hành để gặp nhiều may mắn. Trong phong thủy có một phương thức tính giờ hoàng đạo khá đơn giản và nhanh mà bạn có thể áp dụng.

(Tháng âm + ngày âm + giờ định xuất phát – 2) / 6 = (số dư, lấy phần chẵn)

Bên cạnh việc xem xét kỹ lưỡng ngày, tháng thì bạn còn có thể tính khắc giờ dựa vào quy luật mà người xưa vẫn áp dụng. Cụ thể như sau:

  • Khắc 1: Bắt đầu từ 11h đêm đến 1h sáng
  • Khắc 2: Bắt đầu từ 1h đến 3h sáng
  • Khắc 3: Bắt đầu từ 3h đến 5h sáng
  • Khắc 4: Bắt đầu từ 5h đến 7h sáng
  • Khắc 5: Bắt đầu từ 7h đến 9h sáng
  • Khắc 6: Bắt đầu từ 9h đến 11h trưa

Tương tự thì thời gian từ 11h trưa đến 23h đêm sẽ tính lặp lại giống buổi sáng bắt đầu là khắc 1 và kết thúc là khắc 6. Nếu bạn chưa hiểu rõ thì có thể tham khảo ví dụ sau:

Bạn đang dự định ra ngoài vào dịp đầu năm mới để tìm kiếm may mắn cho gia đình và bản thân vào ngày 21/2, giờ xuất hành 8h sáng. (Lưu ý: Ngày này sẽ được lấy theo ngày âm). Từ đó, chúng ta có công thức sau: (2 + 21 + 5 – 2) / 6 = 26/6 = 4,333. Trong trường hợp này không có phần chẵn sau dấu phẩy vì thế được cho là ngày, giờ không đẹp. Bạn không nên xuất hành vào thời gian này.

Tính giờ hoàng đạo trong tháng

Giờ hoàng đạo trong tháng bao gồm như sau:

Tháng giêng, tháng 7

  • Ngày hoàng đạo: Tý, Sửu, Tỵ, Mùi
  • Ngày hắc đạo: Ngọ, Mão, Hợi, Dậu

Tháng 2, tháng 8

  • Ngày hoàng đạo: Dần, Mão, Mùi, Dậu
  • Ngày hắc đạo: Thân, Tỵ, Sửu, Hợi

Tháng 3, tháng 9

  • Ngày hoàng đạo: Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi
  • Ngày hắc đạo: Tuất, Mùi, Mão, Sửu

Tháng 4, tháng 10

  • Ngày hoàng đạo: Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu
  • Ngày hắc đạo: Tý, Dậu, Tỵ Mão

Tháng 5, tháng 11

  • Ngày hoàng đạo: Thân, Dậu, Sửu, Mão
  • Ngày hắc đạo: Dần, Hợi, Mùi, Tỵ

Tháng 6, tháng 12 (tháng chạp)

  • Ngày hoàng đạo: Tuất, Hợi, Mão, Tỵ
  • Ngày hắc đạo: Thìn, Sửu, Dậu, Mùi

Tính ngày hắc đạo

Hướng dẫn cách tính ngày hắc đạo
Hướng dẫn cách tính ngày hắc đạo

Hàng ngày, hàng giờ sẽ có sự luân phiên của giờ hoàng đạo và hắc đạo. Bên cạnh việc tính giờ hắc đạo thì bạn cũng nên tính giờ hắc đạo để có kế hoạch phù hợp hơn.

6 ngày hắc đạo

  • Hổ đen
  • Trần đạo đen
  • Con đường đen tối
  • Thiên đường của người dao đen
  • Hắc đạo huyền vũ
  • Chúa tể bóng tối

6 tháng trong 1 năm sẽ có những ngày hắc đạo (tính theo âm lịch)

  • Tháng 1, tháng 7: Ngày hắc đạo là Ngọ, Dê, Dần
  • Tháng 2, tháng 8: Ngày hắc đạo là Dậu, Sửu, Thìn
  • Tháng 3, tháng 9: Ngày hắc đạo là Tỵ, Mão, Hợi
  • Tháng 4, tháng 10: Ngày hắc đạo là Dần, Tuất, Dậu
  • Tháng 5, tháng 11: Ngày hắc đạo là Tý, Mão, Mùi
  • Tháng 6, tháng 12: Ngày hắc đạo là Sửu, Thân, Tuất

Sử dụng công cụ xem giờ hoàng đạo

Thay vì phải ngồi tính toán theo các cách trên, các bạn có thể sử dụng công cụ xem giờ hoàng đạo của Thăng Long Đạo Quán. Công cụ xem ngày tốt xấu, giờ hoàng đạo của Thăng Long Đạo Quán sẽ giúp bạn biết được giờ đẹp, ngày hôm nay tốt hay xấu, những việc nên và không nên làm, hướng xuất hành cho bạn. Công cụ này cung cấp cho bạn các thông tin sau:

  • Ngày, giờ Hoàng đạo và Hắc đạo
  • Tuổi khắc với ngày
  • Sao tốt, xấu
  • Hướng, giờ xuất hành tốt dành cho bạn
  • Những công việc bạn nên và không nên thực hiện trong ngày này

Chúng tôi hi vọng rằng với công cụ này, các bạn có thể theo dễ dàng chọn lựa được thời gian phù hợp để thực hiện các công việc trọng đại trong cuộc đời mình. Từ đó, luôn gặp may mắn, vạn sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió.

Lời kết

Trên đây là bài viết hướng dẫn các cách tính giờ hoàng đạo cực đơn giản. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến bạn các thông tin hữu ích và đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân nhé!

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân nhé!

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo Quán theo Android hoặc iOS tại đây: