Vào ngày mùng 1, ngày 15 hàng tháng, các gia đình thường thắp hương cúng ông Công để bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần này. Bên cạnh mâm lễ, văn khấn thì cách cúng mùng 1, ngày Rằm Thổ Công (ông Địa) cũng rất quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Thăng Long Đạo Quán sẽ giải đáp cho quý bạn về mâm lễ, cách cúng mùng 1 Thổ Công Ông Địa chuẩn phong tục Việt Nam.

1. Ý nghĩa của việc cúng Thổ Công Ông Địa ngày mùng 1 và ngày rằm

Thổ Công hay còn gọi là ông Địa, ông Công, là vị thần đất trông coi nhà cửa, đất đai cho một gia đình. Ông Địa tượng trưng cho 5 vị thần, đó là Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.

Hàng tháng cứ vào ngày mùng 1, hôm rằm là người dân lại chuẩn bị những mâm lễ vật nhỏ để cúng các vị thần linh. Với mong muốn trong tháng mới các vị thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình được bình an, không cho ma quỷ, tà khí xâm nhập. Đồng thời tỏ lòng biết ơn đến các vị thần đất đã che chở cho các thành viên trong gia đình.

Vậy bài văn khấn mùng 1 và cách cúng mùng 1, ngày Rằm Thổ Công, ông Địa như thế nào? Hãy cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Ý nghĩa cúng mùng 1 thổ công
Ý nghĩa Cúng ông địa ngày mùng 1

2. Hướng dẫn cúng mùng 1, ngày Rằm Thổ Công (ông Địa)

2.1. Chuẩn bị đồ cúng cho ông Địa

Tùy vào phong tục của từng gia đình, vùng miền thì sẽ có cách chuẩn bị đồ cúng Thổ Công mùng 1, ngày Rằm khác nhau. Tuy nhiên, mâm lễ truyền thống cúng Thổ Công ngày mùng 1, ngày 15 thường bao gồm:

  • 3 chén rượu.
  • 3 bát chè ngọt.
  • 1 chén nước.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 đĩa bánh, kẹo ngọt.
  • Trầu cau.
  • Một lọ hoa tươi.

Nếu gia đình có nhiều thời gian và điều kiện kinh tế thì có thể chuẩn bị thêm 1 vài món chay hoặc mặn. Tuy nhiên điều nay không phải là bắt buộc nên không có cũng không ảnh hưởng đến lòng thành kính mà bạn muốn dâng lên các vị thần linh. Thông thường, vào Rằm tháng Giêng thì mọi người sẽ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ hơn so với các tháng còn lại. Chi tiết bạn có thể xem tại bài rằm tháng Giêng cúng gì cho ông Địa. Và bạn nên nhớ rằng lễ vật không quan trọng bằng lòng thành tâm của gia chủ.

2.2. Hướng dẫn cách cúng ông Địa rằm mùng 1

Mùng 1, ngày Rằm là ngày cúng Thổ Công, gia tiên với mong muốn nhận được nhiều sự trợ giúp và tỏ lòng thành kính. Nên khi thực hiện cúng bạn cần làm theo các bước dưới đây để không phạm phải những điều đại kỵ:

  • Bước 1: Lau dọn bàn thờ sạch sẽ, sắp xếp đồ cúng gọn gàng lên ban thờ để chuẩn bị tiến hành lễ cúng.
  • Bước 2: Thắp nến, hương theo số lẻ, chắp tay khấn.
  • Bước 3: Sau khi đọc văn khấn, bạn cúi lạy 3 lạy rồi cắm hương lên bát hương.
  • Bước 4: Chờ hương cháy hết 2/3 thì tiến hành hóa vàng. Chờ đến khi hương cháy hết thì có thể tiến hành thụ lộc.

 

 

Cách cúng mùng 1 thổ công
Hướng dẫn cách cúng ông địa ngày mùng 1

Xem thêm bài viết: Cách cúng cô hồn ngày 16 và mùng 2 hàng tháng

3. Văn khấn cúng ông địa ngày mùng 1, ngày Rằm Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Cúi lạy 3 lần)

Văn khấn cúng mùng 1 thổ công
Cúng ông địa ngày mùng 1

4. Lưu ý khi cúng ông địa ngày mùng 1, ngày Rằm

Khi cúng ông Công ngày Rằm mùng 1, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Chỉ nên cúng ông Công vào ban ngày hoặc chiều tối, không nên cúng sau 19h.
  • Nếu kỹ hơn, bạn nên chọn giờ đẹp cúng ông Công.

Xem ngày tốt xấu để chọn giờ đẹp cúng ông Công.

  • Sau khi cúng ông Địa, phải đợi đến khi hết hương mới được hạ lễ.
  • Cần mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ khi cúng ông Công.
  • Lễ cúng mùng 1, ngày Rằm hàng tháng ông Địa không cần cầu kỳ như ngày lễ đầu – cuối năm, quan trọng nhất là lòng thành của gia chủ.
  • Do ông Công là thần tiên nên gia chủ cần lưu ý không cúng vàng mã. Vàng mã chỉ dùng khi cúng gia tiên, vong hồn người âm.
  • Hiện nay một số người thắc mắc cúng ông Công ngày mùng 1, hôm rằm có cần gạo muối không. Cúng hàng tháng thì bạn không cần thiết cúng gạo muối. Chỉ cúng gạo muối Thổ Công, ông Địa khi thực hiện lễ lớn vào ngày 23 tháng Chạp.

Trên đây là chia sẻ của Thăng long Đạo quán về mâm lễ, văn khấn, cách cúng mùng 1, ngày Rằm Thổ Công. Chúc quý vị có một tháng mới may mắn, tràn đầy năng lượng và đừng quên tải ứng dụng Thăng Long Đạo quán trên điện thoại di động, từ đó cập nhật thông tin về phong thủy, phong tục Việt Nam nhanh nhất.

Đồng thời, ứng dụng này còn cho phép người dùng tra cứu các công cụ miễn phí, bao gồm xem ngày, giờ tốt – xấu, xem lá số Bát tự/ Tử vi… Mỗi ngày, gia chủ sẽ được gợi ý những việc nên/ không nên làm, dự đoán về tình duyên, gia đạo, tài lộc, sức khỏe trong ngày.

Tải ngay ứng dụng Thăng Long Đạo quán dành cho dòng máy Android và IOS tại đây: