Lễ cải táng là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Lễ cải táng bao gồm cả việc bốc mộ được thực hiện sau khoảng từ 3 đến 5 năm người đã mất được chôn cất. Văn khấn bốc mộbài cúng cải táng bốc mộ chính xác nhất như thế nào? Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu qua bài viết này.

1. Tại sao cần cải táng và bốc mộ?

Cải táng và bốc mộ là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với những người đã mất. Nhiều người thời trẻ số vất vả, khi cha mẹ mất không tiền lo liệu, mua tạm một cỗ ván xấu. Do đó nếu có cơ hội thì nên cải táng, nêu quan tài chất lượng xấu, dễ nát hại đến thi hài người dưới mộ.

Ngoài ra, khu vực địa thế nghĩa trang có những yếu tố sau thì gia chủ nên nghĩ ngay đến việc di dời, sửa sang phần mộ:

  • Nơi đất mối kiến, nước lụt thì cải táng.
  • Các thầy địa lý phong thủy nhận diện nơi phần âm vô cớ sụt đất, hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, kiện tụng lôi thôi, thì cho là tại mả nên cải táng.
  • Nhiều người tin vào phong thủy, cần cân bằng âm dương nên cải táng để cầu công danh phú quý.

Khi đó, người nhà sau một thời gian cần làm làm lễ cải táng và thực hiện văn khấn bốc mộ hay còn gọi là bài cúng cải táng, sang cát để xin phép các vị tổ tiên, thần linh cho việc chuyển nhà đồng thời để mời người đã khuất về với nhà mới.

1.1. Mộ sau bao lâu thì nên cải táng

Theo phong tục, người mất sau 3 năm thì thực hiện lễ cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang.Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hóa chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Lễ cải táng được thực hiện sau khoảng từ 3 đến 5 năm khi chôn cất
Lễ cải táng được thực hiện sau khoảng từ 3 đến 5 năm khi chôn cất

Sau 3 năm, hiện tượng xác chưa phân hủy hoặc phân hủy ít diễn ra khá phổ biến, do đó nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải táng lâu hơn, từ 4 đến 5, có thể đến 7 năm để tránh hiện tượng trên. Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của người mất, tránh những năm xung sát. Ngoài ra, ở nhiều địa phương còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam.

1.2. Nghi thức cải táng nên thực hiện vào thời điểm nào

Theo phong tục của người Việt, trong một năm, bốc mộ cần phải thực hiện trong giai đoạn “âm vượng”, thường là vào mùa đông. Trong ngày, bốc mộ phải được thực hiện từ thời điểm nửa đêm về sáng. Người dân cho rằng, để hợp với quy luật âm dương và vệ sinh môi trường, khi tiến hành bốc mộ phải chọn buổi đêm để ánh sáng mặt trời không chạm đến hài cốt.

Được biết, nếu khi bốc mộ đang hoặc đã phân hủy, chứa nhiều luồng khí và vi sinh vật độc hại vào buổi trưa nắng thì sẽ tạo ra khí không tốt cho môi trường xung quanh.

2. Bài cúng văn khấn bốc mộ cải táng, sang cát

Khi thực hiện lễ cải táng, người dân thường làm phần việc bốc mộ trong cải táng và lễ cúng Long mạch Sơn thần và Thổ thần. Cụ thể về văn khấn dời mộ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam như sau:

2.1. Văn khấn xin dời mộ cải táng

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Chi tiết văn khấn bốc mộ
Chi tiết văn khấn bốc mộ

2.2. Văn khấn Long mạch Sơn thần và Thổ thần

Trước khi thực hiện bài cúng cải táng mộ, cần làm lễ khấn Sơn Thần, Thổ Thần và Long Mạch ở nơi cũ và mới. Mục đích của việc này đó là để xin phép các vị thần linh ở 2 nơi phù hộ cho người đã khuất và nghi lễ được thực hiện suôn sẻ.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại………………………………………………………..

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………

Chúng con cùng tòan thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

2.3. Bài cúng lễ Cải Cát là lễ Sang tiểu, sang cát, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ

Người Việt luôn quan niệm rằng chăm chút phần âm, chỉn chu lễ Cải Cát bốc mộ thì gia đình họ sẽ gặp mạnh khoẻ, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là cha, mẹ họ sẽ được an lành, siêu thoát.

Thăng Long Đạo Quán trong bài viết về văn khấn bốc mộ xin có thêm thông tin về lễ Cải Cát. Dưới đây là văn khấn của lễ này mang đậm chất liên quan tới Phật giáo, nội dung dài – quý bách gia có thể ghi lại ra giấy cho dễ đọc.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô A Di Đà Phật! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con. Con/chúng con xin thỉnh mời chư Thiên, chư Thần Linh, thổ địa, đẳng đẳng chư Thần quang giáng về nơi đây ủng hộ cho con/chúng con.

Đệ tử con tên là: …… Pháp danh (nếu có): …… Hiện đang ở tại: ……

Hôm nay là ngày … tháng … năm … con/chúng con có người thân là (bố, mẹ,…) … mất ngày … tháng … năm … phần mộ an táng tại nơi đây … Gia đình con/chúng con dự định vào ngày … tháng … năm … sẽ sang cát (bốc mộ), chuyển mộ cho: (bố, mẹ, …) … Con/chúng con xin chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con, chư Thiên, chư Thần Linh, thổ địa, đẳng đẳng chư Thần ủng hộ cho gia đình con/chúng con, con/chúng con cũng lại xin vong linh: (bố, mẹ, …) … chứng giám cho tâm thành của con/chúng con mà hoan hỷ cho con/chúng con và phát tâm ủng hộ cho công việc sang cát (bốc mộ), chuyển mộ được hanh thông, viên mãn.

Hôm nay gia đình con/chúng con sắm sửa hương hoa, vật thực thành tâm dâng cúng. Con/chúng con biết chư Phật không thọ thực, nhưng con/chúng con cũng xin thỉnh chư Phật chứng minh cho lòng thành kính của con/chúng con, sau con/chúng con xin dâng cúng vật thực này tới cho chư Thiên, chư Thần Linh. Con/chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con/chúng con xin thỉnh mời và phổ tế tới cho vong linh: (bố, mẹ,…)… cùng tất cả các vong linh ở tại nơi địa cuộc nghĩa trang này.

Nguyện cho các vong linh được nương sự bố thí trong lễ cúng này của con/chúng con mà được thọ thực no đủ.

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đá tha nga đá phả rô chỉ để ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (7 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (7 lần. 1 chuông)

Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần. 3 chuông)

Nguyện cho các vong linh

Được thọ thực no đủ

Nghe kinh giác ngộ Pháp

Sinh lòng kính tín Phật

Nương tựa nơi Tam Bảo

Tu hành cầu thoát khổ

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

(Cúng dường Tam Bảo: Nếu gia đình không phát nguyện cúng dường Tam Bảo, thì không thực hiện phần in nghiêng:

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nhân duyên hôm nay ngày… tháng… năm…, con/chúng con muốn tạ ân đến chư Thiên, chư Thần Linh, nên xin phát nguyện cúng dường Tam Bảo để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tăng phúc phẩm, hộ trì cho con/chúng con cùng các vong linh và con/chúng con muốn cho các vong linh bớt khổ nên con/chúng con thành tâm phát nguyện cúng dường tịnh tài (tiền) để hộ độ cho Tăng chúng tu hành tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với tâm nguyện cho chư Tăng được tứ sự như ý phù hợp với việc tu tập, xây dựng chùa chiền lấy chỗ cho nhân dân Phật tử tu tập và hoằng Pháp để hồi hướng công đức cúng dường của con/chúng con đến chư Thiên, chư Thần Linh, cùng các vong linh.

Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư Thiên, chư Thần Linh tại nơi nghĩa trang…

Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh: (bố, mẹ,…)…

Con/chúng con phát nguyện cúng dường Tam Bảo với số tiền là… để hồi hướng phúc đến cho chư vong linh tại nơi địa cuộc nghĩa trang có duyên trong buổi lễ hôm nay.)

(Tiếp)

Con/chúng con xin lễ Phật và tụng bài kinh Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân, con/chúng con xin chư Phật gia hộ, chư Thiên, chư Thần Linh ủng hộ cho con/chúng con cùng các vong linh được cùng con/chúng con tu tập và hiểu nghĩa lý để tu tâm chuyển hóa nghiệp lực.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

Đảnh Lễ

(Pháp khí: khánh)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ

Tán Pháp

(Khai chuông mõ; pháp khí: mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn

Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp

Nay con nghe thấy vâng gìn giữ

Nguyện hiểu nghĩa chân Đức Thế Tôn.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

Tụng Kinh

Bài kinh (ấn vào tên bài kinh):

Phục Nguyện

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con/chúng con xin đem công đức này, và các công đức tạo lập được trong ngày hôm nay của con/chúng con, hồi hướng cho gia đình con/chúng con được tiêu trừ ác nghiệp, tăng trưởng phúc lành, công việc hanh thông, mạnh khỏe bình an, các sự cát tường, con/chúng con lại nguyện cho vong linh… cùng các vong linh có duyên hôm nay sớm được tu theo chính Pháp của Phật, sớm được siêu thoát. Con/chúng con xin thỉnh mời vong linh: (bố, mẹ,…)… về nhà, cùng con/chúng con nghe kinh, thính Pháp để tăng trưởng phúc lành, đến ngày… tháng… năm… con/chúng con xin được sang cát (bốc mộ), chuyển phần mộ cho: (bố, mẹ,…)… để di chuyển sang…. (tại khu đất đặt mộ mới), con/chúng con xin (bố, mẹ,…)… hoan hỷ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô A Di Đà Phật! (1 chuông. 1 lễ)

Tam Tự Quy

(Pháp khí: khánh)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)

Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)

Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ)

(Khi lễ xong thì hạ lễ, lễ đó dùng để ăn được)

3. Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện lễ cải táng?

Phần tiếp theo của bài viết văn khấn bốc mộ, Thăng Long Đạo Quán xin nói về việc trước khi thực hiện nghi lễ cải táng, gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng đồ lễ cúng cũng như những vật dụng cần thiết trong bốc mộ. Trước tiên, các gia đình cần cúng khấn xin phép gia tiên tại nhà trước khi cải táng. Đồ lễ cúng có thể tùy theo điều kiện của gia đình để chuẩn bị.

– Lễ vật: Gia chủ chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • Bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo, mũ, ủng )
  • Ngựa
  • 1000 vàng hoa màu đỏ
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Trầu cau, rượu, thuốc
  • Đèn nến
  • Gạo muối.

– Mâm cỗ: Mâm cõ cúng khi bốc mộ cải táng không cần quá lỉnh kỉnh. Lễ cúng được coi là để xin phép các vị bề trên, các vị thần cai quản nên tùy vào điều kiện của gia đình mà thực hiện chuẩn bị lễ cúng cho hợp lý.

Gia chủ có thể chuẩn bị bộ Tam sên gồm trứng vịt luộc, thịt lợn luộc và một đĩa tôm. Có thể thêm một vài món như:

  • Xôi đỗ xanh
  • Gà trống luộc nguyên con

Sau khi cải táng, gia chủ có thể chuẩn bị đĩa hoa quả để cúng nơi mộ mới.

