Tử Cấm Thành Huế, hay còn được biết đến với tên gọi Đại Nội Huế, là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến thành phố Huế. Đây là một trong những di sản văn hóa thế giới của UNESCO và là biểu tượng của quá khứ hoàng gia và triều đại Nguyễn.

Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu về thời gian xây dựng và cấu trúc của Tử Cấm Thành Huế nhé.

Tử Cấm Thành Huế được xây vào thời gian nào?

Theo các nhà sử học, vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế phía sau điện Thái Hòa, được vua Gia Long ban lệnh xây dựng vào năm 1804, lấy tên là Cung Thành.Năm 1822 vua Minh Mạng cho đổi tên Cung Thành thành Tử Cấm Thành với ý nghĩa là “Tòa thành cấm màu tía”. Đây là nơi sinh hoạt của vua và hoàng gia triều Nguyễn

Kinh đô Huế thuở ban đầu rất nguy nga tráng lệ. Dù trải qua những biến động lớn của lịch sử nhưng nhiều công trình cổ kính vẫn được bảo tồn, lưu giữ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là Tử Cấm Thành lại không còn nguyên vẹn để hậu thế có thể chiêm ngắm. Tuy vậy, người nay vẫn biết được quy mô kiến trúc, ý nghĩa, giá trị cũng như các quy định thông qua khối Châu bản triều Nguyễn.

Tử Cấm Thành Huế là biểu tượng cho cả thời đại Triều Nguyễn
Tử Cấm Thành Huế là công trình biểu tượng cho cả thời đại Triều Nguyễn.

Tư liệu “Đại Nam thực lục” ghi rằng: Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), mùa Hè, tháng 4, ngày Kỷ Mùi, xây Cung Thành và Hoàng Thành. Cung Thành bốn mặt dài suốt 307 trượng 3 thước 4 tấc, xây bằng gạch, cao 9 thước 2 tấc, dày 1 thước 8 tấc.
Phía trước có cửa Tả túc, cửa Hữu túc, bên tả là cửa Hưng Khánh, bên hữu là cửa Gia Tường, phía sau là cửa Tường Lân và cửa Nghi Phượng… Sai Nguyễn Văn Trương và Lê Chất trông coi công việc. Các quan ứng dịch ở đây được thưởng thêm lương tiền. Lại lấy sự chậm chóng để định thưởng phạt.

Cung Thành và Hoàng Thành được khởi công xây dựng cùng một ngày là ngày Kỷ Mùi, tháng 4 năm Gia Long thứ 3 (1804). Như vậy, việc xây dựng mất đúng 3 năm mới hoàn thành. Tháng 4 năm Gia Long 6 (1807), vua lệnh cho: Chế biển các cửa Cung Thành và Hoàng Thành, định lệ canh giữ.

Tư liệu Châu bản triều Nguyễn cũng cho biết hai vị đại thần phụ trách, trông coi trực tiếp là Nguyễn Văn Trương và Lê Chất. Một số cung điện và miếu thờ quan trọng trong Hoàng Cung được giao cho các đại thần Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, Phan Văn Đức, Lê Công Nga.

Tử Cấm Thành Huế không con nguyên vẹn là điều đáng tiếc nhất đối với giá trị lịch sử của Kinh Thành Huế
Tử Cấm Thành Huế không con nguyên vẹn là điều đáng tiếc nhất đối với giá trị lịch sử của Kinh Thành Huế.

Tham khảo: Giai thoại lịch sử: Truyền thuyết về sự hình thành 6 tên gọi của Hồ Tây 

Vai trò của Tử Cấm Thành Huế

Dưới triều Nguyễn, về mặt hành chính, hệ thống Hoàng Cung này là cái rốn, là trọng địa số một tại Kinh đô Huế. Đây là nơi tập trung cao nhất của bộ máy điều hành việc nước, cho nên diện mạo các tòa cung điện phải huy hoàng tráng lệ và cần được bảo vệ cẩn mật. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao ở đây có tường thành xây dựng lớp trong lớp ngoài.

Cấu trúc của Hoàng Thành

Mặt bằng của Hoàng Thành có hình chữ nhật, trước và sau đều dài 622m. Mặt trái và phải (Đông và Tây) dài 604m. Vòng thành được xây bằng gạch cao 4,16m, dày 1,04m, móng thành sâu 0,66m. Mũ thành xây theo dạng hình thang cân. Mỗi mặt thành trổ một cửa để ra vào.
Phía Nam là cửa Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình, phía Đông là cửa Hiển Nhơn, phía Tây là cửa Chương Đức. Giữa mỗi mặt thành có một pháo đài xây nhô ra ngoài, bên trên dựng nhà vuông để canh phòng. Trong mỗi góc thành có hệ thống bậc thang đi lên.
Ngoài thành có một hệ thống hào bao bọc gọi là hồ Ngoại Kim Thủy. Hệ thống hào rộng 16m, sâu 4m. Giữa thành và hào còn có một khoảng đất rộng 13m – là khu vực đề phòng khi bị tấn công. Nếu thành bị đổ, gạch đá sẽ rơi xuống đây không để cho hào bị lấp đầy.
Với cấu trúc thành cao hào sâu ở vòng đai xung quanh Hoàng Thành, và với lệ canh gác thường trực của lính ở các cửa thành, mặt thành, pháo đài, vọng lâu… khiến cho khu vục này trở thành nơi bất khả xâm phạm.

Hoàng Thành Huế có kiến trúc rất độc đáo
Hoàng Thành Huế có cấu trúc rất độc đáo.

Tử Cấm Thành nằm trong khu vực Hoàng Thành với mặt bằng hình chữ nhật. Mặt trước và sau đều dài 324m. Mặt trái và phải đều dài 290m. Vòng tường thành được xây bằng gạch, cao 3,72m, dày 0,2m, xung quanh không có hào. Mặt thành phía trước trổ một cửa duy nhất ở ngay chính giữa gọi là Đại Cung môn. Mặt sau có 3 cửa: Tường Loan, Nghi Phụng, Văn Phòng.

Xem thêm: Liễu Hạnh Thánh Mẫu là ai mà được người dân thờ cúng nhiều như thế?