Nhắc đến Phong thủy học, không thể không nhắc tới những câu chuyện lưu truyền từ xưa với nhiều kiến thức tuyệt vời về thuật phong thủy mà cũng không kém thần bí. Hãy cùng khám phá những câu chuyện hay về phong thủy với Thăng Long Đạo Quán thông qua bài viết dưới đây nhé! Mời các bạn cùng đón đọc!

1. Những câu chuyện về phong thủy có THẬT hay không?

Từ trước nay, khi nhắc đến những câu chuyện phong thủy thường người ta hay nghĩ rằng chúng sẽ mang những màu sắc tâm linh huyền bí. Dù vậy, trên thực tế phong thủy là một loại tri thức người ta dùng để lựa chọn và xử lý hướng và nơi đặt của phần dương trạch (nhà ở cung điện, chùa chiền, bếp…) và phần âm trạch (lăng, mộ, huyệt táng…). Phong thủy Trung Quốc chính là biểu hiện quan hệ tự nhiên vốn có giữa từ trường trái đất, địa tầng và sức khỏe sinh lý con người. 

Những câu chuyện hay về phong thủy có thật
Những câu chuyện hay về phong thủy có thật

Để có thể kết luận những câu chuyện, lưu truyền từ xa xưa xác thực được bao nhiêu phần trăm thì chắc chắn sẽ cần có sự tham gia của giới khoa học. Tuy nhiên, các sự kiện phong thủy dù được lưu lại bằng hình thức nào chắc chắn phải dựa trên nền tảng lý luận cũng như các phương pháp thực hiện được truyền lại từ xa xưa. 

Các phần tiếp theo của bài viết sẽ giới thiệu cho bạn đọc những câu chuyện phong thủy hay về cách sắp xếp, tìm vị trí từ những nơi xa hoa nhất. Thậm chí, những câu phong thủy chính đằng sau sự phát triển của nhiều thành phố lớn cho chúng ta tầm nhìn xa của những bậc tiền đi trước. 

2. Những câu chuyện hay về phong thủy mộ táng

Mở đầu bài viết những câu chuyện hay về phong thủy đó chính là liên quan đến phong thủy âm trạch, tức chọn địa điểm chôn cất, làm huyệt mộ thời xa xưa. 

2.1. Lăng Tần Thủy Hoàng

Ly Sơn và suối nước nóng cùng với phong cảnh tuyệt đẹp vốn có của nó trong lịch sử cũng là thắng địa du ngoạn của đế vương, tướng sĩ được coi trọng. Lăng tẩm của Tần Thủy Hoàng cũng được xây dựng ngay bên cạnh Ly Sơn. Về lý do ông đã chọn an táng tại chân núi Ly Sơn, Lệ Đạo Nguyên vào thời kỳ Bắc Ngụy đã giải thích như sau:

Tần Thủy Hoàng khởi tạo nơi hậu táng, xây dựng phần mộ ở núi Ly, nổi tiếng nhất ở Lam Điền, âm của nó có nhiều kim loại, dương của nó có nhiều ngọc đẹp. Vị hoàng đế yêu thích danh tiếng đẹp đẽ, vì thế mà đặt mộ ở đây”. Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ của đa số học giả trong giới nghiên cứu. Ngoài ra, việc lựa chọn này còn chịu sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống “dựa núi xây lăng”. Người xưa khi chọn phần đất mồ mả, đặc biệt nhấn mạnh đến môi trường địa lý dựa núi cạnh sông. Mà lăng của Tần Thủy Hoàng, phía Nam dựa vào Ly Sơn, phía Bắc gần sông suối, phía Đông còn có một hồ cá được cải tạo lại, chính là mô phạm điển hình cho yêu cầu “dựa núi gần sông” để tạo lăng. Phía Nam dựa vào núi, hai bên Đông Tây và hướng Bắc có nước bao qua chính là bảo địa phong thủy “dựa nước vây quanh” để xây lăng. 

XEM THÊM:Các đại sư phong thủy nổi tiếng.

2.2. Bí ẩn lăng tẩm của các đế vương đời Đường

Vào đời Đường, ngoài dựng lăng trên đất bằng, đại đa số giai cấp thống trị đều lựa chọn núi làm lăng, tức là đặt mộ thất ở lưng chừng núi, mộ này khó có thể phát hiện. Lấy núi dựng lăng có thể thể hiện rõ nhất khí thế to lớn của vương quyền. Đời Đường có 18 ngôi đế lăng phân bố ở bờ Bắc sông Vị Hà thuộc Quan Trung, phía Bắc đều dựa vào núi lớn. Lăng của Đường Thái Tông nằm ở núi Phượng Hoàng, lăng của Duệ Tông nằm ở núi Phong, lăng của Huyền Tông Thái nằm ở núi Kim Lát, lăng của Túc Tông nằm ở núi Võ Tướng, lăng của Đại Tông nằm ở núi Đàn, lăng của Đức Tông nằm ở núi Ta Nga, lăng của Thuận Tông nằm ở núi Kim Ung, lăng của Hiến Tông nằm ở núi Kim Xí, lăng của Mục Tống nằm ở núi Nghiếu, lắng của Văn Tông nằm ở núi Thiên Nhũ, lăng của Huyền Tông nằm ở núi Chung, lăng của Ý Tông nằm ở núi Tử Kim. Vì thế, mỗi người gối lên một núi, xây dựng nên một quần thể lăng tẩm có quy mô lớn. 

Trường An đổ chí của Lý Hảo Văn đời Nguyên đã ghi chép Đường Chiếu lăng đồ, Đường Túc Tông lăng đồ và Đường Cao Tông lăng đồ và xét từ các tài liệu nghiên cứu khảo cổ, xung quanh các lăng mộ đều có tường thành hình vuông bao quanh, tường thành bốn mặt Đông, Tây, Nam, Bắc phân biệt đặt cửa Thanh long, cửa Bạch hổ, cửa Chu tước, của Huyền vũ. Hơn nữa, môi trường của các phần đất mộ đều đại diện cho môi trường phong thủy điển hình.

2.3 Tục hỏa táng tro cốt

Đại sư phong thủy Lại Bố Y là . người đầy chí khí. Tương truyền Ôn. không đồng ý thay Tần Cối lựa chọn phần đất mồ mả nên đã bỏ đến thành Quảng Châu. Một hôm, Lại Bố Y đi đến một vùng đất hoang sơ, miệng khát không thể nào chịu được, ông nhìn thấy một ngôi nhà, liền đến xin nước uống. Người phụ nữ trong nhà nọ không những mang nước cho Lại Bố Y uống mà còn cho thêm muối vào nước. Thời đó, muối rất đắt, đắt hơn nhiều so với lương thực, Lại Bố Y vô cùng cảm kích. 

Khi nói chuyện, được biết bà là góa phụ có chồng mất sớm, vì nghèo khổ chỉ có thể chọn cách hỏa táng . Sau khi con cái đã trưởng thành, bà muốn tìm cho chồng một ngôi đất tốt để an táng. Lại Bố Y liên quyết định giúp người phụ nữ này. ông đi xem xét xung quanh, phát hiện khung cảnh nơi đây được 5 sao là Liêm trinh, Lộc tồn, Phá quân, Phù bật. Văn khúc tụ tập xung quanh, thuộc kết cấu Vận tài ngũ quỷ nổi tiếng trong phong thủy, mà vị trí bếp của nhà người phụ nữ vừa đúng lại nằm ở nơi huyệt kết. Thế là, ông giúp  bà ta an táng tro cốt của chồng vào đất ấy. Kết quả, người con trai của bà quả nhiên gặp phú quý, trở thành chủ một gia tộc giàu có ở Quảng Đông.

3. Chuyện phong thủy các khu thành Trung Quốc

Trung Quốc được coi là cái nôi ra đời của Phong thủy học. Nơi đây lưu truyền lại những câu chuyện phong thủy hay về vị trí, các sắp xếp nội ngoại các khu thành. Những địa điểm này vốn được tiền nhân bố trí một cách tỉ mỉ bố cục hợp phong thủy để các khu đất đó phát đạt mà vẫn kiên cố. Đáp ứng mục đích quân sự mà vẫn thu hút người dân tới ở. 

3.1. Phong thủy thành Bắc Kinh đời Minh 

Thành Bắc Kinh đời Minh Vận dụng học thuyết Âm dương Bát quái làm nền tảng. Thời đó, thành này hợp thành từ ngoại thành và nội thành. Ngoại thành nằm ở hướng Nam thuộc vị trí Càn, là dương tượng trưng cho trời. Nội thành thuộc Bắc nằm ở vị trí Không là âm, tượng trưng cho đất. Kết hợp trời đất tròn vuông. Càn Khôn chiếu ứng, âm dương hợp đức, ngoại thành hiện lên hình tròn, hơi rộng. Trong khi nội thành lại hiện lên hình vuông, hơi hẹp. Phía Đông Nam của ngoại thành là vị trí Đoài, tượng trưng cho sông, có góc lồi lên. Tây Bắc nội thành ở vị trí Cấn tượng trưng cho núi bên trong hiện lên hình dạng lõm. 

Về bố cục bên trong, nội thành là nơi con người sinh sống vốn nên dương khí đầy đủ nhưng lại thuộc âm. Do số 9 thuộc số dương vì thế nội thành có xây Cửu Đạo thành môn chuyển âm thành dương. Ngoại thành vốn thuộc dương vì thế chỉ dùng số 7 dương nên xây Thất Đạo Thành môn. 

XEM THÊM: Nguồn gốc hình thành phong thủy

Từ Vĩnh Định môn đi qua Chính Dương môn, Tử Cấm Thành đến 2 lầu Chung Cổ, thành Bắc Kinh như một cuộn chỉ thẳng tắp dàu 15 dặm. Lấy nó làm cuộn chỉ, thành Bắc Kinh căn cứ vào Cửu cung để sắp đặt: Phía Nam đặt cung 9, ở giữa đặt cung 5, hướng Bắc đặt cung 1. Mà cung điện của hoàng đế thì đặt vào chính giữa, ẩn ý “Cửu ngũ chí tôn”. 

Ngoài ra, căn cứ vào Cửu cung Bát quái còn sắp đặt 5 đàn là thiên, địa, nhật, nguyệt, xã tắc. Trong đó thiên đàn ở hướng Nam, bên trong ngoại thành hiện lên hình tròn; địa bàn đặt ở hướng Bắc, bên ngoài nội thành hiện lên hình vuông. Nhật bàn đặt ở hướng Đông, bên ngoài nội thành hiện lên hình tròn. Nguyệt đàn đặt ở hướng Tây; bên ngoài nội thành, đàn xã tắc ở chính giữa nội thành. 

3.2. Phong thủy đế đô Tây An 

Từ khi triều Chu dựng đô đến triều Đường diệt vong trải qua hơn 2000 năm lịch sử, có tới 14 triều đại đều lấy Tây An làm đô thành. Ghi chép của sử sách cho thấy ưu thế địa lý “núi sông kiên cố” của nơi này là nguyên nhân quan trọng để các triều đại đặt làm kinh đô. 

Tây An, ở phía Đông gần sông Hoàng Hà. 3 mặt đều được núi bọc quanh có thể tấn công, lui quân về phòng thủ. Đây chính là yếu địa quân sự. 

Ngoài ra, Tây An nằm ở bình nguyên Quang Trung, đất đai màu mỡ, sông ngòi nhiều, khí hậu ôn hòa. Những điều kiện địa lý ưu việt trên đều giúp phát triển nông nghiệp, dân cư từ đó mà tụ tập mà nhiều nơi khác khó có thể so được. 

3.3. Phong thủy thành bát quái Đặc Khắc Tư

Huyện Đặc Khắc Tư ở Tân Cương là thành Bát quái có quy mô lớn nhất Trung Quốc, cũng là thành Bát quái có kiến trúc hoàn chỉnh duy nhất còn được lưu giữ. 

Thành Bát quái sớm nhất của Đặc Khắc Tư là một trong toàn chân thất tử của Đạo giáo thời Nam Tống do Khâu Xứ Cơ bố trí, ông nhận lời mời của Thành Cát Tư Hãn đến thăm Tây vực. Khi đi qua sông Đặc Khắc Tư, ông đã bị hình thế núi sông nơi đây cuốn hút, thế là ông liền bố trí Bát quái thành này. Năm 1936, Bát quái thành này được phát hiện. Người ta đã mất 2 năm để xây dựng, sửa chữa lại. Đường phố trong huyện thành tổ hợp lại thành hình tròn 64 quẻ, 360 hào đều có thể nhìn thấy rõ.

4. Câu chuyện hay về phong thủy gắn liền với các mảnh đất lạ

4.1. Chùa trấn quỷ ở Tây Tạng

Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 của Tây Tạng từng thuật một câu chuyện như sau: Năm đó khi công chúa Văn Thành vào đất Tạng, căn cứ vào 80 loại phương pháp quan sát tính toán Ngũ hành của Trung Nguyên đã phát | hiện ra, địa hình của cao nguyên Tây Vực giống như một nữ quỷ la sát đang | nằm ngửa, trong Phong thủy học, địa hình này gọi là “Quỷ nữ sái thi”, vô cùng hung họa.

Để chiêu sát tránh hung, trấn áp được sát khí của nữ quỷ thì vị công chúa tinh thông phong thủy đã xây một ngôi chùa lớn ở phần tim, đồng thời đặt tượng Thích Ca Mâu Ni để trấn áp. Đặt cung Bố Đạt La trên núi Đỏ để trấn áp tim cốt nữ quỷ. Công chúa Văn Thành còn xây nhiều chùa chiền ở các vị trí vai, khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay của nữ quỷ. 

Ngôi chùa trấn quỷ nổi tiếng ở Tây Tạng
Ngôi chùa trấn quỷ nổi tiếng ở Tây Tạng

Đây chính là “12 ngôi chùa trấn quỷ” nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng. Tại những nơi có phong thủy không tốt khác, công chúa Văn Thành còn cho xây dựng tháp Phật, đại bàng, ốc trắng để cải thiện phong thủy.

Nhờ đó, tương truyền rằng Tây Tạng cũng như Phật giáo ở mảnh đất này ngày càng trở nên hưng vượng. 

XEM THÊM: Phong Thủy Số là gì?

4.2. Ba mảnh đất phong thủy nổi tiếng ở Trung Quốc 

3 mảnh đất quý phong thủy nổi tiếng nhất Trung Quốc gồm:

  • Thứ nhất, Trấn Kỳ Châu, huyện Kỳ Xuân, tỉnh Hồ Bắc, Trấn Kỳ Châu nằm ở phía Nam của núi Đại Biệt bờ Bắc hạ du của sông Trường Giang. Long mạch của núi Đại Biệt phục xuống dưới, sinh động vô cùng, mà nước sông Trường Giang thì quanh co, cuồn cuộn, giống như đại ngọc vắt qua Kỳ Châu, hiện lên thế bao bọc, còn được gọi là Ba Thủy, sông Xuyên Thủy được bao bọc, trở thành “kết cấu nước bao quanh”; tại hướng Tây Bắc phân biệt có núi Đồng Bách và núi Đại Biệt chắn gió Tây Bắc, hình thành nên “kết cấu núi bao quanh”.
  • Thứ hai, huyện Lâm Châu, tỉnh Giang Tây, Huyện Lâm Châu nằm ở phía Tây Nam thành phố Phủ Châu, tỉnh Giang Tây, là nơi giao nhau của nhiều nước. Phía Nam có Cán Giang, Sùng Giang, Phú Giang giống như hình chiếc quạt chụm lại chảy vào Lân Châu, trở thành “kết cấu tụ nước” hiếm có; phía Tây Bắc có mạch núi hình vòng tròn hình thành nên kết cấu “núi nước bao quanh”; ngoài ra, vị trí của hướng Nam Lâm Châu khá xa, còn có núi Vũ Di đứng thẳng, hình thành nên khí trường lớn tụ tập lâu không phân tán.
  • Thứ ba, huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Mảnh đất Nghi Hưng nằm hạ du Trường Giang, được nước sông Trường Giang quanh co ôm lấy, được gọi là “bao bọc hữu tình”; tiếp đó, phía Tây Bắc của Nghi Hưng hình thành nên dòng nước hình cánh quạt như sông Trường Tào, hồ Cách, hồ Trường Đãng, hồ Nam Y, còn có rất nhiều đập chứa nước nhân tạo, những hồ này đã hình thành nên kết cấu nước bao bọc điển hình.

4.3. Ảnh hưởng của phong thủy trong đời sống

Phong thủy ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống ở Trung Quốc, từ văn hóa, xã hội, phong tục. Và kiến trúc cũng không ngoại lệ. Từ cung đình xa hoa cho đến những nơi như thôn xóm từ thời cổ cũng tuân theo sự bài trí của phong thủy. 

  • Điển hình đó chính là Thôn Gia Cát ở thị trấn Chiết, bố cục Cửu cung bát quái có một không hai tại Trung Quốc. Địa thế bao quanh vô cùng phù hợp với mô hình của phái Hình thế: Phía Đông Nam cao, phía Tây Bắc thấp. Lưng dựa vào sơn loan, mặt đối diện với sông nước, thế là “thiên địa”. Bên ngoài bao quanh bởi 8 ngọn núi nhỏ giống phương vị vòng ngoài bát quái. Đường ngõ bên trong thôn ứng với 8 phương, ao linh nằm ở trung tâm thôn vừa vặn như hình vẽ âm dương thái cực. 8 ngõ nhỏ bức xạ ra ngoài, hình thành vòng trong bát quái. 
  • Thôn Tam Liêu do đại sư phong thủy Dương Quân Tùng lập nên. Ông nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, địa hình lòng chảo. Ở giữa có một đỉnh núi đá hình que dài, bên cạnh lòng chảo có cây cối cao lớn, dưới cây có đá lớn hình tròn. Ông tin rằng đây là nơi có phong thủy đẹp, thích hợp cho nhiều đời nhà làm nghề phong thủy định cư. Vậy là thôn Tam Liêu ra đời, nổi tiếng là nơi sản sinh ra các nhân tài, đại sư tinh thông phong thủy sau này. 
  • Kết cấu “Cửu phong chiếu dương” giúp thôn Bùi Bách ở Giang Tây là gọi là “Thôn tể tướng”. Ở đây chứng kiến 59 vị tể tướng, 59 vị đại tướng, 3 hoàng hậu, các quan viên có nguồn gốc từ đây đếm không xuể. 

5. Những câu chuyện hay về phong thủy của các đô thị lớn

5.1. Quảng Châu

Long mạch của Quảng Châu chính là cội nguồn phong thủy tốt của vùng đất này. Hai nhánh mạch của Vân Sơn đều có sinh khí tụ tập tại Quảng Châu. Việt Tú Sơn được gọi là chính mạch, các cơ quan quan trọng của thành phố đa phần đều tập trung tại đây. Sơn mạch của Sấu Cẩu Sơn được gọi là thương mạch, các tòa nhà thương mại và quảng trường mua bán quan trọng đa phần đều tọa lạc ở địa điểm này. Ngũ Sơn, Trà Sơn được gọi là nghĩa mạch, các trường đại học như Đại học Kỹ Thuật Hoa Nam, Đại học Nông Nghiệp Hoa Nam, Đại học Sư phạm Hoa Nam đều tập trung ở khu vực này.

Mà khí của 3 mạch trên, đều tụ tập tại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Châu đó là phía Bắc công viên Đông Hồ. Đương nhiên, những sinh khí này có dây chuyền, đó chính là dầm cầu của Quảng Châu, khí mạch của hai bờ Nam Bắc Quảng Châu là sự thông suốt dưới sự kết nối của những dâm cầu này.

Tương truyền rằng, thời xa xưa Tần Thủy Hoàng từng sai người cắt long mạch ở vùng Mã Yên, Quảng Châu bởi tin rằng nơi xuất hiện “khí thiên tử”. Trong Quảng Châu ký, truyền thuyết này đã được chứng thực, thời cổ đã xuất hiện những dấu ấn cắt núi do vị hoàng đế ra lệnh ở vùng Mã Yên. 

5.2. Ôn Châu

Quách Phác là đại sư phong thủy nổi tiếng trong lịch sử. Thời Tấn, Ôn Châu phải tu sửa quận thành, nếu căn cứ phương thức truyền thống tọa lớn Nam của Trung Quốc thì thành nên được xây dựng ở bờ Bắc ng  u Giang. Thời đó, Quách đang ở Ôn Châu, phát hiện ra thổ nhưỡng của bờ Bắc sông  u Giang nhe thổ nhưỡng của bờ Nam thì nặng, thế là kiến nghị nên dùng Ôn Châu ở bờ Nam của sông Âu Giang,

Quân thành ở bờ Nam của sống  u Giang mà Quách Phác lựa chọn, 4 phía 4 núi bao quanh. So sánh với lý luận phong thủy học, trong đó 4 núi Hoa Chi, Tùng Đài, Hải Đàn, Tây Quách văn giống như phân gầu của sao Bắc đẩu; 3 núi Tích Cốc, Thúy Vi, Nhân Vương vừa vặn giống như cán của sao Bắc đầu, hai bên trái phải là núi Hoàng Thổ. Linh Quan cũng đúng là Tả phù Hữu bật, hình thành nên kết cấu dễ phòng thủ, khó tiến công.

Để đối ứng với 28 vì tinh tú trên trời, trong thành Quách Phác cho đào một chiếc giếng, đồng thời giải quyết việc dùng nước cho bách tính. Không chỉ như vậy, để tránh trường hợp sau khi có chiến tranh sẽ thiếu nước dùng, Quách Phác lại căn cứ vào lý Ngũ hành, lập ra 5 hồ nước trong thành. 5 hồ nước này đều thông với sông Hộ Thành. Sau khi xây dựng xong, Ôn Châu chưa từng bị địch công phá lần nào.

5.3. Hồng Kông 

Có thế giới đều biết đến vị trí Long thủy tốt của Hồng Kông. Các nhà phong thủy xưa nay hết lòng tôn sùng vùng đất này.

Xét từ góc độ phong thủy học, Hồng Kông nằm ở hệ núi Lĩnh Nam, thế núi từ núi Vũ Di đi qua núi La Nhũ kéo dài dằng dặc hình thành nên kết cấu “Cửu long hạ hải” (Chín con rồng xuống biển) trong Tân Giới. Đặc biệt, điêu hiếm có là ở chỗ, chín con rồng này đều khỏe mạnh, cường tráng, sau khi đến Tân Giới thì dừng lại ở huyệt kết.

Như vậy, sinh khí của Hồng Kông vô cùng thịnh vượng. Đảo Hồng Kông vốn đã là kết cấu “Hai con sư tử đang đùa bóng”, mà núi Đại Dữ lại là kết cấu “Phượng hoàng về tổ”. Hai kết cấu này lại hô ứng với nhau, tạo ra ứng vận quy cách giao nhau của âm dương hiếm có, càng ưu việt hóa thêm cho điều kiện phong thủy Hồng Kông, tăng thêm thế vận cho vùng đất này.

6. Lời kết 

Bài viết trên đây đã tổng hợp những câu chuyện phong thủy hay về phong thủy theo dòng lịch sử phát triển của bộ môn khoa học này. Hy vọng khi đọc xong sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong thủy cũng như có những phút giây giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.