Chuẩn bị đồ lễ trước và sau khi cải táng bốc mộ
Chuẩn bị đồ lễ trước và sau khi cải táng bốc mộ

– Đồ dùng: Gia chủ cần chuẩn bị một số đồ dùng cho lễ cải táng như sau: 

  • 1 vuông vải điều
  • 20 tờ trang kim
  • 50 lít nước Vang
  • 2 lít rượu (trắng)
  • 10 khăn mặt mới
  • 2 bàn chải lớn
  • 1 bàn chải nhỏ
  • 3 chiếc chậu to
  • 50 kg củi khô
  • bạt, màn che mưa, gió…

Chú ý, trong quá trình đọc văn khấn bốc mộ, các thành viên trong gia đình nên tập trung đông đủ để cùng đọc với thầy. Mọi người đang đông đủ, càng nhất tâm hồi hướng người thân đã khuất thì nghi lễ càng được thuận lợi.

4. Các bước thực hiện bốc mộ sang cát

Quy trình bốc mộ cải táng gồm rất nhiều giai đoạn và các bước cần thực hiện. Về cơ bản các công việc tiến hành cải táng như sau:

Bước 1: Cúng trước khi cải táng

Bước 2: Đào đất khu vực mộ

Bước 3: Đổ rượu vào nắp quan tài để tẩy rửa âm khí

Bước 4: Mở nắp quan tài và lấy cốt

Chú ý: Nhiều trường hợp gặp hài cốt chưa phân hủy hết, gia chủ cần chuẩn bị thuốc tiêu thịt hoặc dùng xăng đổ để đốt thịt còn sót lại. Sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang hoặc mang toàn bộ đi đến nhà tang lễ để hỏa táng

Văn khấn xin bốc mộ
Văn khấn xin bốc mộ

Bước 5: Kiểm tra các bộ phận hài cốt

Xương phải được kiểm tra cho đủ, không được phép thiếu. Theo dân gian, sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại và bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt chưa được lấy hết, cần phải kiểm tra lại.

Bước 6: Dùng nước Vang để lau rửa sạch xương cốt và tiểu quách, dùng vải sạch thấm khô Cốt.

Bước 7: Xếp các đồng tiền cổ (đồng trinh) vào trong đáy tiểu.

Bước 8: Trải giấy trang kim trong lòng tiểu, để lại khoảng 2-5 tờ trang kim về sau trải lên trên sau khi đã để xương vào. Chú ý, khi dán nên để mặt kim quay vào trong lòng tiểu.

Bước 9: Trải vải áo bọc cốt lên trang kim sau đó xếp cốt thành hình lên vải áo. Lưu ý, thường thì phần đầu tiểu có hình Thọ tròn còn chân có hình Thọ vuông.

Bước 10: Để thất bảo và lá vàng, bạc vào cùng xương cốt, rồi gấp vải áo lại, để hở mặt của cốt.

Bước 11: Đóng nắp Tiểu lại, trùm tấm vải gấm thêu hoa lên Tiểu rồi đặt vào trong Quách.

Bước 12: Sử dụng các nêm gỗ đã chuẩn bị sẵn để cố định chắc chắn Tiểu trong Quách.

Tiểu trong lễ cải táng
Tiểu trong lễ cải táng

Bước 13: Cho đá thạch anh ngũ sắc vào quanh tiểu, khe giữa tiểu và quách. Có thể bớt lại 1/3 số đá Thạch Anh để về sau cho vào trong Huyệt trước khi lấp đất.

Bước 14: Cho hoa cúc khô hoặc nhài khô lên trên rồi đóng nắp Quách lại.

Bước 15: Lấp đất và làm lễ khấn.

Đừng bỏ qua: Bốc mộ kết là gì?

Trên đây là một vài thông tin về bài cúngvăn khấn bốc mộ cải táng Thăng Long Đạo Quán thu thập được và muốn gửi tới quý gia chủ. Hy vọng có thể giúp gia chủ có thể kiến thức trong việc cải táng, bốc mộ.

Tải ứng dụng Thăng Long Đạo Quán của chúng tôi để nhận bản tin phong thủy hàng ngày và tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về phong thủy.

Các bài viết khác liên quan: